0h:50 (GMT+7) - Chủ nhật, 4/06/2023 Theo dõi MXH:

"Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì" (Lc 3,10-18)

Để phân định trước một quyết định

12h:9 (GMT+7) - Chủ nhật, 5/03/2023

ĐỂ PHÂN ĐỊNH TRƯỚC MỘT QUYẾT ĐỊNH

Stacey Sumerau

WHĐ (04.03.2023) – Quyết định xem có nên thực hiện sự thay đổi hay không là điều có thể rất khó khăn. Thường thì bạn có nguy cơ mất đi một thứ gì đó: Sự an toàn, thời gian, các mối tương quan hoặc tiền bạc. Bạn tự hỏi, liệu thứ mình đạt được có tốt hơn thứ mình từ bỏ không?

Khi nói đến sự phân định, Linh thao của Thánh Inhaxiô Loyola đưa ra những chiến lược thực tế tuyệt vời giúp chúng ta nhìn vấn đề cách rõ ràng để có được sự chọn lựa sáng suốt hơn.

Trước khi quyết định thực hiện sự thay đổi, bạn hãy tự vấn những câu hỏi sau đây.

1. Tôi đang ở trong sự An ủi hay Phiền muộn?

An ủi và Phiền muộn là hai trạng thái tự nhiên trong đời sống thiêng liêng, có lúc lên lúc xuống, cái này nối tiếp cái kia. Trong khi An ủi là trạng thái mà bạn thấy dễ dàng để cầu nguyện và được thúc đẩy để làm điều tốt lành. Có thể nói, bạn cảm thấy sốt sáng và đức tin như được “bùng cháy”.

Phiền muộn thì ngược lại, bạn thấy mình khô khan và thiếu động lực cầu nguyện. Trong Quy Tắc Phân Định, quy tắc thứ năm nổi tiếng của Thánh Inhaxiô viết: “Trong lúc phiền muộn, đừng bao giờ thay đổi; nhưng phải kiên định và kiên trì trong các cam kết và quyết tâm một ngày trước khi sự phiền muộn xảy ra, hoặc trong quyết tâm mà mình đã có trong sự an ủi trước đó”.

Phải chăng điều này có nghĩa là chúng ta đừng bao giờ đưa ra quyết định khi cảm thấy chán nản, buồn bã hoặc không có động lực để cầu nguyện? Không nhất thiết phải như vậy. Trong đoạn sau đây, Thánh Inhaxiô tiếp tục nói rằng chúng ta đừng bao giờ thay đổi đời sống cầu nguyện của mình trong khi phiền muộn. Ngài khuyến khích chúng ta tăng gấp đôi bất kỳ thói quen hoặc thói quen cầu nguyện nào mà chúng ta đã giữ khi được an ủi và thấy dễ dàng để cầu nguyện. Cũng giống như việc Linh thao được thực hiện dưới sự hướng dẫn của một vị linh hướng, chúng ta nên tìm kiếm lời khuyên khôn ngoan để đảm bảo rằng mình đang nhìn nhận tình huống của mình một cách chính xác.

Có thể có những lúc bạn cảm thấy phiền muộn và không thể tránh được việc thay đổi. Nếu vậy, hãy chắc chắn rằng bạn đang cam kết trọn vẹn với đời sống cầu nguyện của mình. Không thành vấn đề nếu việc cầu nguyện của bạn không có cảm xúc. Điều quan trọng là bạn cố gắng hết sức và dành cho Thiên Chúa thời gian cầu nguyện tương đương với thời gian cầu nguyện khi bạn được an ủi. Khi làm như vậy, là bạn đang dành cho Thiên Chúa cơ hội nói chuyện với bạn, và ma quỷ không thể tiêu diệt một linh hồn kiên trì hướng về Chúa.

Hãy tự vấn: Tôi có đang phiền muộn không, và nếu vậy, đời sống cầu nguyện của tôi có mạnh mẽ như khi tôi đang được an ủi không? Tôi cần phải làm gì để củng cố việc cầu nguyện của mình?

2. Bản thân tương lai của tôi sẽ ước mình đã chọn điều gì?

Tôi sẽ không bao giờ quên những lần canh thức trong đám tang của ông bà tôi. Các con của ông bà, trong đó có bố của tôi, đứng cạnh quan tài để đọc điếu văn về những đức tính và những đóng góp của cha mẹ. Một trong những người ông của tôi là cựu Thủy quân lục chiến trong 3 cuộc chiến. Nghe những câu chuyện về lòng dũng cảm của ông khi tạm biệt vợ con để bảo vệ Tổ quốc đã khiến tôi vô cùng xúc động. Điều này thúc đẩy tôi muốn bắt chước lòng dũng cảm của ông trong những cuộc đấu tranh của bản thân.

Khi suy xét về sự kết thúc cuộc đời có thể chiếu sáng rất rõ ràng về tình hình hiện tại của chúng ta. Thánh Inhaxiô viết, “Tôi muốn suy xét, như thể tôi đang ở giây phút đối diện với cái chết, hình thức và biện pháp mà sau đó tôi muốn giữ trong bổn phận quản lý của mình, và điều chỉnh bản thân theo đó, để thi hành trong cuộc sống của tôi. Nói cách khác, hãy tưởng tượng bạn đang ở trên giường bệnh và sắp kết thúc cuộc sống. Trong thời điểm đó, bạn sẽ ước bạn đã hành động trong tình huống này như thế nào? Một người có tính cách tốt lành nhất sẽ đưa ra lựa chọn nào?

Hãy tự vấn: Đến cuối đời, tôi sẽ ước mình đã chọn điều gì?

3. Tôi sẽ chọn điều gì nếu tôi có thể làm bất cứ điều gì?

Bạn đã bao giờ viết ra một ngày của mình sẽ như thế nào nếu bạn có tất cả thời gian, tiền bạc và tự do trên thế giới chưa? Tôi đã thử làm điều này cho một bài tập trong lớp kinh doanh của mình và tôi hết sức ngạc nhiên về độ khó của nó. Tôi chỉ đơn giản là không quen với suy nghĩ như thể tôi không có bổn phận gì. Tôi thực sự hơi sợ khi hình dung cuộc sống của mình mà không có những giới hạn như hiện tại.

Tôi thường nghĩ về bài tập này, và nhận ra rằng đó là một trong những bài tập về phân định tốt nhất mà tôi từng thực hiện. Không phải vì chúng ta nên tìm cách rũ bỏ trách nhiệm của mình, nhưng vì điều đó có thể giúp nâng chúng ta đến gần với quan điểm của Thiên Chúa về đời sống và mục đích của chúng ta hơn. Điều này dạy tôi rằng, tôi có thói quen ước mơ quá nhỏ nhoi, bị đóng khung bởi những điều nên và không nên. Rất có thể Thiên Chúa muốn ban cho bạn một ước mơ lớn hơn những gì bạn có thể hình dung, và có lẽ là một ước mơ nguy hiểm và vinh quang hơn nhiều so với những gì bạn có thể muốn chấp nhận.

Khi tổ chức hơn 80 tập của the Called and Caffeinated Podcast, lý thuyết phân định của tôi đã được khách mời của tôi chứng thực: Ở cấp độ sâu xa nhất, ước muốn của chúng ta phù hợp với mong muốn của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Ước muốn của chúng ta và mong muốn của Thiên Chúa dành cho chúng ta không đối nghịch nhau, như nó có thể xảy ra khi chúng ta sợ tin cậy vào Chúa. Trái lại, mục đích chân thật nhất của chúng ta chính là điều chúng ta mong muốn nhất. Vấn đề thường xảy ra là tôi thường để những động cơ bên ngoài hơn che mờ lý trí và khiến tôi sao nhãng khỏi con người chân thật nhất, cao quý nhất của mình. Khi tôi bắt đầu phân định những ước muốn sâu xa nhất của mình với một lương tâm được hình thành tốt, tôi có thể tin tưởng rằng chúng sẽ dẫn tôi đến phiên bản cao quý nhất của chính mình.

Các quy tắc của Thánh Inhaxiô một lần nữa có thể giúp chúng ta. Thánh nhân viết: “Tôi muốn đặt trước mặt mình một người mà tôi chưa từng gặp hay quen biết, và mong ước tất cả sự hoàn hảo của anh ấy trong bổn phận và điều kiện mà anh ấy có, cũng như tôi muốn anh ấy giữ sự trung dung trong sự sắp đặt của anh, vì vinh danh Chúa hơn, và vì sự hoàn hảo hơn của linh hồn anh ta; Tôi làm y như vậy, không hơn không kém, tuân theo quy tắc và thước đo mà tôi muốn và đánh giá là đúng đối với người khác”. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc ước mơ về những gì bạn mong muốn nhất, hãy thử bước ra ngoài bản thân mình và suy xét từ bên ngoài xem điều gì là tốt nhất.

Hãy tự vấn: Một ngày cụ thể sẽ như thế nào nếu bạn có tất cả thời gian và nguồn lực trên thế giới?

4. Động lực thực sự của tôi là gì?

Khi tôi cân nhắc việc kết thúc một mối tương quan lâu dài, một giọng nói trong đầu tôi vang lên, Tốt hơn hết là hãy giữ mối tương quan đó. Có thể bạn sẽ không bao giờ tìm được ai tốt hơn. Khi tôi cảm thấy thiếu bình an trong sự nghiệp diễn xuất ở sân khấu Broadway, tiếng nói trong đầu tôi vang lên: Đừng rời đi ngay bây giờ! Tất cả những năm cần thiết để đến được đây sẽ bị lãng phí và bạn sẽ trông giống như một kẻ thất bại! Khi tôi nộp đơn xin gia nhập đời sống tu trì nhưng niềm phấn khởi của tôi về việc nhập tu sau đó đã tan biến, giọng nói trong đầu tôi nói rằng Bạn vẫn nên đi! Bạn sẽ trông giống như một người không đáng tin khi không giữ lời hứa đối với bạn bè và gia đình của mình nếu bạn thay đổi quyết định ngay bây giờ.

Trong nhiều năm, tôi đã không nhận ra rằng tâm trí mình đã bị nô lệ bởi những lo lắng về ý kiến của người khác. Có thể mất nhiều năm nghiên cứu sâu để hiểu được những động cơ tiềm ẩn thực sự bên trong chúng ta. Biết mình là chìa khóa để giải thoát bản thân khỏi những áp lực ảnh hưởng đến những quyết định của chúng ta theo những cách thế có hiệu quả. Thánh Inhaxiô gọi chúng là “những khuynh hướng mất trật tự”. Ngài viết, “tình yêu đó làm tôi xúc động… phải từ trên cao mà xuống, từ tình yêu của Thiên Chúa, để tôi cảm thấy trước hết trong tôi rằng tình yêu, mà tôi dành cho những người như vậy, dù ít hay nhiều, là dành cho Chúa; và đó là lý do khiến tôi yêu họ nhiều hơn Thiên Chúa xuất hiện.

Để là những quyết định tốt lành, thì mọi quyết định phải được thực hiện trong tự do. Vẫn biết rằng, việc đạt được sự biết mình một cách sâu sắc là một tiến trình lâu dài, nhưng không có thời điểm nào tốt hơn để bắt đầu bằng lúc này, ngay bây giờ.

Hãy tự vấn: Tôi lo sợ điều gì?

Đừng phán xét những lý do của bạn; hãy viết chúng ra một cách trung thực. Đặt tờ giấy xuống trong vài ngày và khi trở lại với nó, hãy chú ý đến những điều nổi bật về nỗi sợ hãi của bạn.

Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: catholicexchange.com (13. 02. 2023)

CÁC TIN KHÁC
Tại sao tháng Sáu là tháng Thánh Tâm Chúa Giêsu?
Tại sao tháng Sáu là tháng Thánh Tâm Chúa Giêsu?
Tháng Sáu được gọi là tháng Thánh Tâm Chúa Giêsu đơn giản nhất vì lễ trọng thể kính Thánh Tâm Chúa Giêsu được cử hành trong tháng này. Ngày lễ thường dao động mỗi năm vì được cử hành vào Thứ Sáu sau Tuần Bát Nhật Mình Máu Thánh Chúa, hoặc Thứ Sáu sau Chúa Nhật thứ hai sau Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.
Chi tiết >>
Mười cách mừng kính tháng năm của Đức Mẹ
Mười cách mừng kính tháng năm của Đức Mẹ
Tháng 10 là tháng Rất Thánh Mân Côi; Tháng 11, tháng cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời; Tháng Sáu chúng ta dìm mình trong đại dương thương xót của Thánh Tâm Chúa Giêsu; Tháng Bảy chúng ta ngợi khen và tôn thờ Máu Châu Báu Chúa Giêsu, giá cứu chuộc chúng ta. Tháng Năm là tháng của Mẹ Maria.
Chi tiết >>
Đức Thánh Cha: Ma quỷ tìm sự thất bại của con người, nhưng không thể làm gì nếu có cầu nguyện
Đức Thánh Cha: Ma quỷ tìm sự thất bại của con người, nhưng không thể làm gì nếu có cầu nguyện
Trong một cuộc phỏng vấn được ghi lại trong cuốn sách “Thừa tác viên trừ quỷ chống Satan” của nhà báo Fabio Marchese Ragona, Đức Thánh Cha tái khẳng định rằng ma quỷ luôn tìm cách tấn công mọi người và gieo mối bất hoà, và trong Giáo hội cũng vậy, ma quỷ tìm cách làm cho mọi người chống lại nhau. Nhưng ma quỷ không thể làm gì nếu có cầu nguyện.
Chi tiết >>
Tìm kiếm bình an nội tâm ư? Hãy thử đi xưng tội!
Tìm kiếm bình an nội tâm ư? Hãy thử đi xưng tội!
Có một hiện tượng rất thú vị: quan sát một người chuyển từ trạng thái căng thẳng bên trong được thể hiện qua sự căng thẳng bên ngoài, rồi sang trạng thái bình an và thanh thản! Chúng ta có thể liên kết hiện tượng này với trường hợp của một hối nhân đứng xếp hàng, chờ đợi đến phiên mình lãnh nhận Bí tích Giải tội, ít nhiều gì, họ dễ bộc lộ chút nào đó của sự bồn chồn, căng thẳng. Tuy nhiên, sau khi xưng tội và lãnh nhận ơn tha tội, chúng ta rất dễ nhận ra sự bình an nội tâm tỏa ra ngay từ chính nét mặt của người đó khi rời tòa giải tội.
Chi tiết >>
Đức Bênêđictô XVI: Sự im lặng của thánh Giuse cũng là cách ngài nói
Đức Bênêđictô XVI: Sự im lặng của thánh Giuse cũng là cách ngài nói
Kể từ khi tuyên bố từ chức sứ vụ của người kế vị thánh Phêrô vào ngày 11 tháng 2 năm 2013, tôi không có kế hoạch gì cho những điều tôi sẽ làm trong hoàn cảnh mới của mình. Tôi đã quá kiệt sức để lên kế hoạch cho bất kỳ một công việc nào khác. Ngoài ra, việc xuất bản tập sách Đức Giêsu thành Nadarét, phần III: Thời thơ ấu của Đức Giêsu, dường như là một kết luận hợp lý cho các tác phẩm thần học của tôi.
Chi tiết >>
Thánh Giuse trong đời sống gia đình
Thánh Giuse trong đời sống gia đình
Dường như chúng ta không có một tài liệu nào nói rõ ràng, đầy đủ về cuộc đời thánh Giuse. Thánh Kinh nhắc đến ngài thuộc hoàng tộc Đavít, “Giuse là con vua Đavít” (Mt 1,20), nhưng thực ra từ vua Đavít đến Chúa Giêsu đã 28 đời rồi. Thánh sử Mátthêu ghi rằng: “Từ Đavít đến thời lưu đầy ở Babylon là mười bốn đời, và từ thời lưu đầy ở Babylon đến Đức Kitô cũng là mười bốn đời” (x. Mt 1,17). Cho nên có thể nói rằng: nếu thánh Giuse sống bằng nghề thợ mộc thì cũng là điều dễ hiểu, vì cái gốc gác hoàng tộc ấy đến ngài cũng đã quá xa.
Chi tiết >>
Hiểu Đức Giáo hoàng Phanxicô từ bên trong
Hiểu Đức Giáo hoàng Phanxicô từ bên trong
Chìa khóa tốt nhất để làm điều này là sự hiểu biết của Đức Phanxicô về lòng thương xót của Thiên Chúa.
Chi tiết >>
Đức Thánh Cha Phanxicô: 7 điều nên tránh trong Mùa Chay
Đức Thánh Cha Phanxicô: 7 điều nên tránh trong Mùa Chay
Trong hành trình Mùa Chay, tín hữu Công giáo được mời gọi ăn chay và tránh làm một số điều để chuẩn bị tâm hồn cho việc cử hành mầu nhiệm Chúa Giêsu chiến thắng tội lỗi và sự chết qua sự Phục sinh.
Chi tiết >>
Tòa Giám mục Phát Diệm
75 Phát Diệm Đông – Kim Sơn – Ninh Bình
ĐT: (+84) 229 3862 058 – Fax: (+84) 229 3862 724
Email: tgmpdiem@gmail.com
Ban Truyền thông Phát Diệm
Email: bttphatdiem@gmail.com
Kết nối với chúng tôi
Copyright © 2011-2020 Ban Truyền thông Phát Diệm