11h:14 (GMT+7) - Thứ bẩy, 21/09/2024 Theo dõi MXH:

"Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì" (Lc 3,10-18)

Bài giảng Chúa Nhật III Phục Sinh-Đấng Phục Sinh soi lòng mở trí để họ am hiểu lời Kinh Thánh.

11h:16 (GMT+7) - Thứ bẩy, 13/04/2024

Chúa Nhật III Phục Sinh (B)

Chủ đề :

Đấng Phục Sinh soi lòng mở trí để họ am hiểu lời Kinh Thánh.

Kính thưa quý anh chị em,

Thuở xưa, bằng nhiều cách dưới nhiều hình thức, Thiên Chúa phán dạy qua các tổ phụ, các vị ngôn sứ, nhưng trong thời đại sau hết, tức là trong những ngày này, Người đã dạy dỗ chúng ta qua Người Con, mà Người đặt làm trung gian Giao Ước, để thông truyền ơn cứu chuộc cho cả thế gian.

Sau khi từ cõi chết sống lại, Chúa Giê-su đã hiện ra với các môn đệ, giải thích lời Kinh Thánh, nhằm thuyết phục các ông tin Người đã sống lại.

Biến cố Phục Sinh, không nằm trong phạm trù vật lý, tự nhiên, nhưng thuộc lãnh vực thần thiêng, vì thế, những lần tỏ mình ra đều cho thấy Người không còn phụ thuộc vào thời gian và không gian như trước khi chịu chết.

Sau khi sống lại từ cõi chết, Giê-su cũng vẫn là Ngài trước phục sinh. Những cử chỉ, lời nói, dấu đinh ở tay chân, vết thương nơi cạnh sườn đã ghi tạc vào tâm khảm các tông đồ, nên các ông không thể lầm lẫn Ngài là một nhân vật khác : tất cả đều tin đó là Chúa Giê-su và họ không dám hỏi Ngài thêm điều gì nữa.

Dầu vậy, biến cố Phục Sinh là độc nhất, chưa từng nghe hay nghĩ tưởng đến, nên vẫn gây ra những xôn xao, bàn tán, dao động và sợ hãi, rất cần phải được giải thích, trấn an và thuyết phục.

Hôm nay Đấng Phục Sinh tỏ mình ra thuyết phục môn đệ bằng sự hiện diện, đồng hành, ăn uống và giải thích lời Kinh Thánh chỉ về Người cho họ.

Các môn đệ vui mừng vì xem thấy Chúa, nhất là tin Chúa đã sống lại, vì được truy tầm lời Kinh Thánh do chính Đấng Phục Sinh giải thích cách tường tận và chi tiết.

Bài đọc I, trích sách Tông Đồ Công Vụ, đề cập đến lời rao giảng sơ khởi của thánh Phê-rô.

Nội dung bài giảng truy cập cội nguồn Đấng thiên sai được Thiên Chúa tuyển chọn. Chính các tổ phụ tôn vinh người Tôi Trung đó, nên không có lý do gì, dân Do Thái là con cái các tổ phụ lại chối bỏ Người.

Quả thật, anh em đã bỏ, dứt khoát xin Phi-la-tô giết Người và xin ân xá cho tên sát nhân, nhưng Thiên Chúa đã cho Người sống lại, về điều này, chúng tôi xin làm chứng.

Sở dĩ anh em làm thế, vì tại do tại vô tri, lầm lạc, hành động do không hiểu biết.

Vậy, anh em hãy ăn năn sám hối, xưng thú tội lỗi, trở lại cùng Thiên Chúa, Người thương xóa bỏ mọi tội lỗi, để anh em được ơn giao hòa và hưởng hồng ân cứu độ.

Nghe lời rao giảng, nhiều người đau đớn trong lòng nói với Phê-rô và các Tông Đồ : “Chúng tôi phải làm gì ?” (Cv 2, 37).

Lời rao giảng tông đồng cho kết quả tức thời, rất phong phú : có đến nhiều ngàn người xin gia nhập đạo và chịu phép rửa nhân danh Chúa Giê-su.

Chúng ta cũng phải tự hỏi : kết quả ấy do đâu. Trước hết và trên hết là do ơn Chúa soi sáng, lôi kéo tín đồ tin vào Chúa Giê-su.

Mỗi lần hiện ra với các môn đệ, Chúa Giê-su đồng hành giải thích lời Kinh Thánh, soi lòng mở trí để họ tin và nhờ tin mà được cứu độ.

Hai môn đệ đi làng Emmaus đã thấy hối tiếc vì nhận ra Chúa muộn màng, mãi tới khi Người bẻ bánh trao cho : “Phải chăng lòng chúng ta chẳng cháy bừng lên khi người đi đàng, giải thích lời Kinh Thánh cho chúng ta. Lập tức, họ trỗi dậy trở về Giê-ru-sa-lem thuật lại các việc đã xẩy ra dọc đàng và các ông đã nhận ra Người lúc bẻ bánh như thế nào” (Lc 24, 33 – 35).

Trong bài Tin Mừng, Đấng Phục Sinh tỏ mình ra bằng nhiều cách thức với những cử chỉ thuyết phục : ban bình an, thổi hơi ban thánh thần, bẻ bánh, và cùng ăn uống với môn đệ, cho xem dấu đinh ở tay chân, vết thương ở cạnh sườn... Nhắc cho họ những lời sách thánh ghi chép về Người đều đã ứng nghiệm. Nhất là, Ngài soi lòng mở trí để họ am hiểu những lời Kinh Thánh.

Chúa cần đến họ, Chúa cần mỗi người chúng ta, một khi đã vững vàng đón nhận Tin Mừng Phục Sinh, thì trở nên chứng nhân về sự phục sinh của Ngài : “Chính chúng con là chứng nhân về các điều đó” (Lc 24, 48).

Đó là lý do tại sao Chúa Giê-su dày công tỏ mình ra, soi lòng mở trí các môn đệ am hiểu Kinh Thánh, để họ tin mạnh mẽ Người đã sống lại và cũng để kiên trì, can đảm nên nhân chứng cho người giữa thế gian.

Bài đọc II, trích thư của thánh Gio-an tông đồ, nhấn mạnh chiều kích thực hành đức tin của người môn đệ. Đức tin không hệ tại hình thức bề ngoài, lý thuyết suông, nhưng hệ tại việc làm cụ thể : sống công chính, bình an và hy vọng trong Thánh Thần. Một trong những cách trắc nghiệm đức tin là thực thi thánh ý Chúa, chống lại tội lỗi và sự dữ dưới mọi hình thức.

Đối với Gio-an, tuân giữ giới răn là bằng chứng nhận biết Chúa và thuộc về Ngài. Càng trung thành thực thi ý Chúa, càng chứng tỏ tình yêu của người môn đệ đã đạt tới mức hoàn hảo.

Thưa anh chị em,

Phụng vụ hôm nay mời gọi chúng ta, siêng năng đọc và suy gẫm Lời Chúa, vì chỉ Lời Chúa mới là đường đi, là sự thật và là sự sống. Chắc chắn khi thành tâm, chuyên chăm suy gẫm Lời, Thánh Thần Chúa sẽ soi lòng mở trí để chúng ta cũng thấu hiểu và nhận ra ý Chúa.

Bên cạnh đó, khi bắt đầu làm bất cứ việc gì, anh chị em hãy cầu nguyện và hỏi Chúa như thánh Tông Đồ xưa : Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì ?

Thực hành những điều đó, chúng ta làm phải và bình an của Chúa sẽ ở cùng chúng ta.

Xin Chúa thương nâng đỡ và chúc lành cho cộng đoàn chúng ta đang cử hành mầu nhiệm Chúa Phục Sinh hôm nay. Amen !

      

 

 

Lm. Giuse Phạm Ngọc Khuê
CÁC TIN KHÁC
Bài giảng Chúa Nhật XXIV Thường Niên-Lòng cậy trông không làm chúng ta thất vọng
Bài giảng Chúa Nhật XXIV Thường Niên-Lòng cậy trông không làm chúng ta thất vọng
Bài giảng Chúa Nhật XXIV Thường Niên-Lòng cậy trông không làm chúng ta thất vọng
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XXIII Thường Niên-“Ép-pha-tha” : Hãy mở ra !
Bài giảng Chúa Nhật XXIII Thường Niên-“Ép-pha-tha” : Hãy mở ra !
Bài giảng Chúa Nhật XXIII Thường Niên-“Ép-pha-tha” : Hãy mở ra !
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XXII Thường Niên-Đức tin : Sự kết hợp hài hòa giữa lắng nghe và thực hành Lời Chúa
Bài giảng Chúa Nhật XXII Thường Niên-Đức tin : Sự kết hợp hài hòa giữa lắng nghe và thực hành Lời Chúa
Bài giảng Chúa Nhật XXII Thường Niên-Đức tin : Sự kết hợp hài hòa giữa lắng nghe và thực hành Lời Chúa
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XXI Thường Niên-Đức tin : ơn Chúa ban, nhưng luôn cần được nuôi dưỡng
Bài giảng Chúa Nhật XXI Thường Niên-Đức tin : ơn Chúa ban, nhưng luôn cần được nuôi dưỡng
Bài giảng Chúa Nhật XXI Thường Niên-Đức tin : ơn Chúa ban, nhưng luôn cần được nuôi dưỡng
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XX Thường Niên-Thiên Chúa ban “Đức” khôn ngoan để thế gian được sống
Bài giảng Chúa Nhật XX Thường Niên-Thiên Chúa ban “Đức” khôn ngoan để thế gian được sống
Bài giảng Chúa Nhật XX Thường Niên-Thiên Chúa ban “Đức” khôn ngoan để thế gian được sống
Chi tiết >>
Bài giảng Đức Thánh Cha - Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (15/8)
Bài giảng Đức Thánh Cha - Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (15/8)
Đây là những bài giảng và huấn dụ của Đức Thánh Cha trong các thánh lễ và các buổi đọc kinh Truyền tin với các tín hữu vào Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (15/8).
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XIX Thường Niên-Hãy phó thác đường đời cho Chúa, Người lo cho anh em
Bài giảng Chúa Nhật XIX Thường Niên-Hãy phó thác đường đời cho Chúa, Người lo cho anh em
Bài giảng Chúa Nhật XIX Thường Niên-Hãy phó thác đường đời cho Chúa, Người lo cho anh em
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XVII Thường Niên-Giê-su : Tấm bánh hiệp thông bẻ ra vì sự sống trần gian
Bài giảng Chúa Nhật XVII Thường Niên-Giê-su : Tấm bánh hiệp thông bẻ ra vì sự sống trần gian
Bài giảng Chúa Nhật XVII Thường Niên-Giê-su : Tấm bánh hiệp thông bẻ ra vì sự sống trần gian
Chi tiết >>
Tòa Giám mục Phát Diệm
75 Phát Diệm Đông – Kim Sơn – Ninh Bình
ĐT: (+84) 229 3862 058 – Fax: (+84) 229 3862 724
Email: tgmpdiem@gmail.com
Ban Truyền thông Phát Diệm
Email: bttphatdiem@gmail.com
Kết nối với chúng tôi
Copyright © 2011-2020 Ban Truyền thông Phát Diệm