22h:33 (GMT+7) - Thứ bẩy, 14/12/2024 Theo dõi MXH:

"Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì" (Lc 3,10-18)

Bài giảng Lễ Thánh Tâm: Người yêu thương họ đến cùng.

21h:15 (GMT+7) - Thứ bẩy, 17/06/2023

LỄ THÁNH TÂM

Chủ đềNgười yêu thương họ đến cùng.

Kính thưa quý cố ông bà và anh chị em,

Trong tất cả, tình yêu và sự sống là tuyệt mỹ và hoàn hảo nhất. Nhờ chủ nhân của thực tại siêu phàm này : hư vô được gọi vào hiện hữu, cái tầm thường trở nên quý giá, cái xấu xí trở nên xinh đẹp, cái đáng ghét trở thành dễ thương và nhất là đồ chết dở mặc lấy sự sống đời đời...

Mạc khải dạy : chỉ một mình Thiên Chúa là tình yêu và sự sống tuyệt đối. Khi Ngài đụng chạm đến thực tại nào, đụng chạm vào ai, tất cả đều được biến đổi nên hoàn hảo hơn theo thứ loại của mình.

Mầu nhiệm sáng tạo, lúc khởi đầu thời gian, được ví như một bức tranh tuyệt mỹ, hoàn hảo đến từng chi tiết : Đẹp và quá đỗi tốt đẹp ! Mô hình này, Chúa rất tâm đắc, nên cứ muốn nhân lên gấp bội và trải rộng khắp mặt địa cầu “Hãy sinh sản cho nhiều đầy mặt đất” (St 1, 28b). Căn cứ vào lệnh truyền của ngày đầu sáng tạo, chúng ta “ngộ” ra rằng : sự sống càng đa dạng, càng phong nhiêu, tình yêu và sự sống của Chúa càng được biểu lộ.

Thật và rất thật, lời tuyên xưng đáng tin, đáng nhận mọi đàng : “Tình yêu cốt ở điều này : không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta và sai Con Một đến, đền thay vì tội lỗi chúng ta” (1Jn 4, 10).

Phụng vụ lời Chúa, lễ kính Thánh Tâm Chúa Giê-su, nhằm tuyên xưng : Thiên Chúa đã yêu thế gian “đến độ” và “đến cùng”, giúp chúng ta nhận ra cách thức Đấng tạo hóa đổ tình yêu và sự sống của Người vào lòng chúng ta thế nào !

Bài đọc I, trích sách Đệ Nhị Luật, giải thích lý do tại sao Israel phải tuân giữ giao ước, lề luật và huấn lệnh của Đức Chúa. Lý do thật đơn giản : Đức Chúa đã chọn, đã hiến thánh họ từ giữa muôn dân trên mặt đất, để họ trở thành một dân thuộc quyền sở hữu của Người.

Nội dung bài sách thánh vừa nghe, khiến người tìm hiểu đặt ra một loạt câu hỏi : Tại sao Chúa không chọn tất cả, mà chỉ chọn Israel làm gia sản riêng ? Tại sao tuyển chọn một dân vô danh ít ỏi như vậy ? Tại sao Chúa báo oán, tiêu diệt kẻ thù ghét Người ?

Trả lời xác đáng những câu hỏi tại sao, chúng ta sẽ am hiểu đường lối yêu thương đầy khôn ngoan trong hành động của Chúa, nhằm lôi kéo hết thảy thụ tạo đạt được cùng đích của mình.

Chúa chọn một con người, một dân tộc, để thực hiện cuộc đối thoại cụ thể, song phương : từ một trái tim đến một trái tim. Trong cuộc đối thoại có kẻ nói, người nghe. Từ sự lắng nghe và đáp trả, lập nên một giao ước, gồm quyền lợi được hưởng và nghĩa vụ phải thi hành. Cuộc đối thoại tạo nên một khuôn mẫu, mời gọi tất cả tháp nhập vào khuôn mẫu ấy, làm thành một cuộc đối thoại duy nhất. Cuộc đối thoại giữa Chúa và Abraham là mẫu mực cho tất cả và những ai hành động như Abraham trước lời mời gọi của Chúa, đều là con cái Abraham trong đức tin, trở nên con Thiên Chúa và được hưởng sự sống muôn đời. Như vậy, ngoài cuộc đối thoại song phương này, tất cả chỉ là những lao xao, ồn ào, nói cho đúng, chỉ là một cuộc độc thoại buồn tẻ, nhàm chán.

Chúa chọn Israel làm sản nghiệp riêng để chứng tỏ tình yêu thương nồng nàn, lòng trung thủy bền vững, lòng thương xót vô biên..., ban tặng tất cả, bất chấp họ, đông số hay ít ỏi, thánh thiện hay tội lỗi, trung thủy hay bội phản. Và nhất là, từ cung cách hành xử với Israel, Ngài cũng hành xử với muôn dân như vậy : “Anh em phải biết rằng, Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, là Thiên Chúa trung thành : cho đến muôn ngàn thế hệ, Người vẫn giữ giao ước và tình thương đối với những ai yêu mến Người, tuân giữ các mệnh lệnh của Người” (Dnl 7, 9). 

Thưa anh chị em,

Làm thế nào cắt nghĩa sự thịnh nộ, báo oán và trừng phạt không trì hoãn của Thiên Chúa, vốn là Đấng giầu lòng thương xót, nhân hậu, khoan dung, đối với những kẻ thù ghét Người ?

Câu trả lời thấu tình, đạt lý chỉ tìm được nơi con người và cuộc đời Chúa Giê-su, Đấng là hiện thân của lòng thương xót Chúa Cha.

Thánh Phao-lô giải thích sự báo oán, trừng phạt của Chúa, không nhắm vào con người phạm lỗi, nhưng nhắm đến Đấng đã được chỉ định từ đời đời, trở nên thân tội, đền thay vì tội lỗi chúng ta : “Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng dung tha, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta. Một khi đã ban Người Con ấy, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta” (Rom 8, 32 – 33)

Sự báo oán của Thiên Chúa trên thế gian, trên kẻ tội lỗi, diễn ra trong khuôn khổ của một cuộc trao đổi diệu kỳ : Đấng vô cùng đã nhập thể trong con người hữu hạn, chấp nhận sống thân phận con người như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi ; chấp nhận nghèo, để chúng ta được giầu có về mọi phương diện, chấp nhận thương tích, để chúng ta được chữa lành, chấp nhận bị kết án, bị liệt hàng tội nhân, để chúng ta được giải án tuyên công, được nên công chính, và nhất là, chấp nhận cái chết nhục nhằn trên thánh giá, để chúng ta được sống muôn đời.

Khi trao Con Một, để Người nên thân tội vì chúng ta, Chúa Cha và Chúa Con, trong Thánh Thần, đã đóng ấn tình yêu : “đến độ” và “đến cùng” của các Ngài, vì chúng ta và vì sự sống trần gian.

Tình yêu “đến độ” của Chúa Cha và “đến cùng” của Chúa Con, trong Chúa Thánh Thần, đã được thực hiện cách huyền nhiệm trên thánh giá. Nơi đây công trình sáng tạo mới đã hoàn thành mỹ mãn : tội lỗi được thứ tha, nhân loại được giao hòa, sự sống đời đời được ban tặng vĩnh viễn trong sự Phục Sinh của Đức Kitô.

Bức tranh tuyệt mỹ của công trình sáng tạo mới “đẹp và quá đỗi tốt đẹp” được phô diễn trước mặt muôn dân. Cha trên trời, một lần nữa, lại muốn nhân lên gấp bội và trải rộng khắp cõi địa cầu : “Nơi cạnh sườn của Đấng bị đâm thâu, máu và nước chảy ra, phát sinh các bí tích của Hội Thánh, để lôi kéo mọi người đến cùng trái tim rộng mở của Đấng Cứu Thế, thì muôn đời hân hoan kín múc tận nguồn ơn cứu độ” (kinh tiền tụng lễ Thánh Tâm).

Thưa anh chị em, làm thế nào kín múc tận nguồn ơn cứu độ nơi thập giá Đức Giê-su ?

*Thứ nhất : Cảm nhận tình yêu tuôn đổ trên chúng ta trong Đức Kitô.

Về cội nguồn : Chúa đã yêu thương chúng ta trước, đến lượt mình, chúng ta cũng phải yêu thương nhau. Yêu thương là cách trắc nghiệm đúng nhất về lòng mến Chúa : “Căn cứ vào điều này, chúng ta biết được rằng chúng ta ở lại trong Người và Người ở lại trong chúng ta : đó là Người đã ban Thần Khí của Người cho chúng ta” (1Jn 4, 13).

Yêu thương nhau trong Chúa mới thực sự là quá đỗi tốt đẹp, vì nó dỡ bỏ mọi rào cản, mọi ranh giới, cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương, cổ võ một nếp sống văn hóa toàn thể.

*Thứ hai : Khiêm tốn phó thác mọi sự cho Chúa, vì Người hằng lo cho anh chị em.

Lòng khiêm tốn, dịu dàng, nhân hậu, là đặc tính của tâm hồn bé mọn, đơn sơ, cậy trông, phó thác, là mảnh đất tốt, mảnh đất tiềm năng, đầu tư cho chân lý, sự thật và sự sống : “Lạy Cha là Chúa tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, mà lại mạc khải cho những người bé mọn” (Jn 11, 25).

Lòng khiêm tốn thẳm sâu : tin tưởng tất cả, cậy trông tất cả, yêu thương tất cả, giúp kẻ lữ hành tìm được chốn nghỉ ngơi an bình, giữa muôn vàn thử thách gian truân : “Tất cả hãy đến với Ta, những ai gồng ghánh nặng nề, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho. Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta dịu hiền trong lòng, tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi. Vì ách Ta êm ái, gánh Ta nhẹ nhàng” (Mt 11, 28 – 30).

*Thứ ba : Loan báo tin mừng lòng thương xót. Hãy làm chứng cho thân bằng quyến thuộc những gì Thiên Chúa đã thương và đã làm cho con.

Nên chứng nhân về lòng thương xót Chúa, khi chúng ta biết xót thương anh chị em mình. Cổ võ tình hiệp thông liên đới trong gia đình, ngoài xã hội, chúng ta đang miệt mài làm cho Danh Cha vinh hiển, cho Nước Cha trị đến.

Ước gì lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa đem lại niềm vui, hạnh phúc đích thực cho cá nhân cũng như cộng đoàn, bởi đã được biến đổi, canh tân, nên giống trái tim Chúa. Amen.  

Lm. Giuse Phạm Ngọc Khuê
CÁC TIN KHÁC
Bài giảng Chúa Nhật XXXII Thường Niên-Giê-su : Người hiền được Chúa ban ơn cứu độ
Bài giảng Chúa Nhật XXXII Thường Niên-Giê-su : Người hiền được Chúa ban ơn cứu độ
Bài giảng Chúa Nhật XXXII Thường Niên-Giê-su : Người hiền được Chúa ban ơn cứu độ
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa nhật XXXII TN B Giêsu-Người hiền được Chúa ban ơn cứu độ
Bài giảng Chúa nhật XXXII TN B Giêsu-Người hiền được Chúa ban ơn cứu độ
Bài giảng Chúa nhật XXXII TN B Giêsu-Người hiền được Chúa ban ơn cứu độ
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XXXI Thường Niên-Yêu thương là chu toàn lề luật (Rm 13, 10)
Bài giảng Chúa Nhật XXXI Thường Niên-Yêu thương là chu toàn lề luật (Rm 13, 10)
Bài giảng Chúa Nhật XXXI Thường Niên-Yêu thương là chu toàn lề luật (Rm 13, 10)
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XXX Thường Niên-Thiên Chúa giải phóng con người khỏi sự dữ cách triệt để và toàn diện
Bài giảng Chúa Nhật XXX Thường Niên-Thiên Chúa giải phóng con người khỏi sự dữ cách triệt để và toàn diện
Bài giảng Chúa Nhật XXX Thường Niên-Thiên Chúa giải phóng con người khỏi sự dữ cách triệt để và toàn diện
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XXIX Thường Niên-Thập giá Đức Kitô : Hy tế tuyệt hảo tôn vinh Thiên Chúa và cứu chuộc thế gian
Bài giảng Chúa Nhật XXIX Thường Niên-Thập giá Đức Kitô : Hy tế tuyệt hảo tôn vinh Thiên Chúa và cứu chuộc thế gian
Bài giảng Chúa Nhật XXIX Thường Niên-Thập giá Đức Kitô : Hy tế tuyệt hảo tôn vinh Thiên Chúa và cứu chuộc thế gian
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XXVIII Thường Niên-Chúa Giê-su, Đấng khôn ngoan Thiên Chúa ở giữa loài người
Bài giảng Chúa Nhật XXVIII Thường Niên-Chúa Giê-su, Đấng khôn ngoan Thiên Chúa ở giữa loài người
Bài giảng Chúa Nhật XXVIII Thường Niên-Chúa Giê-su, Đấng khôn ngoan Thiên Chúa ở giữa loài người
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XXVII Thường Niên-Con người mới được sinh ra từ cạnh sườn Đức Giê-su, Adam mới.
Bài giảng Chúa Nhật XXVII Thường Niên-Con người mới được sinh ra từ cạnh sườn Đức Giê-su, Adam mới.
Bài giảng Chúa Nhật XXVII Thường Niên-Con người mới được sinh ra từ cạnh sườn Đức Giê-su, Adam mới.
Chi tiết >>
Bài giảng Chúa Nhật XXVI Thường Niên-Thiên Chúa không thiên tư tây vị, ai sống công chính được Người đón nhận
Bài giảng Chúa Nhật XXVI Thường Niên-Thiên Chúa không thiên tư tây vị, ai sống công chính được Người đón nhận
Bài giảng Chúa Nhật XXVI Thường Niên-Thiên Chúa không thiên tư tây vị, ai sống công chính được Người đón nhận
Chi tiết >>
Tòa Giám mục Phát Diệm
75 Phát Diệm Đông – Kim Sơn – Ninh Bình
ĐT: (+84) 229 3862 058 – Fax: (+84) 229 3862 724
Email: tgmpdiem@gmail.com
Ban Truyền thông Phát Diệm
Email: bttphatdiem@gmail.com
Kết nối với chúng tôi
Copyright © 2011-2024 Ban Truyền thông Phát Diệm