8h:0 (GMT+7) - Chủ nhật, 6/10/2024 Theo dõi MXH:

"Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì" (Lc 3,10-18)

Bài giảng Chúa Nhật III Thường Niên-Giê-su, Người cảnh báo trong chân lý

10h:26 (GMT+7) - Thứ bẩy, 20/01/2024

 

Chúa Nhật III Thường Niên (B)

Chủ đề :

Giê-su, Người cảnh báo trong chân lý.

Kính thưa quý anh chị em,

Sống trong một thế giới có nhiều biến động tiềm ẩn đe dọa, con người cần phải cảnh giác và giúp nhau cảnh giác để hạn chế những rủi ro.

Người và nhiệm vụ cảnh báo luôn được đặt lên hàng đầu. Họ là những người canh giữ sự bình yên, thức cho người khác ngủ. Họ đáng được kính trọng, tôn vinh !

Kinh Thánh nói nhiều đến những người canh gác nhà Israel, đó là các ngôn sứ được sai đến với cộng đoàn. Nhiệm vụ của họ cảnh báo dân về những sai lầm, bất công, vi phạm giao ước với Thiên Chúa và mời gọi dân hoán cải, canh tân trở về để được Chúa thứ tha và chúc phúc.

Các ngôn sứ đóng vai trò người cảnh báo trong chân lý.

Phụng vụ Lời Chúa hôm nay phác họa chân dung Chúa Giê-su, Đấng cảnh báo có thẩm quyền : sửa sai, dạy dỗ, hướng dẫn con người bước đi trong chân lý để được sống và sống dồi dào.

Chân dung Giê-su dần được phác họa qua những nhân vật được sai đến suốt dòng lịch sử cứu độ : “Thuở xưa nhiều lần, nhiều cách, Thiên Chúa phán dạy cha ông qua các ngôn sứ, vào thời sau hết, tức là những ngày này, Người đã nói với chúng ta qua Người Con” (Dt 1, 1).

Bài đọc I, trích sách ngôn sứ Giô-na, kể việc Chúa sai ông đến với dân thành Ninivê, cảnh báo tai họa sắp xảy ra.

Mục đích : kêu gọi dân hoán cải, canh tân để được cứu thoát. Cảnh báo của ngôn sứ đặt nền tảng trên tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa.

Thật và rất thật, Chúa không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn, sám hối và được sống.

Câu chuyện ngôn sứ Giô-na cho một cái kết rất có hậu : “Chúa bỏ ý định phạt họ” (Gn 1, 10) : Chúa vui và dân cũng vui, vì tất cả đều hội ngộ trong “tình yêu và sự sống”.

Con đường hòa giải phải bắt đầu bằng sự cảnh báo. Chúa đi bước trước nhắc dân nhận ra tình trạng yếu đuối, tội lỗi. Về phía dân phải biết lắng nghe và dốc lòng hoán cải mới có thể nhận được lòng xót thương.

Câu chuyện Ninivê là bài học hữu ích cho mỗi người trong hành trình đức tin. Chúng ta được nhắc nhở hằng ngày khi nghe Lời Chúa, vấn đề là có sẵn lòng mở lòng đón nhận lời nhắc nhở, cảnh báo hay không.

Ngôn sứ Giô-na là hình ảnh tiền trưng của Chúa Giê-su, Đấng cảnh báo có thẩm quyền : không vị nể con người, nhưng cứ đường lối Chúa mà đi.

Trong bài Tin Mừng, Giê-su hối thúc con người mau hoán cải, vì thời giờ đã mãn và Nước Thiên Chúa đã đến gần.

Thời giờ đã mãn, nghĩa là đã được ấn định cụ thể, không mau hoán cải canh tân sẽ bị bỏ lỡ cơ hội chiếm hữu Nước Trời.

Thời giờ đã mãn còn có nghĩa một lượng lớn nhân loại chưa được nghe loan báo Tin Mừng. Chúa Giê-su đặc biệt lưu tâm tuyển chọn môn đệ cộng tác : “Hãy theo Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi thành những kẻ lưới người như lưới cá” (Mc 1, 17).

Thưa anh chị em,

Nhiệm vụ cảnh báo là rất cần, nhưng nghe và thực hành việc cảnh báo cũng cần như vậy, vì nếu khi nghe “Lời” mà chỉ để ngoài tai, thì chẳng đem lại lợi ích gì, nó như hạt giống bị gieo vãi bên vệ đường, lập tức bị chim trời ăn mất.

Nghe và thực hành lời đã nghe mới là kẻ khôn ngoan, xây nhà trên đá : mưa sa, gió thổi, sóng vỗ... nhà đó không hề hấn, vì xây trên nền đá vững vàng.

Thánh Phao-lô, trong bài đọc II, lưu ý cộng đoàn hãy luôn sống trong sự tỉnh thức và luôn coi mọi sự trên thế gian này chỉ có tính tương đối, luôn thay đổi. Nó chỉ được tính bằng một khoảng thời gian vắn vỏi.

Vậy phải làm sao ? Thánh Tông đồ khuyên : anh em đừng bám víu, đừng gắn bó với nó như mục đích tối hậu, một hãy biết sử dụng nó như phương tiện Chúa ban.

Đừng quá gắn bó, chỉ lo thu tích, nhưng phải biết buông bỏ, để tâm hồn được thanh thản, siêu thoát, luôn gắn bó với của cải tồn tại muôn đời. Của cải đó là tình yêu và sự sống, công chính thánh thiện, tình liên đới hiệp thông, tinh thần bác ái sẻ chia...

Chuyện kể rằng :

Có một ông vua, vùng Trung Đông, luôn cảm thấy bất an, vì thấy ngai vàng không được bền vững. Vua cho triệu các thợ kim hoàn khắp vương quốc, lệnh cho họ phải làm cho mình một vật, mà khi vui nhìn vào nó thì thấy buồn, con khi buồn chán, thất vọng, nhìn vào nó lại thấy vui.

Thật là một việc làm khó. Tuy nhiên có một người thợ khi qua cửa tiệm của một thợ cầm đồ, đọc được bảng quảng cáo : “Toto Passa”. Suy nghĩ dòng chữ, anh nảy ra ý tưởng, gò một chiếc nhẫn vàng với dòng chữ “toto passa” khắc chìm trên nhẫn. Anh dâng nhẫn cho nhà vua và giải thích : “Chiếc nhẫn này đáp ứng được yêu cầu của vua, vì khi được bình an mọi sự, nhìn vào đó vua sẽ buồn, vì thấy tất cả những thứ đó rồi sẽ qua đi ; còn khi vua gặp hoạn nạn, nhìn vào nó vua sẽ tự an ủi : rồi sẽ qua đi, niềm vui, hạnh phúc, sẽ trở lại, vua sẽ chứa chan niềm vui và hy vọng”.

Mọi sự sẽ qua đi là chìa khóa cho ta niềm vui và nỗi buồn. Vấn đề còn lại là biết chọn lựa, sống thế nào cho đúng để đáng được ơn chúc lành của trời…

Hiểu thấu đáo chân lý này, chúng ta sẽ biết biện phân mọi thực tại trần gian, và gắn bó với những của cải bền vững Trên Trời.

Thưa anh chị em,

Giáo huấn Lời Chúa mời gọi chúng ta luôn tỉnh thức nhận ra tiếng Chúa trong mọi biến cố cuộc đời. Mọi biến cố đều là lời nhắc nhở, cảnh báo, ra hiệu chúng ta đến với Chúa : dầu ăn, dầu uống hay làm bất cứ việc gì, chúng ta làm vì vinh danh Chúa. Điều đó ích lợi cho phần rỗi. Tập đọc ý Chúa qua những biến cố vui, buồn, đau yếu, bệnh tất, tang chế. Tất cả đều có thể dạy khôn và sinh ích lợi cho kẻ có lòng yêu mến Chúa.

Cũng phải luôn tâm niệm như thánh Phao-lô về bổn phận bác ái đối với anh chị em. Bác ái trong sửa lỗi cho nhau. Bác ái trong tình hiệp thông liên đới. Bác ái trong sự sẵn lòng tha thứ cho nhau. Bác ái trong tinh thần quảng đại luôn biết chia vui cùng lòng chân thật.

Thực hành những điều đó, chúng ta làm phải. Thiên Chúa “tình yêu và sự sống” sẽ ở  cùng chúng ta luôn mãi.

Lạy Chúa Giê-su, xin ở lại với chúng con. Xin dạy dỗ bảo ban vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe. Có Chúa chúng con sẽ được an vui hạnh phúc bây giờ và luôn mãi. Amen !

Lm. Giuse Phạm Ngọc Khuê
CÁC TIN KHÁC
Bài giảng Chúa Nhật XXVII Thường Niên-Con người mới được sinh ra từ cạnh sườn Đức Giê-su, Adam mới.
Bài giảng Chúa Nhật XXVII Thường Niên-Con người mới được sinh ra từ cạnh sườn Đức Giê-su, Adam mới.
Bài giảng Chúa Nhật XXVII Thường Niên-Con người mới được sinh ra từ cạnh sườn Đức Giê-su, Adam mới.
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XXVI Thường Niên-Thiên Chúa không thiên tư tây vị, ai sống công chính được Người đón nhận
Bài giảng Chúa Nhật XXVI Thường Niên-Thiên Chúa không thiên tư tây vị, ai sống công chính được Người đón nhận
Bài giảng Chúa Nhật XXVI Thường Niên-Thiên Chúa không thiên tư tây vị, ai sống công chính được Người đón nhận
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XXV Thường Niên-Sự thật sẽ giải phóng anh em (Jn 8, 32)
Bài giảng Chúa Nhật XXV Thường Niên-Sự thật sẽ giải phóng anh em (Jn 8, 32)
Bài giảng Chúa Nhật XXV Thường Niên-Sự thật sẽ giải phóng anh em (Jn 8, 32)
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XXIV Thường Niên-Lòng cậy trông không làm chúng ta thất vọng
Bài giảng Chúa Nhật XXIV Thường Niên-Lòng cậy trông không làm chúng ta thất vọng
Bài giảng Chúa Nhật XXIV Thường Niên-Lòng cậy trông không làm chúng ta thất vọng
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XXIII Thường Niên-“Ép-pha-tha” : Hãy mở ra !
Bài giảng Chúa Nhật XXIII Thường Niên-“Ép-pha-tha” : Hãy mở ra !
Bài giảng Chúa Nhật XXIII Thường Niên-“Ép-pha-tha” : Hãy mở ra !
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XXII Thường Niên-Đức tin : Sự kết hợp hài hòa giữa lắng nghe và thực hành Lời Chúa
Bài giảng Chúa Nhật XXII Thường Niên-Đức tin : Sự kết hợp hài hòa giữa lắng nghe và thực hành Lời Chúa
Bài giảng Chúa Nhật XXII Thường Niên-Đức tin : Sự kết hợp hài hòa giữa lắng nghe và thực hành Lời Chúa
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XXI Thường Niên-Đức tin : ơn Chúa ban, nhưng luôn cần được nuôi dưỡng
Bài giảng Chúa Nhật XXI Thường Niên-Đức tin : ơn Chúa ban, nhưng luôn cần được nuôi dưỡng
Bài giảng Chúa Nhật XXI Thường Niên-Đức tin : ơn Chúa ban, nhưng luôn cần được nuôi dưỡng
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XX Thường Niên-Thiên Chúa ban “Đức” khôn ngoan để thế gian được sống
Bài giảng Chúa Nhật XX Thường Niên-Thiên Chúa ban “Đức” khôn ngoan để thế gian được sống
Bài giảng Chúa Nhật XX Thường Niên-Thiên Chúa ban “Đức” khôn ngoan để thế gian được sống
Chi tiết >>
Tòa Giám mục Phát Diệm
75 Phát Diệm Đông – Kim Sơn – Ninh Bình
ĐT: (+84) 229 3862 058 – Fax: (+84) 229 3862 724
Email: tgmpdiem@gmail.com
Ban Truyền thông Phát Diệm
Email: bttphatdiem@gmail.com
Kết nối với chúng tôi
Copyright © 2011-2020 Ban Truyền thông Phát Diệm