
Đề Tài Tháng 6/2025
THI HÀNH SỨ VỤ
THEO SÁT ĐỨC GIÊSU SỐNG CẦU NGUYỆN
DIỄN TIẾN
1. Dấu thánh giá, các kinh ngày thường
- Tuỳ theo hoàn cảnh mỗi nơi.
2. Hát kinh xin ơn Chúa Thánh Thần
- Cộng đoàn đứng. Hát gần cuối thì chủ sự tiến ra bàn thờ cùng với hai thừa tác viên giúp chầu. Khi chủ sự tiến lên mở của Nhà Tạm thì cộng đoàn quì.
3. Chủ sự đặt Mình Thánh Chúa
- Cộng đoàn quì và hát 1 bài về Thánh Thể. Khi xuống xông hương Thánh Thể, chủ sự lùi lại để bỏ hương, không đứng quay lưng lại Thánh Thể.
4. Dẫn vào giờ chầu:
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, về bên Chúa giờ này, con tôn thờ Chúa, yêu mến Chúa; tri ân và cảm tạ Chúa/ Chúa vẫn thương ban cho con còn hiện hiện diện trên đời để trong tháng 6, kính Thánh Tâm Chúa này chúng con còn được cất lên lời ca khen tình thương Chúa. Tình thương Chúa được thể hiện bằng việc Con Chúa - Đức Giêsu đã đổ giọt máu từ trái tim vì yêu nhân loại. Ngày nay Chúa vẫn tỏ tình thương cụ thể bằng việc trao ban vị mục tử, Đức Leo XIV nối tiếp các thánh tông đồ coi sóc, chăn dắt Giáo hội.
Cũng trong những giây phút ngắn ngủi này, lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, con xin dâng lên Chúa những việc đã qua, những giờ phút hiện tại và cả tương lai: những kết quả đạt được hay cả những thất bại; niềm vui, hạnh phúc hay muộn phiền, lo âu; con xin dâng Chúa cả thành công hay thất bại cho Chúa để Ngài tha thứ và ban ơn để mong chúng con hoán cải, hoàn thiện bản thân từng ngày.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, như sách công vụ tông đồ mùa Phục sinh này mô tả Đức Mẹ, các thánh tông đồ dù những ngày đầu giáo hội sơ khai bị bắt bớ, nhưng vẫn thấy bình an khi cùng quy tụ cử hành Lời Chúa. Giờ đây, xin Chúa ban Thánh Thần Chúa đến, để nhờ ơn Chúa Thánh Thần đến hiện diện nơi con người hèn yếu của con, nơi cộng đoàn phụng vụ nhỏ bé này, biến đổi mong mỗi chúng con biết “Thi Hành Sứ Vụ Theo Sát Đức Giêsu Sống Cầu Nguyện” trong môi trường hoàn cảnh sống, bậc sống của từng người chúng con. “Biến đổi đời con Chúa ơi, khi con nghe Lời Chúa dạy, khi con kết hợp với Chúa, khi con nguyện cầu thiết tha”.
- Kính mời cộng đoàn đứng.
5. Đọc Lời Chúa: Luca 11, 1-4
“Có một lần Đức Giêsu cầu nguyện ở nơi kia. Người cầu nguyện xong, thì có một người trong nhóm môn đệ nói với Người: “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gioan đã dạy môn đệ của ông.” Người bảo các ông: “Khi cầu nguyện, anh em hãy nói: “Lạy Cha, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, Triều Đại Cha mau đến, xin Cha cho chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy; xin tha tội cho chúng con, vì chính chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con, và xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ”.
Đó là lời Chúa
6. Suy niệm và Cầu nguyện
a. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, trước khi lên đường rao giảng hay chọn các tông đồ, Chúa Giêsu luôn cầu nguyện. Đó là nhịp sống nội tâm của Ngài kết hợp với Chúa Cha để thi hành sứ vụ. Thật vậy, một sứ vụ mà không cầu nguyện, đó không phải sứ vụ đến từ Đức Giêsu; người thi hành sứ vụ mà không cầu nguyện, đó không phải là môn đệ Đức Giêsu.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, là Thiên Chúa, Chúa tự đủ trong chính Chúa, tuy nhiên với sự tốt lành trong tự do tối cao của Chúa, Chúa đã vươn vòng tay nhân ái ra trong việc cứu chuộc nhân loại/ để đưa con vào sống trong sự viên mãn, và trong suốt hành trình dương thế, Chúa còn thiết lập Hội Thánh Chúa, để con được sống trong lòng Hội Thánh, trong sự thánh thiện của Hội Thánh, được cộng tác với Chúa tiếp nối sứ vụ loan báo Tin Mừng cho anh em, khi con sống chung và sống với.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể! Sắc lệnh Ad Gentes - về hoạt động truyền giáo khẳng định: Con Thiên Chúa được sai đi… đã cầu nguyện để chỉ cho chúng ta thấy sự hiệp thông với Chúa Cha là yếu tố cốt yếu của sứ mạng (x. AG 4). Và nhiệm vụ truyền giáo phải được chu toàn bởi mọi thành phần dân Chúa nhờ vào lời cầu nguyện và sự cộng tác của toàn thể Giáo Hội (x. AG 6). Tóm lại, cầu nguyện không phải để “chuẩn bị” cho sứ vụ nhưng chính là khởi đầu của sứ vụ.
Hôm nay đây, giữa nhiều trào lưu tự do, vàng thau lẫn lộn, làm chúng con đặt ra câu hỏi cho chính mình. Trong đời sống hằng ngày của tôi, tôi có dành ưu tiên cho cầu nguyện không? Tôi xem cầu nguyện như một thói quen, hay như là thời gian gặp gỡ sống động với Chúa Cha như Đức Giêsu? Tôi có nhận ra rằng sứ vụ chỉ mang lại hoa trái khi tôi gắn bó với Chúa không?
+ Thinh lặng cầu nguyện trong ít phút với gợi ý:
Tôi đã theo sát, bắt chước Chúa Giêsu luôn cầu nguyện trong đời sống hằng ngày chưa?
+ Sau thinh lặng cầu nguyện, có thể hát một bài thánh ca thích hợp.
b. Thưa thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện…” (Lc 11,1): Trước khi lên đường rao giảng hay chọn các tông đồ, Chúa Giêsu luôn cầu nguyện. Đó là nhịp sống nội tâm của Ngài kết hợp với Chúa Cha để thi hành sứ vụ. Thật vậy, một sứ vụ mà không cầu nguyện, đó không phải sứ vụ đến từ Đức Giêsu; người thi hành sứ vụ mà không cầu nguyện, đó không phải là môn đệ Đức Giêsu. Sắc lệnh Ad Gentes khẳng định rằng: Con Thiên Chúa được sai đi… đã cầu nguyện để chỉ cho chúng ta thấy sự hiệp thông với Chúa Cha là yếu tố cốt yếu của sứ mạng (x. AG 4). Và nhiệm vụ truyền giáo phải được chu toàn bởi mọi thành phần dân Chúa nhờ vào lời cầu nguyện và sự cộng tác của toàn thể Giáo Hội (x. AG 6). Tóm lại, cầu nguyện không phải để “chuẩn bị” cho sứ vụ nhưng chính là khởi đầu của sứ vụ..
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể! Sắc lệnh Ad Gentes khẳng định rằng: Con Thiên Chúa được sai đi… đã cầu nguyện để chỉ cho chúng ta thấy sự hiệp thông với Chúa Cha là yếu tố cốt yếu của sứ mạng (x. AG 4). Và nhiệm vụ truyền giáo phải được chu toàn bởi mọi thành phần dân Chúa nhờ vào lời cầu nguyện và sự cộng tác của toàn thể Giáo Hội (x. AG 6). Tóm lại, cầu nguyện không phải để “chuẩn bị” cho sứ vụ nhưng chính là khởi đầu của sứ vụ..
Phần con, hôm nay đây, Chúa cũng đã mời gọi con rằng “Cầu nguyện là thanh luyện tâm hồn người thi hành sứ vụ. Chúa cũng chỉ cho con thấy, ai bước vào sứ vụ cũng mang trong mình những yếu đuối và dễ bị cám dỗ bởi thành công, quyền lực hay sự tự mãn. Sắc lệnh không ngừng nhắc nhở người truyền giáo luôn hoán cải nội tâm, nhờ Lời Chúa và đời sống cầu nguyện. “Thấm nhuần đức tin sống động và đức cậy vững vàng, nhà truyền giáo phải là con người cầu nguyện qua việc thi hành phận vụ hằng ngày’.. Thật vậy, cầu nguyện là ánh sáng thanh luyện ý hướng, để người thi hành sứ vụ không tìm mình, nhưng chỉ tìm Thiên Chúa và phần rỗi các linh hồn.
+ Thinh lặng cầu nguyện trong ít phút với gợi ý:
Tôi sẽ quyết tâm thế nào để từ nay luôn biết cầu nguyện với Chúa không dừng lại ở thói quen mà luôn ý thức cầu nguyện là thời gian gặp gỡ sống động với Chúa Giêsu?
+ Sau thinh lặng cầu nguyện, có thể hát một bài thánh ca thích hợp - hoặc có thể đọc các kinh khác tùy theo hoàn cảnh mỗi nơi.
7. Hát kết thúc Chầu như thường lệ
Ban LBTM giáo phận Phát Diệm