0h:56 (GMT+7) - Thứ hai, 11/11/2024 Theo dõi MXH:

"Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì" (Lc 3,10-18)

Bài giảng Chúa Nhật XII Thường Niên-Giê-su thực thi quyền lực yêu thương để cứu chuộc thế gian

19h:34 (GMT+7) - Thứ bẩy, 22/06/2024

Chúa Nhật XII Thường Niên (B)

Chủ đề :

Giê-su thực thi quyền lực yêu thương để cứu chuộc thế gian.

Kính thưa quý anh chị em,

Đại dịch Covid-19 tấn công nước Ý, rất nhiều bệnh nhân nhờ máy trợ thở được cứu sống.

Báo Tuổi Trẻ đưa tin : cha Giuseppe Berardelli (72 tuổi) bị nhiễm bệnh, phải dùng đến máy trợ thở. Cạnh giường bệnh của cha, một thanh niên bị bệnh cũng đang trong tình trạng nguy kịch và rất cần máy trợ thở, nếu không có máy trợ thở, bệnh nhân sẽ chết vì phổi đang bị đông đặc.

Cha yêu cầu được nhường máy trợ thở cho thanh niên đó. Các bác sỹ không dám quyết định, nhưng vì sự cương quyết của cha, họ đã lấy máy cha đang thở đặt cho anh thanh niên và anh được cứu sống.

Phổi của cha bắt đầu bị đông đặc, sau 3 ngày, cha đã tắt thở trong bình an. Tin này được loan đi, và mọi người cảm phục tinh thần hy sinh cao cả, cha đã vui lòng chịu chết để cứu sống người anh em.

Cha Giuseppe đã thực thi quyền lực của tình yêu để cứu sống người anh em. Quyền lực yêu thương đó chắc chắn phải phát xuất từ Thiên Chúa, cội nguồn của tình yêu và sự sống. Trong quyền lực này, Thiên Chúa đã thực hiện những công trình kỳ diệu : cứu độ/ban sự sống thật cho nhân loại.

Phụng vụ Lời Chúa hôm nay mạc khải cách thức Thiên Chúa thực thi quyền lực yêu thương để cứu chuộc thế gian.

Bài đọc I, trích sách ông Gióp, diễn tả cách thức Thiên Chúa điều khiển sức mạnh thiên nhiên theo một lộ trình, mục đích rõ ràng, nhằm kích thích, tăng trưởng sự sống.

Suy cho cùng mọi biến chuyển tự nhiên, vòng tuần hoàn tạo ra thời tiết, cốt để giải phóng năng lượng và cân bằng sinh thái, tạo sự hài hòa để sự sống phát triển trong một môi trường hoàn hảo nhất.

Khi chiêm ngắm thiên nhiên và những quy luật chứa đựng trong đó, con người phải nhận ra được sự kỳ diệu, lạ lùng, tốt đẹp Thiên Chúa thực hiện.

Vậy nên, công trình sáng tạo tự thần là “tốt đẹp” và “quá đỗi tốt đẹp” Chúa đã làm vì yêu thương thế gian.

Bài học rút ra từ sách Gióp đó là : Thiên Chúa không làm ra sự dữ, cũng không vui khi con người phải khốn khổ, lầm than, nhưng trong mọi sự đều có thể sinh ích lợi cho kẻ vững lòng trông cậy nơi Chúa.

Bài Tin Mừng vừa tuyên đọc kể câu chuyện vượt biển của các tông đồ. Thuyền của họ bị cuồng phong xô đẩy, nguy cơ bị nhấn chìm, mọi người sợ hãi. Trong khi đó, Chúa Giê-su vẫn tựa đầu phía lái thuyền ngủ ngon, sâu giấc. Các môn đệ phải đánh thức, cầu xin sự trợ giúp. Giê-su chỗi dậy, đe gió và biển : “Im đi, câm đi” (Mc 4, 39). Gió liền tắt và biển lặng như tờ (Mc 4, 39).

Kể câu chuyện này, Marco muốn gởi tới độc giả bài học nào ?

Biển, theo quan niệm Kinh Thánh, là nơi ở của ma quỷ, là sức mạnh của sự dữ. Cũng theo Marco, khi chữa lành người bị quỷ ám ở Ghê-ra-sa, Chúa cho phép quỷ dữ nhập vào đàn heo hai ngàn con. Tất cả lao xuống biển mà chết (cf. Mc 5, 1-20).

Thuyền các Tông Đồ tượng trưng cho Hội Thánh vượt biển thế gian về quê “Trời” bị ma quỷ và thế lực sự dữ bách hại dữ dằn bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, hiểm độc, nhằm nhấn chìm con thuyền nhỏ bé giữa đại dương.

Chúa ngủ trên thuyền ám chỉ sự chết trên thánh giá, nhưng ngày thứ ba, Chúa sống lại, trỗi dậy từ trong kẻ chết. Giê-su phục sinh đã quy tụ mọi quyền năng trên trời dưới đất, khiến mọi loài phải run sợ, mọi gối phải bái thờ và mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng Giê-su là Chúa, để Thiên Chúa được tôn vinh.

Bài Tin Mừng là bản tuyên xưng đức tin của cộng đoàn vào Chúa Giê-su, Đấng đã chết và đã sống lại, thi thố quyền năng Thiên Chúa nhằm cứu độ những kẻ tin.

Giê-su thực thi quyền lực trong yêu thương sự sống là dấu chỉ trọng đại : triều đại Nước Thiên Chúa đang ở giữa chúng ta.

Thánh Phao-lô, trong bài đọc II, ca ngợi Đức Kitô dùng quyền năng yêu thương mà cứu độ thế gian.

Phao-lô tìm ra cội rễ của sự chết là tội. Mọi người đã phạm tội nên phải chết. Giê-su, Đấng vô tội, liên đới với con người, đón nhận cái chết trong sự vâng phục tuyệt đối và trọn vẹn.

Cha đã phục sinh Người từ trong cõi chết, đặt làm Chúa kẻ sống và kẻ chết. Người đã ban sự sống đời đời cho tất cả những ai tùng phục Người.

Như vậy, quyền năng yêu thương của Chúa Giê-su là vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá, cái mà thế gian coi là điên rồ, yếu đuối, đối với chúng ta lại là quyền năng tuyệt đối Chúa dùng để cứu độ thế gian.

Con đường cứu độ Giê-su là con đường độc nhất. Ai muốn cùng Chúa cứu thế giới phải chấp nhận vác thập giá mình hàng ngày mà theo Chúa. Đó là sử dụng quyền năng yêu thương, dịu dàng, hiền lành, khiêm tốn. Đó là học biết và sống như Giê-su, nên đồng hình, đồng dạng với Chúa. Thánh Phao-lô gọi là ở lại trong Chúa : “Ai ở lại trong Đức Kitô đều là thụ tạo mới. Cái cũ đã qua và cái mới đã đây rồi” (1Cr 5, 17).

Thưa anh chị em,

Ở lại trong Chúa là sống tâm tư của Chúa, để có cái nhìn và hành động như Người. Phải dứt khoát loại trừ óc bè phái cực đoan, chia rẽ, thù oán, gây tổn thương tình liên đới hiệp thông.

Quyết tâm hành động theo sự thật, theo Tin Mừng : “Có thì nói có, không thì nói không” (Mt 5, 37). Mỗi người hãy cố gắng sống hiền lành, nhẫn nại, giữ gìn mối dây đoàn kết hiệp nhất, yêu thương chân nhau chân thành. Đó là sức mạnh của tình yêu có thể biến đổi chính mình và kẻ khác. Đó cũng là cách thu tích của cải thiêng liêng để lại cho cộng đoàn, hương thơm cuộc đời để lại cho con, cháu.

Xin Chúa thương nâng đỡ và chúc lành cho cộng đoàn chúng ta. Amen.

 

Lm. Giuse Phạm Ngọc Khuê
CÁC TIN KHÁC
Bài giảng Chúa nhật XXXII TN B Giêsu-Người hiền được Chúa ban ơn cứu độ
Bài giảng Chúa nhật XXXII TN B Giêsu-Người hiền được Chúa ban ơn cứu độ
Bài giảng Chúa nhật XXXII TN B Giêsu-Người hiền được Chúa ban ơn cứu độ
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XXXI Thường Niên-Yêu thương là chu toàn lề luật (Rm 13, 10)
Bài giảng Chúa Nhật XXXI Thường Niên-Yêu thương là chu toàn lề luật (Rm 13, 10)
Bài giảng Chúa Nhật XXXI Thường Niên-Yêu thương là chu toàn lề luật (Rm 13, 10)
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XXX Thường Niên-Thiên Chúa giải phóng con người khỏi sự dữ cách triệt để và toàn diện
Bài giảng Chúa Nhật XXX Thường Niên-Thiên Chúa giải phóng con người khỏi sự dữ cách triệt để và toàn diện
Bài giảng Chúa Nhật XXX Thường Niên-Thiên Chúa giải phóng con người khỏi sự dữ cách triệt để và toàn diện
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XXIX Thường Niên-Thập giá Đức Kitô : Hy tế tuyệt hảo tôn vinh Thiên Chúa và cứu chuộc thế gian
Bài giảng Chúa Nhật XXIX Thường Niên-Thập giá Đức Kitô : Hy tế tuyệt hảo tôn vinh Thiên Chúa và cứu chuộc thế gian
Bài giảng Chúa Nhật XXIX Thường Niên-Thập giá Đức Kitô : Hy tế tuyệt hảo tôn vinh Thiên Chúa và cứu chuộc thế gian
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XXVIII Thường Niên-Chúa Giê-su, Đấng khôn ngoan Thiên Chúa ở giữa loài người
Bài giảng Chúa Nhật XXVIII Thường Niên-Chúa Giê-su, Đấng khôn ngoan Thiên Chúa ở giữa loài người
Bài giảng Chúa Nhật XXVIII Thường Niên-Chúa Giê-su, Đấng khôn ngoan Thiên Chúa ở giữa loài người
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XXVII Thường Niên-Con người mới được sinh ra từ cạnh sườn Đức Giê-su, Adam mới.
Bài giảng Chúa Nhật XXVII Thường Niên-Con người mới được sinh ra từ cạnh sườn Đức Giê-su, Adam mới.
Bài giảng Chúa Nhật XXVII Thường Niên-Con người mới được sinh ra từ cạnh sườn Đức Giê-su, Adam mới.
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XXVI Thường Niên-Thiên Chúa không thiên tư tây vị, ai sống công chính được Người đón nhận
Bài giảng Chúa Nhật XXVI Thường Niên-Thiên Chúa không thiên tư tây vị, ai sống công chính được Người đón nhận
Bài giảng Chúa Nhật XXVI Thường Niên-Thiên Chúa không thiên tư tây vị, ai sống công chính được Người đón nhận
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XXV Thường Niên-Sự thật sẽ giải phóng anh em (Jn 8, 32)
Bài giảng Chúa Nhật XXV Thường Niên-Sự thật sẽ giải phóng anh em (Jn 8, 32)
Bài giảng Chúa Nhật XXV Thường Niên-Sự thật sẽ giải phóng anh em (Jn 8, 32)
Chi tiết >>
Tòa Giám mục Phát Diệm
75 Phát Diệm Đông – Kim Sơn – Ninh Bình
ĐT: (+84) 229 3862 058 – Fax: (+84) 229 3862 724
Email: tgmpdiem@gmail.com
Ban Truyền thông Phát Diệm
Email: bttphatdiem@gmail.com
Kết nối với chúng tôi
Copyright © 2011-2020 Ban Truyền thông Phát Diệm