8h:1 (GMT+7) - Thứ bẩy, 1/04/2023 Theo dõi MXH:

"Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì" (Lc 3,10-18)

Để dạy trẻ theo các giá trị Công giáo

11h:17 (GMT+7) - Thứ sáu, 3/02/2023

Hình: Unsplash/Keren Fedida

ĐỂ DẠY TRẺ THEO CÁC GIÁ TRỊ CÔNG GIÁO

Shannon K. Evans

WHĐ (03.02.2023) - Đã đến lúc chúng ta cần xem xét lại việc nuôi dạy con cái dựa trên sự vâng lời vì có một số điều phù hợp hơn với các giá trị Công giáo.

Hồi đó tôi 22 tuổi, nghiêm túc ngồi hàng ghế trên, với đôi mắt mở to khi lần đầu tiên tôi nghe cha xứ nhắc nhở các bậc cha mẹ trong giáo xứ dạy con cái họ vâng lời “một cách nhanh nhẹn, vui vẻ, và trọn vẹn”. Cha khẳng định rằng khi làm như vậy, bậc cha mẹ sẽ giúp con cái của mình có nhiều khả năng vâng phục ý Chúa hơn khi trưởng thành. Tuy chưa làm mẹ, nhưng với hy vọng một ngày nào đó sẽ có được hạnh phúc này, nên tôi chăm chú lắng nghe và ghi chép cẩn thận bài học của cha xứ.

Nhiều năm sau đó, khi trở thành một người mẹ, tôi đã gặp lại triết lý về sự vâng lời này hầu như trong tất cả các nguồn tài liệu về cách nuôi dạy con cái theo giá trị Kitô giáo mà tôi đã thấy. Giống như những người mới làm cha mẹ, tôi tìm kiếm một công thức đảm bảo sự hạnh phúc, thánh thiện và sức khỏe cho con trai của mình. Bị lấn át trước sức mạnh của tình yêu dành cho con, tôi tuyệt vọng bám víu vào bất cứ thứ gì có thể khiến tôi nghĩ rằng tôi kiểm soát được những gì có thể xảy ra với con. Cuối cùng, câu Kinh Thánh được các cha xứ và giáo viên này trích dẫn dạy rằng: “Hãy dạy đứa trẻ đi con đường nó phải đi, để đến tuổi già, nó vẫn không lìa bỏ” (Cn 22, 6). Tất cả sách vở và những buổi hội thảo đều cho tôi hiểu rằng điều đó có nghĩa là tôi phải dạy con viết vâng lời mình. Nhưng đây là điều mà con trai tôi không hề có.

Tôi không nghĩ chúng tôi là trường hợp bất thường. Tôi đoán là dù con cái họ 2 tuổi hay 22 tuổi, hầu hết các gia đình đều phải chấp nhận sự thật rằng việc nuôi dạy con cái tốt không đảm bảo là sẽ có một kết quả hoàn hảo. Đó là bởi vì trẻ em là con người đích thật—phức tạp và năng động—chứ không phải là người máy, nếu được lập trình chính xác, sẽ trở thành người được đảm bảo hành xử theo một cách nhất định. Tất cả chúng ta đều biết là có những bậc cha mẹ sống đạo rất tốt nhưng vẫn có những đứa con phải vật lộn một cách đau đớn khi trưởng thành. Chúng ta muốn có một công thức hữu hiệu bao nhiêu có thể, nhưng đơn giản là công thức ấy không tồn tại. Vậy thì, liệu việc theo đuổi mục tiêu nuôi dạy con cái như thế có thực sự hiệu quả không? Hoặc liệu có khi nào việc huấn luyện một đứa trẻ biết vâng lời lại là để thuận tiện cho người lớn, hơn là sự thực hành tốt nhất cho đứa trẻ chăng?

Việc khảo sát các mô hình nuôi dạy con cái dựa trên sự vâng lời đưa ra vấn nạn: Phải chăng đỉnh cao hy vọng của chúng ta dành cho con cái là chúng sẽ phục tùng cách mù quáng những người có thẩm quyền? Điều này có vẻ không phải là công thức cho một xã hội lành mạnh hoặc an toàn.

Kể từ lần đầu tiên được nghe giới thiệu về một mô hình vâng lời là “nuôi dạy con cái theo Kitô giáo”, tôi đã nhận nuôi 1 đứa con và sinh 4 đứa con. Sau nhiều năm tìm kiếm con đường làm mẹ của riêng mình, giờ đây tôi nhận ra rằng điều tôi muốn dạy cho con không phải là để chúng vâng lời tôi hay bất kỳ ai khác một cách mù quáng; nhưng là chúng học cách phân định hoạt động của Chúa trong tâm hồn chúng, và trang bị cho chúng biết đưa ra những lựa chọn được bắt nguồn từ khả năng đồng cảm, dấn thân, quan tâm và học hỏi. Tôi muốn bọn trẻ nhận ra khi lương tâm của chúng cho thấy rằng trong trường hợp những người có thẩm quyền thiếu mục tiêu và kỹ năng giải quyết vấn đề thì chúng biết phải làm gì với vấn đề ấy. Tôi luôn tự hỏi, điều gì sẽ xảy ra nếu đây thực sự là ý nghĩa của việc “dạy đứa trẻ đi con đường nó phải đi”? và dạy đứa trẻ nhận ra lương tâm của chính nó?

Là một phụ huynh Công giáo, tôi tin rằng những giá trị này hoàn toàn phù hợp với đức tin của tôi. Trong gia đình, chúng tôi coi trọng giáo huấn xã hội Công giáo và xem đó là cơ sở cho việc chúng tôi hy vọng sống cuộc đời mình như thế nào. Điều này không phải vì lợi ích của các quy tắc như là một mục tiêu của chính nó mà bởi vì chúng tôi tin rằng những giáo huấn Công giáo về tính ưu việt của lương tâm—cũng như về cộng đồng, sự tham gia, và công ích—diễn tả lòng nhân từ của Thiên Chúa đối với các mối tương quan của con người, và làm sao để sống hòa thuận với nhau cách tốt nhất.

Trong bối cảnh gia đình, điều này dường như nhấn mạnh sự hợp tác hơn là sự vâng lời. Rõ ràng là chúng ta không thể cho phép con cái mình tự do quyết định cuộc sống của chúng; vì đôi khi chúng có những lựa chọn gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đến sự phát triển tương ứng, và đến sự an toàn của chúng (và có thể cả sự an toàn của người khác). Nhưng thay vì “đặt ra luật lệ” như một tiếng nói độc đoán từ bên trên, cha mẹ nên để con cái cùng nhau thiết lập các quy tắc của gia đình, như một tập thể. Bằng cách này, mọi người đều thấy có trách nhiệm với nhau.

Trong gia đình, kể cả trẻ em, có thể cùng nhau quyết định những giá trị chung và sau đó lập ra các quy tắc gia đình để mọi người cùng tuân theo những giá trị đó. Ví dụ, ngoài những giá trị rõ ràng về sức khỏe, về sự phát triển não bộ cách thích hợp, và về sự an toàn, trong nhà chúng tôi, mọi người đều đồng ý rằng chúng tôi coi trọng lòng trắc ẩn, và sự tư duy phản biện. Vì vậy, khi ai đó cư xử không theo tiêu chí của lòng trắc ẩn, chúng tôi sẽ dẫn người ấy trở lại với những giá trị mà người ấy đã tuyên bố. Hoặc khi một đứa trẻ tranh luận với người lớn, chúng tôi có thể khuyến khích chúng hình thành một cuộc tranh luận rõ ràng, miễn là phải có sự tôn trọng người khác.

Một người bạn của tôi là nhà thần học, đã từng nói với tôi rằng từ “vâng lời” có nguồn gốc từ tiếng Latinh có nghĩa là “lắng nghe”, cô ấy cho thấy rằng từ “vâng lời” khởi nguyên được sử dụng trong bối cảnh tu dòng của nếp sống đan viện thời cổ xưa. Chúng ta không cam kết vâng lời một cách thiếu suy nghĩ với một nhân vật có thẩm quyền—thậm chí đó là một vị thần linh! Trái lại, chúng ta cam kết lắng nghe nhau, lắng nghe công ích, và lắng nghe hoạt động của Thiên Chúa trong lương tâm của chúng ta.

Rất khó để từ bỏ tư duy về sự vâng lời theo kiểu xưa cũ. Chúng ta càng quen với cách nuôi dạy con theo một cách nào đó thì càng mất nhiều thời gian để thay đổi. Dù thế, chắc chắn là luôn có ân sủng phát triển từ từ, và mọi sự sẽ ổn thôi. Hơn nữa, luôn có đó lời mời đối với sự tự nhận thức một cách lành mạnh khi chúng ta biết tự vấn về mong muốn kiểm soát của mình: Nó đến từ đâu? Nỗi sợ nào nuôi sống nó? Kết quả sẽ là gì?

Thánh Inhaxiô Loyola dạy về những lợi ích thiêng liêng của sự dửng dưng, vốn là một thực hành rất có giá trị đối với các bậc cha mẹ. Dửng dưng không có nghĩa là chúng ta không quan tâm đến con cái, hoặc chúng ta để mình không bị ảnh hưởng về mặt cảm xúc trước lựa chọn của bọn trẻ. Nhưng dửng dưng ở đây đó có nghĩa là chúng ta chấp nhận rằng có những điều vượt ra ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, và rằng có một trí tuệ siêu phàm cao hơn trí tuệ của chúng ta rất nhiều. Lời dạy của thánh Inhaxiô mời gọi chúng ta thành tâm đánh giá những mong muốn, những thất vọng, và cảm xúc của mình mỗi ngày—để thực hành sự không dính bén với những kết quả cụ thể. Khi quyết tâm cởi mở với Chúa Thánh Thần theo cách này, chúng ta được lớn lên trong sự tự do nội tâm và từ đó, cũng biết mời gọi con cái bước vào sự tự do của chính chúng.

Một trong những điều dễ bị tổn thương nhất trong việc nuôi dạy con cái là cách nó phản ánh niềm tin sâu thẳm nhất và thường không được thừa nhận của chúng ta về bản thân. Cách chúng ta đối xử với bản thân sẽ luôn định hình cách chúng ta đối xử với con cái. Sự thất vọng, xấu hổ, và chỉ trích mà chúng ta cảm thấy đối với chính mình sẽ truyền vào các hành vi nuôi dạy con cái của chúng ta. Là những người có đức tin, một phần trong việc chăm sóc đời sống nội tâm của chúng ta chính là chúng ta phải sẵn sàng nhìn vào cái bóng của mình: những phần mà chúng ta đang sợ hãi hoặc bị tổn thương—và có thể chúng đã có từ thời thơ ấu. Tiếp cận những nơi tối tăm của mình với sự dịu dàng và lòng trắc ẩn của Chúa Kitô là điều cần thiết để chúng ta dừng lại việc truyền nỗi đau của chính mình sang con cái.

Trong lãnh vực trị liệu tâm lý, điều này thường được gọi là “nuôi dạy lại đứa trẻ bên trong của bạn”. Ở một khía cạnh nào đó, điều này có lẽ tương tự như lời thúc đẩy của Chúa Giêsu rằng chúng ta phải “sinh lại” (Ga 3, 7). Khi mở lòng mời sự hiện diện của Thiên Chúa vào trong vết thương của mình, chúng ta có thể tìm thấy sự dịu dàng và thương xót đối với bản thân và được chữa lành. Đồng thời, trong tiến trình này, chúng ta mời người khác tham gia vào tiến trình chữa lành của chính họ.

Được như thế, chúng ta có thể mạnh mẽ khẳng định rằng, để “dạy đứa trẻ đi con đường nó phải đi” không phải là chúng ta có thể kiểm soát được kết quả, mà là chúng ta đồng hành cùng với con cái, để mỗi người có thể học phân định, cho chính mình, tiếng nói của tình yêu.

Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: uscatholic.org (08. 12. 2021)

CÁC TIN KHÁC
7 lời khuyên giúp thanh thiếu niên vượt qua nỗi đau
7 lời khuyên giúp thanh thiếu niên vượt qua nỗi đau
Có thể nói, một trong những điều khó vượt qua nhất thời thanh xuân là khi bị tan vỡ mối tình đầu. Nuôi dạy con trong độ tuổi thanh thiếu niên vốn không phải lúc nào cũng dễ dàng. Thêm vào đó, lại là đứa trẻ đang gặp mối đau khổ, thì đó quả là nỗi đau gấp đôi cho cả gia đình.
Chi tiết >>
Đức Thánh Cha mong muốn trẻ vị thành niên được an toàn hơn trong Giáo hội
Đức Thánh Cha mong muốn trẻ vị thành niên được an toàn hơn trong Giáo hội
Đức Thánh Cha gửi sứ điệp đến Hội nghị châu Mỹ Latinh lần thứ hai về ngăn ngừa lạm dụng, đang diễn ra trong những ngày này ở Paraguay, khích lệ các tham dự viên nỗ lực ngăn ngừa lạm dụng tình dục trong Giáo hội, và đảm bảo các biện pháp được tuân thủ để trẻ em và những người lớn dễ bị tổn thương luôn được an toàn.
Chi tiết >>
Giới trẻ giáo hạt Vô Hốt gặp mặt đầu xuân lần thứ I
Giới trẻ giáo hạt Vô Hốt gặp mặt đầu xuân lần thứ I
Nhân dịp đầu xuân Quý Mão, quý cha đặc trách giới trẻ giáo hạt Vô Hốt đã tổ chức buổi gặp mặt cho các bạn giới trẻ trong giáo hạt vào chiều ngày mồng 5 Tết vừa qua tại giáo xứ Sơn Lũy với chủ đề “Giới trẻ cùng chung nhịp bước trên đường Chúa đi”. Đây là cơ hội để các bạn trẻ được gặp gỡ Chúa và gặp gỡ nhau nhân dịp đầu năm mới.
Chi tiết >>
Diễn từ của Đức Thánh Cha dành cho thiếu niên Phong trào Công giáo Tiến hành Ý
Diễn từ của Đức Thánh Cha dành cho thiếu niên Phong trào Công giáo Tiến hành Ý
Sáng ngày 15. 12. 2022, Đức giáo hoàng Phanxicô đã dành cho các bạn trẻ của phong trào Công giáo Tiến hành Ý đến mừng Giáng Sinh buổi tiếp kiến riêng.
Chi tiết >>
Những điểm hội ngộ ngày thứ nhất ĐHGT Giáo tỉnh Hà Nội lần thứ XVIII tại Hưng Hóa
Những điểm hội ngộ ngày thứ nhất ĐHGT Giáo tỉnh Hà Nội lần thứ XVIII tại Hưng Hóa
Ngày hội ngộ thứ nhất trải dài với nhiều hoạt động xuyên suốt từ sáng tới đêm khuya, nhưng chung quy, nội dung đều tập trung hướng người trẻ về ba mối tương quan sau: gặp gỡ anh em, gặp gỡ Thiên Chúa và gặp gỡ chính mình.
Chi tiết >>
Hình ảnh giới trẻ Gp. Phát Diệm tham dự Đại hội Giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội lần XVIII
Hình ảnh giới trẻ Gp. Phát Diệm tham dự Đại hội Giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội lần XVIII
Hình ảnh giới trẻ Gp. Phát Diệm tham dự Đại hội Giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội lần XVIII
Chi tiết >>
Gửi các bạn đi dự Đại hội Giới trẻ miền Bắc 2022
Gửi các bạn đi dự Đại hội Giới trẻ miền Bắc 2022
Theo như thông báo của Ban Tổ chức giáo phận Hưng Hoá, Đại hội Giới trẻ Giáo tỉnh Hà Nội lần thứ XVIII với chủ đề “Hãy đến với vùng ngoại biên” sẽ diễn ta tại trung tâm lễ hội Đền Hùng, từ ngày 25-26/11/2022. Như vậy, sau hai năm tạm hoãn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, những người trẻ trong khắp các giáo phận miền Bắc lại có cơ hội quy tụ bên nhau để sống niềm tin, hoà mình vào sức sống tuổi trẻ và khơi lên thao thức đi ra đến với những vùng ngoại biên. Dường như tất cả đang rất háo hức lên đường, háo hức gặp gỡ. Trước khi lên đường, xin chia sẻ với các bạn đôi điều...
Chi tiết >>
Giáo xứ Tân Mỹ: giao lưu giới trẻ trong hạt
Giáo xứ Tân Mỹ: giao lưu giới trẻ trong hạt
Ngày 20 tháng 11 năm 2022, Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ, Ban mục vụ giới trẻ giáo xứ Tân Mỹ, dưới sự hướng dẫn của Cha chính xứ Phaolô Nguyễn Tất Ứng, đã hân hoan tổ chức buổi gặp mặt giao lưu giới trẻ.
Chi tiết >>
Tòa Giám mục Phát Diệm
75 Phát Diệm Đông – Kim Sơn – Ninh Bình
ĐT: (+84) 229 3862 058 – Fax: (+84) 229 3862 724
Email: tgmpdiem@gmail.com
Ban Truyền thông Phát Diệm
Email: bttphatdiem@gmail.com
Kết nối với chúng tôi
Copyright © 2011-2020 Ban Truyền thông Phát Diệm