8h:52 (GMT+7) - Thứ bẩy, 21/09/2024 Theo dõi MXH:

"Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì" (Lc 3,10-18)

Bạn nên cầu nguyện bao lâu sau khi rước lễ?

21h:55 (GMT+7) - Thứ ba, 15/08/2023

BẠN NÊN CẦU NGUYỆN BAO LÂU SAU KHI RƯỚC LỄ?

Philip Kosloski

WGPVL (14.08.2023) - Nhiều vị thánh gợi ý nên dành một khoảng thời gian dài để cầu nguyện sau khi rước lễ trong Thánh lễ.

Khi kết thúc Thánh lễ, hầu hết chúng ta đều có những thứ ràng buộc và trách nhiệm khác nhau khiến chúng ta không thể ở lại nhà thờ để cầu nguyện. Sống trong một thế giới hối hả, thật khó để dừng lại vài phút mà tạ ơn Thiên Chúa về hồng ân được đón rước Người.

Tuy nhiên, nhiều vị thánh đã khuyến khích một thói quen đạo đức là ở lại cầu nguyện trong một khoảng thời gian dài sau khi rước lễ.

Năm 1980, Thánh Bộ Bí tích và Phụng tự [nay là Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích] công bố một tài liệu, Huấn thị Inaestimabile Donum (Hồng ân Vô giá), trong đó khuyến khích việc ở lại để cầu nguyện sau khi rước lễ.

Các tín hữu được khuyên không nên bỏ qua việc tạ ơn xứng hợp sau khi rước lễ. Họ có thể thực hiện điều này trong buổi cử hành bằng một khoảng thời gian thinh lặng, với một bài thánh ca, thánh vịnh hoặc bài hát chúc tụng khác, hoặc sau khi cử hành, nếu có thể bằng cách ở lại cầu nguyện trong một thời gian thích hợp. (Inaestimabile Donum, 17)

Bạn nên ở lại cầu nguyện bao lâu?

Không có khoảng thời gian “chính thức” nào cho việc ở lại để cầu nguyện. Các thánh trong suốt nhiều thế kỷ đã gợi lên nhiều lựa chọn khác nhau.

Thánh Josemaria Escriva đã viết, “Nếu lời tạ ơn của chúng ta tương xứng với sự khác biệt giữa hồng ân của Thiên Chúa và công lao của chúng ta, thì lẽ nào chúng ta lại không nên biến cả ngày sống của mình thành một Thánh lễ nối dài, thành một lời tạ ơn không ngừng hay sao? Đừng rời khỏi nhà thờ gần như ngay lập tức sau khi lãnh nhận Bí tích Thánh Thể. Chắc chắn bạn không có việc gì quan trọng đến nỗi không thể dành cho Chúa 10 phút để nói lên lời cảm tạ. Tình yêu được đền đáp bằng tình yêu.”

Thánh Peter Julian Eymard cũng đưa ra một gợi ý tương tự, “Những khoảnh khắc trang trọng nhất trong cuộc đời của bạn là những lúc bạn dành để tạ ơn, khi Vua trời đất, Đấng Cứu Thế và Thẩm Phán của bạn, là Đấng thuộc về bạn, sẵn sàng ban cho tất cả những gì bạn cầu xin Người. Hãy dành nửa giờ, nếu có thể, cho việc tạ ơn này hoặc ít nhất là 15phút. Thay vì rút ngắn việc tạ ơn của bạn, nếu cần thiết, tốt hơn là bạn nên rút ngắn những dự định khác của mình; vì không có khoảnh khắc nào thánh thiện, không có khoảnh khắc nào tốt lành dành cho bạn hơn là khi bạn có được Chúa Giêsu trong thân xác và tâm hồn mình”.

Các vị thánh khác đã dành trọn một giờ sau khi rước lễ để tận hưởng từng giây từng phút ở với Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể.

Dù bạn dành bao nhiêu thời gian để cầu nguyện đi chăng nữa, hãy luôn tạ ơn Thiên Chúa vì sự hiện diện của Người trong Bí tích Thánh Thể và để cho tình yêu của Người tẩy rửa tâm hồn bạn.

Chuyển ngữ: Phil. M. Nguyễn Hoàng Nguyên
Từ nhật báo Aleteia (11/8/2023)
Nguồn: giaophanvinhlong.net (14.08.2023)

CÁC TIN KHÁC
Tinh thần truyền giáo của Đức cha Francois Pallu và Lambert de la Motte qua những yếu tố tu đức-chiêm niệm-thập giá trong Monita ad Missionarios đối chiếu với một số tài liệu trong truyền thống Dòng Mến Thánh Giá
Tinh thần truyền giáo của Đức cha Francois Pallu và Lambert de la Motte qua những yếu tố tu đức-chiêm niệm-thập giá trong Monita ad Missionarios đối chiếu với một số tài liệu trong truyền thống Dòng Mến Thánh Giá
Tinh thần truyền giáo của Đức cha Francois Pallu và Lambert de la Motte qua những yếu tố tu đức-chiêm niệm-thập giá trong Monita ad Missionarios đối chiếu với một số tài liệu trong truyền thống Dòng Mến Thánh Giá
Chi tiết >>
Khẩu hiệu trong linh đạo mục vụ của Đức Giáo hoàng Phanxicô
Khẩu hiệu trong linh đạo mục vụ của Đức Giáo hoàng Phanxicô
WHĐ (14/8/2024) - Làm sao để tóm gọn đường hướng mục vụ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô? Đây là câu hỏi rất lớn, khi Giáo hoàng Phanxicô luôn cố gắng “tìm thấy Chúa trong mọi sự”. Theo đó, Đức Giáo hoàng đã đưa ra rất nhiều chương trình nghị sự dành cho Roma, và sau đó là cho toàn Giáo hội. Tuy nhiên, để dễ hiểu hơn về những chương trình này, chúng ta có thể nhìn thấy nơi khẩu hiệu của ngài.
Chi tiết >>
Tiểu sử 13 chân phước sẽ được tuyên thánh vào ngày 20/10/2024
Tiểu sử 13 chân phước sẽ được tuyên thánh vào ngày 20/10/2024
Tiểu sử 13 chân phước sẽ được tuyên thánh vào ngày 20/10/2024
Chi tiết >>
Cuộc đời và sự nghiệp cha Phêrô Trần Lục
Cuộc đời và sự nghiệp cha Phêrô Trần Lục
Cuộc đời và sự nghiệp cha Phêrô Trần Lục
Chi tiết >>
Mẹ Maria giúp ta biết Chúa Giêsu như thế nào?
Mẹ Maria giúp ta biết Chúa Giêsu như thế nào?
Mẹ Maria giúp ta biết Chúa Giêsu như thế nào?
Chi tiết >>
Lần xưng tội khởi đầu ơn gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô
Lần xưng tội khởi đầu ơn gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô
Lần xưng tội khởi đầu ơn gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô
Chi tiết >>
Chúa Giêsu sống lại…việc đó có làm thay đổi gì?
Chúa Giêsu sống lại…việc đó có làm thay đổi gì?
Chúa Giêsu sống lại…việc đó có làm thay đổi gì?
Chi tiết >>
Chúa Giêsu phải chịu chết trên Thập giá – Vì cớ làm sao?
Chúa Giêsu phải chịu chết trên Thập giá – Vì cớ làm sao?
Câu trả lời của cha Philippe Louveau, cha sở của giáo xứ Saint-Cyr-Sainte-Julitte de Villejuif, giáo phận Créteil, Pháp. Trình thuật về cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Kitô trên Thập giá gây chấn động. Vì sao Chúa Giêsu phải chịu chết? Đó là lời sửng sốt mà bất cứ ai cũng có thể thốt lên khi chứng kiến cảnh tượng bạo lực này trong các sự kiện. Xem ra có thể có nhiều câu trả lời và sự thực trong Kinh Thánh có nói đến.
Chi tiết >>
Tòa Giám mục Phát Diệm
75 Phát Diệm Đông – Kim Sơn – Ninh Bình
ĐT: (+84) 229 3862 058 – Fax: (+84) 229 3862 724
Email: tgmpdiem@gmail.com
Ban Truyền thông Phát Diệm
Email: bttphatdiem@gmail.com
Kết nối với chúng tôi
Copyright © 2011-2020 Ban Truyền thông Phát Diệm