1h:5 (GMT+7) - Chủ nhật, 4/06/2023 Theo dõi MXH:

"Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì" (Lc 3,10-18)

Chúa Nhật II Mùa Thường Niên A (15.01.2023) – Biết rút lui đúng lúc

7h:31 (GMT+7) - Thứ hai, 16/01/2023

Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha
Chúa Nhật II Mùa Thường Niên A (15.01.2023)

BIẾT RÚT LUI ĐÚNG LÚC

Vatican News Tiếng Việt

Vatican News (15.01.2023) – Trưa Chúa Nhật 15/1, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu. Trong bài huấn dụ dựa trên đoạn Tin Mừng Chúa Nhật II thường niên trước khi đọc kinh, Đức Thánh Cha nêu ra mẫu gương của Gioan Tẩy Giả, biết rút lui đúng lúc để nhường chỗ cho Chúa Giêsu, Đấng phải đến.

Bài huấn dụ của Đức Thánh Cha trước khi đọc Kinh Truyền Tin

Anh chị em thân mến, chúc anh chị em Chúa Nhật tốt lành!

Tin Mừng của phụng vụ hôm nay (x. Ga 1,29-34) tường thuật lời chứng của ông Gioan Tẩy Giả về Chúa Giêsu, sau khi ông làm phép rửa cho Người tại sông Giođan. Ông nói: “Đây là Đấng mà tôi đã nói tới khi bảo rằng: Có người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi” (cc. 29-30).

Lời tuyên bố này, lời chứng này cho thấy tinh thần phục vụ của Gioan. Ông đã được sai đi để dọn đường cho Đấng Mê-si-a và ông đã làm điều đó mà không nghĩ cho riêng mình. Về mặt con người, ông có thể nghĩ rằng ông sẽ nhận một “phần thưởng”, một vị trí nổi bật trong cuộc đời công khai của Chúa Giêsu. Gioan đã hoàn thành sứ vụ của mình, biết tránh sang một bên, ông rút lui khỏi khán đài để nhường chỗ cho Đức Giêsu, ông thấy Thần Khí ngự xuống trên Người (x. cc. 33-34), ông chỉ cho biết Người là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian và bây giờ ông khiêm tốn lắng nghe. Từ một ngôn sứ trở thành môn đệ. Ông giảng dạy dân chúng, thu nạp môn đệ và huấn luyện họ trong một thời gian dài. Tuy nhiên, ông không ràng buộc ai với chính ông. Và điều này tuy khó nhưng lại là dấu hiệu của nhà giáo dục đích thực: không trói người khác vào với riêng mình. Gioan làm điều này: ông để các môn đệ của mình theo chân Chúa Giêsu, không muốn có người phải theo mình, muốn đạt lấy uy tín và thành công, nhưng ông làm chứng và rồi lùi lại một bước, để nhiều người có được niềm vui gặp Chúa Giêsu. Chúng ta có thể nói : ông mở cửa rồi ra đi.

Với tinh thần phục vụ, với khả năng dọn chỗ cho Chúa Giêsu, Gioan Tẩy Giả dạy chúng ta một điều quan trọng: thoát khỏi những ràng buộc. Đúng vậy, bởi vì chúng ta dễ dàng bị ràng buộc vào vai trò và vị trí, với nhu cầu được tôn trọng, công nhận và khen thưởng. Và điều này, mặc dù tự nhiên, không phải là một điều tốt, bởi vì sự phục vụ bao hàm cả sự nhưng không, chăm sóc người khác mà không tìm lợi cho bản thân, không có mục đích thứ hai, không mong đợi được đền đáp. Cũng sẽ có ích cho chúng ta, giống như Gioan, khi trau dồi đức tính biết bước sang một bên đúng lúc, làm chứng rằng điểm quy chiếu cho cuộc đời là Chúa Giêsu. Học cách bước sang một bên, học cách rút lui: Tôi làm sứ mạng này, tôi tạo nên cuộc gặp gỡ này, tôi cũng phải biết bước sang một bên và nhường chỗ cho Chúa. Hãy học cách bước sang một bên, đừng lấy điều gì làm sự trao đổi cho mình.

Chúng ta hãy nghĩ xem điều này quan trọng thế nào đối với một linh mục, người được kêu gọi rao giảng và cử hành không phải vì tạo nên trung tâm sự chú ý hay vì lợi ích, nhưng để đồng hành với những người khác đến với Chúa Giêsu. Chúng ta cũng hãy nghĩ xem điều này quan trọng thế nào đối với các bậc cha mẹ, nuôi dưỡng con cái lớn lên với nhiều hy sinh, nhưng rồi để cho chúng tự do đi con đường riêng của chúng trong công việc, trong hôn nhân, trong cuộc sống. Điều tốt và đúng đắn là cha mẹ tiếp tục đảm bảo sự hiện diện của họ, nói với con cái họ rằng: “Bố mẹ sẽ không để con một mình”, nhưng với sự thận trọng, không xâm phạm. Sự tự do để phát triển. Và các lãnh vực khác cũng vậy, như tình bạn, đời sống vợ chồng, đời sống cộng đoàn. Giải phóng bản thân khỏi những ràng buộc của cái tôi và biết cách bước sang một bên. Đó là điều rất quan trọng: đó là bước quyết định để phát triển trong tinh thần phục vụ, không tìm kiếm sự đền đáp.

Anh chị em hãy thử tự hỏi: chúng ta có khả năng nhường chỗ cho người khác không? Lắng nghe họ, để họ tự do, không ràng buộc họ với chúng ta bằng cách đòi hỏi sự công nhận? Thậm chí đôi khi để cho họ nói. Đừng nói rằng: “Bạn chẳng biết gì cả!”. Hãy để người khác nói, nhường chỗ cho người khác. Chúng ta đưa người khác đến với Chúa Giêsu hay đến với chính mình? Và một lần nữa, theo gương của Gioan: chúng ta có biết cách vui mừng khi mọi người đi theo con đường riêng của họ và đi theo tiếng gọi của họ, ngay cả khi điều này đôi khi có một chút tách rời khỏi chúng ta? Chúng ta có vui mừng trước thành công của họ, một cách chân thành và không ghen tị không? Điều này là để cho người khác lớn lên.

Xin Mẹ Maria là tôi tớ của Chúa, giúp chúng ta thoát khỏi những ràng buộc, để dọn chỗ cho Chúa và dọn chỗ cho người khác.

Nguồn: vaticannews.va/vi/
CÁC TIN KHÁC
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống năm A (28.05.2023) – Chúa Thánh Thần hoạt động
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống năm A (28.05.2023) – Chúa Thánh Thần hoạt động
Lúc 10h sáng Chúa Nhật 28/5, Đức Thánh Cha đã dâng thánh lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống với khoảng 5.000 tín hữu tại Đền thờ thánh Phêrô. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói đến sự hoạt động của Chúa Thánh Thần tại ba nơi: trong thế giới, trong Giáo hội và trong trái tim chúng ta.
Chi tiết >>
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống năm A (31.05.2020) – Chúa Thánh Thần là Đấng mang đến sự dồi dào
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống năm A (31.05.2020) – Chúa Thánh Thần là Đấng mang đến sự dồi dào
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống năm A (31.05.2020) – Chúa Thánh Thần là Đấng mang đến sự dồi dào
Chi tiết >>
Học hỏi Phúc âm Chúa Nhật 3 Mùa Phục Sinh Năm A
Học hỏi Phúc âm Chúa Nhật 3 Mùa Phục Sinh Năm A
Học hỏi Phúc âm Chúa Nhật 3 Mùa Phục Sinh Năm A
Chi tiết >>
Lễ Vọng Phục Sinh năm A (08.04.2023) - Hồi nhớ và lên đường
Lễ Vọng Phục Sinh năm A (08.04.2023) - Hồi nhớ và lên đường
Lễ Vọng Phục Sinh năm A (08.04.2023) - Hồi nhớ và lên đường
Chi tiết >>
Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Buổi cử hành sám hối "24 giờ cho Chúa" năm 2023
Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Buổi cử hành sám hối "24 giờ cho Chúa" năm 2023
Chiều ngày 17/3/2023, Đức Thánh Cha đã đến nhà thờ giáo xứ Santa Maria delle Grazie ở Rôma để cử hành nghi thức sám hối, trong khuôn khổ « 24 giờ cho Chúa » lần thứ 10, một sáng kiến Mùa Chay diễn ra nơi các giáo phận trên toàn thế giới. Trong bài giảng của mình, Đức Thánh Cha mời gọi đừng để cho cái tôi hay « sự giả hình bề ngoài » thắng thế, nhưng hãy đến cầu xin lòng thương xót của Thiên Chúa trong sự thật về con người nghèo nàn, tội lỗi của chúng ta.
Chi tiết >>
Giáo lý cho Bài giảng Chúa Nhật 2 Mùa Chay năm A
Giáo lý cho Bài giảng Chúa Nhật 2 Mùa Chay năm A
Để hỗ trợ các nhà giảng thuyết thuận tiện hơn trong việc thêm giáo lý vào bài giảng, từ hôm nay, Ban Biên tập xin được trích dẫn những điểm giáo lý phù hợp với các bài đọc Kinh Thánh của các Chúa nhật, theo sự theo hướng dẫn của Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích trong Tập sách Hướng dẫn giảng thuyết được công bố qua Sắc lệnh ký ngày 29.06.2014.
Chi tiết >>
Lễ Tro (22.02.2023) - Cầu nguyện, bố thí và ăn chay
Lễ Tro (22.02.2023) - Cầu nguyện, bố thí và ăn chay
Chiều thứ Tư Lễ Tro 22/02/2023, Đức Thánh Cha đã chủ sự Thánh lễ khai mạc Mùa Chay thánh, với nghi thức xức tro tại Đền thờ Thánh nữ Sabina ở Roma. Đức Thánh Cha mời gọi thực hiện ba cử chỉ truyền thống của Mùa Chay: cầu nguyện, bố thí và ăn chay.
Chi tiết >>
Chúa Nhật VII Thường Niên A (19.02.2023) – "Lạ thường" của tình yêu vô vị lợi
Chúa Nhật VII Thường Niên A (19.02.2023) – "Lạ thường" của tình yêu vô vị lợi
Chúa Nhật VII Thường Niên A (19.02.2023) – "Lạ thường" của tình yêu vô vị lợi
Chi tiết >>
Tòa Giám mục Phát Diệm
75 Phát Diệm Đông – Kim Sơn – Ninh Bình
ĐT: (+84) 229 3862 058 – Fax: (+84) 229 3862 724
Email: tgmpdiem@gmail.com
Ban Truyền thông Phát Diệm
Email: bttphatdiem@gmail.com
Kết nối với chúng tôi
Copyright © 2011-2020 Ban Truyền thông Phát Diệm