21h:33 (GMT+7) - Thứ năm, 23/03/2023 Theo dõi MXH:

"Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì" (Lc 3,10-18)

Linh mục với giáo dân

15h:38 (GMT+7) - Thứ ba, 25/01/2022

Trong tuần tĩnh tâm linh mục, một người anh em cùng lớp với tôi đã tâm sự với tôi rằng nhiều lúc anh cảm thấy mình chẳng làm gì được cho giáo dân. Anh có nhắc lại với tôi câu chuyện Thánh Phaolô đã tự làm việc để nuôi sống bản thân. Còn linh mục chúng ta thì chỉ làm những việc thiêng liêng mà quên hẳn luôn khía cạnh làm việc để có của ăn nuôi sống. Cuối cùng anh bảo tôi lúc nào viết một chút về đề tài này cũng thú vị đấy.

Có lẽ tôi cũng chung quan điểm với anh. Nhiều khi các linh mục về một cộng đoàn giáo xứ với những lời tung hô có cánh ca ngợi chức linh mục. Linh mục là người mang Chúa Kitô đến cho anh em. Linh mục hằng ngày dâng lễ tế lên Thiên Chúa để đền tội mình và đền tội thay cho dân. Linh mục là người giảng Lời Chúa cho giáo dân. Linh mục là người điều hành quản trị để kết nối anh chị em giáo dân với nhau, xây dựng sự hiệp nhất và bình an trong giáo xứ. Linh mục là một Chúa Kitô khác….Có thể nói rằng chúng tôi được ca ngợi và tung hô như những vị thánh. Thế nhưng chúng tôi cũng chỉ là con người với những giới hạn, mong manh và yếu đuối. Những tâm sự của người anh em linh mục không phải không có lý. Tôi chia sẻ với anh chút tâm tình của tôi. Tôi thấy Linh mục chúng tôi nhiều khi thi hành các bổn phận thiêng liêng nhưng lại không có đời sống nội tâm tương xứng. Chúng tôi làm các việc như một cỗ máy vô hồn. Đôi lúc, chúng tôi giống như một công chức làm việc hành chính. Chúng tôi chất lên vai anh em gánh nặng về tiền bạc bởi những công trình xây dựng tốn phí. Chúng tôi tra tấn anh chị em giáo dân bằng những lời không xứng với linh mục trong các bài giảng. Chúng tôi hành xử làm khó dễ anh chị em trong các bí tích nhất là bí tích hôn phối. Tóm lại là chúng tôi không mang lại niềm vui cho anh chị em. Chúng tôi chưa thực sự thương anh chị em giáo dân của mình. Tôi vẫn còn nhớ như in lời của một cha giáo lớn tuổi trong chủng viện. Mỗi lần gặp gỡ chúng tôi bao giờ ngài cũng nói: “khi nào các ông ra trường, các ông nhớ thương giáo dân nhé”.

Phải chăng tôi và anh bạn tôi có cái nhìn hơi bi quan quá về linh mục chăng? Cũng có thể là chúng tôi hơi bi quan. Vẫn còn nhiều linh mục tuyệt vời đem lại niềm vui hạnh phúc cho cộng đoàn mà các ngài hiện diện. Nhưng thực sự, chúng tôi thấy nêu ra vấn đề để chúng tôi biết nhìn lại chính mình mà sám hối. Nếu chúng tôi đã lãnh nhận mọi sự nhưng không thì cũng phải cho đi nhưng không như vậy. Nếu chúng tôi chưa thực sự thương giáo dân, chúng tôi cũng đừng mong người giáo dân thương mình. Gieo cái gì thì sẽ gặt cái đó thôi. Quy luật của cuộc sống luôn là như vậy. Chúng tôi hiện diện ở một cộng đoàn mà không chuyển hoá được những người chúng tôi có trách nhiệm để họ sống vui vẻ hơn, hạnh phúc hơn thì chắc hẳn chúng tôi chưa hoàn thành được sứ mạng Chúa trao.

Sáng nay, sau khi dâng lễ Chúa Nhật cho thiếu nhi xong, tôi vẫn còn trong phòng thánh thì có một bà giáo dân tới gặp tôi. Bà đưa cho tôi một số tiền và nói đây là tiền xin lễ, còn đây là tiền con tạ ơn Chúa và cám ơn cha. Tôi hỏi lại lý do bà tạ ơn Chúa và cám ơn tôi là gì? Bà kể cho tôi rằng bà đã lên xin tôi cầu nguyện cho hai người cháu của bà. Cả hai đều đã được Chúa ban ơn cho. Một người thì xảy ra trục trặc với gia đình nên bỏ đi. Nhưng người đó đã trở về đoàn tụ với gia đình. Còn một người cháu bị nhiễm Covid trong Sài Gòn. Khi bà lên xin tôi cầu nguyện là lúc người đó đang trong giai đoạn nguy kịch. Bà bảo trong phòng có 3 người nguy kịch thì hai người chết còn cháu bà thì được ơn Chúa thương cho sống. Anh năm nay 41 tuổi. Bà nói với tôi rằng nhờ cha cầu nguyện mà Chúa đã nhậm lời. Trong lời nói và ánh mắt của bà, tôi biết bà rất tin tưởng vào lời cầu nguyện của tôi.

Nghe xong tâm sự của bà, thú thực lòng tôi vui mừng vô hạn. Tôi vui không phải vì mình đã làm được một cái gì đó cho cuộc đời này. Tôi vui vì thấy lòng tin của bà thật mạnh mẽ. Có lẽ chính lòng tin của bà mà Chúa thực hiện những điều tốt đẹp cho hai người cháu của bà. Tôi chỉ là một người trung gian, một chất xúc tác để tạo thêm niềm tin cho bà mà thôi. Trong Tin mừng, Chúa đã từng nói: “nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải thôi thì dù anh em có bảo núi này “rời đi khỏi đây, qua bên kia” nó cũng sẽ qua, và sẽ chẳng có gì mà anh em không làm được” (Mt 17,20). Quả thực đã nhiều lần Chúa Giêsu khẳng định lòng tin của con đã cứu con. Chính lòng tin là điều làm nên những phép lạ thực sự trong cuộc sống hằng ngày. Khi trở về quê hương, Chúa đã không thể thực hiện được phép lạ nào bởi vì những người dân quê hương của Chúa không có lòng tin.

Câu chuyện của bà cụ làm cho tôi cảm thấy xác tín hơn vào ơn gọi và sứ mạng của linh mục. Nếu các linh mục chúng tôi chuyên chăm cầu nguyện và có một đời sống nội tâm sâu sắc thì sự hiện diện của chúng tôi luôn là niềm vui cho cộng đoàn. Trái lại, nếu chúng tôi thi hành sứ vụ linh mục như kiểu thế gian thì quả là một thảm hoạ cho cộng đoàn dân Chúa. Tuy nhiên, là con người, chúng tôi vẫn dễ dàng sa ngã phạm tội mất lòng Chúa. Ước gì mỗi lần chúng tôi vấp ngã là mỗi lần chúng tôi thêm mạnh để hoàn toàn tín thác vào lòng thương xót của Chúa. Nhờ vậy, chúng tôi ngày một nên giống Chúa Giêsu mục tử, Đấng luôn yêu thương và săn sóc đàn chiên của mình, Đấng đến để cho chiên được sống và sống dồi dào.

Lm. Giuse Tạ Xuân Hòa

Nguồn tgp Hà Nội

CÁC TIN KHÁC
Thư mục vụ Mùa Chay và Phục Sinh 2023 +TGM Giuse Nguyễn Năng
Thư mục vụ Mùa Chay và Phục Sinh 2023 +TGM Giuse Nguyễn Năng
Thư mục vụ Mùa Chay và Phục Sinh 2023 +TGM Giuse Nguyễn Năng
Chi tiết >>
Tin tức nổi bật về tiến trình thỉnh ý hiệp hành ở Giáo hội Việt Nam
Tin tức nổi bật về tiến trình thỉnh ý hiệp hành ở Giáo hội Việt Nam
Sau đây là một số tin tức nổi bật cho thấy sự tham gia tích cực vào tiến trình thỉnh ý cấp giáo phận cho Thượng Hội đồng của mọi thành phần Dân Chúa tại Giáo hội Việt Nam. Tiến trình này được thực hiện qua các bước: chuẩn bị và khai mạc; tìm hiểu và học hỏi; tổ chức các buổi thỉnh ý và lắng nghe; và cuối cùng là các cuộc hội nghị chia sẻ và đúc kết cấp giáo phận.
Chi tiết >>
Hiệp hành: Ân ban mang niềm hy vọng
Hiệp hành: Ân ban mang niềm hy vọng
Hiệp hành: Ân ban mang niềm hy vọng
Chi tiết >>
Hội nghị Tiền-Thượng Hội đồng Giám mục-cấp giáo phận: cùng nhau lắng nghe
Hội nghị Tiền-Thượng Hội đồng Giám mục-cấp giáo phận: cùng nhau lắng nghe
Hội nghị Tiền-Thượng Hội đồng Giám mục-cấp giáo phận: cùng nhau lắng nghe
Chi tiết >>
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Hiệp Hành - Cốt lõi và tập trung
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Hiệp Hành - Cốt lõi và tập trung
Với thời gian và hoàn cảnh, sẽ mang đến cho thế giới những cái mới, màu sắc mới. Và Giáo hội, trong cuộc đối thoại với thế giới, bằng đôi chân vững vàng về nguồn gốc và trung thành với Truyền thống, sẽ luôn điều chỉnh cuộc sống và cơ cấu thế trần với những điều kiện thay đổi của thời đại. Điều thực sự quan trọng là canh tân não trạng và trái tim của con người. Chúng ta tin rằng ‘Đức Giêsu Kitô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay, và như vậy mãi đến muôn đời’[1]. Chương trình Hiệp hành của Giáo hội tại Đất Nước chúng ta, song hành với sự chuyển đổi nền kinh tế dịch vụ, với áp dụng công nghệ chuyển đổi số. Công nghệ chuyển đổi số, có mục đích hiện đại hóa, tự động hóa sẽ làm chuyển đổi toàn diện, toàn thể và tổng thể trong mọi lãnh vực. Và có như thế, mới đáp ứng nhu cầu tiện nghi, tiện lợi, thoải mái và hiện đại của con người toàn diện. Chúng cũng đòi hỏi phân bổ thời gian cân bằng về thể chất, tinh thần và tâm linh. Sau đây, tôi xin chia sẻ ít điều mục vụ về “Hiệp hành: Cốt lõi và tập trung”.
Chi tiết >>
Noi theo Đức Giáo hoàng Phanxicô: Đối thoại trong Fratelli Tutti
Noi theo Đức Giáo hoàng Phanxicô: Đối thoại trong Fratelli Tutti
Các sự kiện trong năm vừa qua đã chỉ ra một thực tế rằng, chúng ta đang trải qua một thời kỳ chia rẽ sâu sắc cả trong Giáo hội và xã hội. Đức Giáo hoàng Phanxicô, trong Thông điệp Fratelli Tutti mới nhất của ngài, và trong cuốn sách gần đây của ngài, Chúng ta hãy ước mơ, đã thúc giục chúng ta rằng, giữa những sự chia rẽ, hãy tìm kiếm một giải pháp tốt hơn. Chìa khóa trong cách tiếp cận của Đức Giáo hoàng Phanxicô là sự nhìn nhận rằng, khả năng đối thoại giữa các quan điểm là điều cần thiết để tình bác ái xã hội có thể truyền cảm hứng cho “những cách thức mới mẻ để tiếp cận các vấn đề của thế giới ngày nay, nhằm đổi mới sâu sắc các cấu trúc, tổ chức xã hội và hệ thống luật pháp từ bên trong” (Thông điệp Fratelli Tutti, số 183).
Chi tiết >>
Thư Mục vụ Mùa Chay 2022: Từ kinh nghiệm thiêng liêng trong đại dịch đến đời sống mới trong Đức Kitô Phục Sinh
Thư Mục vụ Mùa Chay 2022: Từ kinh nghiệm thiêng liêng trong đại dịch đến đời sống mới trong Đức Kitô Phục Sinh
Tôi hi vọng tất cả các cộng đoàn sẽ dành những cố gắng cần thiết để tiến tới theo con đường của một sự hoán cải mục vụ và truyền giáo, không thể để tình hình tiếp tục như hiện tại. Việc ‘quản trị thuần tuý’ đã trở nên bất cập”
Chi tiết >>
Thư gửi những người thành tâm thiện chí vì Giáo hội Hiệp hành
Thư gửi những người thành tâm thiện chí vì Giáo hội Hiệp hành
Một xã hội mới và một Giáo hội đổi mới. Một Giáo hội đổi mới cho một xã hội mới.
Chi tiết >>
Tòa Giám mục Phát Diệm
75 Phát Diệm Đông – Kim Sơn – Ninh Bình
ĐT: (+84) 229 3862 058 – Fax: (+84) 229 3862 724
Email: tgmpdiem@gmail.com
Ban Truyền thông Phát Diệm
Email: bttphatdiem@gmail.com
Kết nối với chúng tôi
Copyright © 2011-2020 Ban Truyền thông Phát Diệm