14h:34 (GMT+7) - Thứ tư, 9/10/2024 Theo dõi MXH:

"Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì" (Lc 3,10-18)

Đôi nét về Chúa nhật Lễ Lá

16h:42 (GMT+7) - Thứ bẩy, 9/04/2022

ĐÔI NÉT VỀ CHÚA NHẬT LỄ LÁ

D.D. Emmons

WHĐ (08.4.2022) - Theo Phụng vụ, Chúa nhật Lễ Lá khởi đầu cho một tuần lễ được gọi là Tuần Thánh được cử hành để tưởng nhớ một biến cố tràn đầy niềm vui nhưng lại hàm chứa sự nghịch lý liên quan đến cuộc Vượt qua của Chúa Giêsu Kitô.

Tràn đầy niềm vui, vì Đức Kitô long trọng tiến vào thành Giêrusalem trong tư thế của một Vị quân vương được các ngôn sứ trong Cựu ước tiên báo mà dân Do Thái luôn mong đợi. Điều này thể hiện qua việc không chỉ các môn đệ, mà đám đông dân chúng cùng reo hò đón mừng Đức Kitô: “Chúc tụng Ðức Vua, Ðấng ngự đến nhân danh Chúa! Bình an trên cõi trời cao, vinh quang trên các tầng trời!” (Lc 19, 38)Nghịch lý, vì cũng đám đông ấy chỉ ít ngày nữa, lại hò hét từ chối, nhục mạ và kết án Người: "Ðem đi! Ðem hắn đi! Ðóng đinh hắn vào thập giá!" (Ga 19, 15), và nhất là, ngay cả các môn đệ, vốn là những người thân tín đi bên cạnh Chúa Giêsu khi vào thành Giêrusalem, cũng lần lượt bỏ rơi Người trong cuộc khổ nạn.

Đám đông quá khích

Như được diễn tả trong các sách Phúc âm, Chúa Giêsu đến Giêrusalem để cùng với người Do Thái cử hành lễ Vượt qua như đã được quy định trong các sách Xuất hành và Đệ nhị Luật. Theo thông lệ, những nhóm người hành hương đã đến thành Giêrusalem trước thì thường đi ra để chào đón những nhóm người hành hương mới đến sau; chắc chắn có nhiều người trong đám đông chưa bao giờ nhìn thấy Chúa Giêsu, nhưng có lẽ cũng đã nghe nói về những phép lạ do Người thực hiện, nên cũng bị cuốn vào sự phấn khích trong việc chào đón Người.

Như Phúc âm Gioan thuật lại, Chúa Giêsu và các môn đệ đã tới Bethania, cách Giêrusalem chừng vài cây số, và khi Người tới cổng thành Giêrusalem vào Chủ nhật hôm đó, dân chúng tuốn ra và chào đón Người rất đông: “Khi dân chúng nghe tin Ðức Giêsu tới Giêrusalem, họ cầm nhành lá thiên tuế ra đón Người và reo hò: Hoan hô! Hoan hô! Chúc tụng Ðấng ngự đến nhân danh Chúa! Chúc tụng vua Israel” (Ga 12, 12-13).

Còn với Phúc âm Luca, những người Pharisêu cũng có mặt ở đó, họ đã không thể chấp nhận được những lời ca tụng dành cho Chúa Giêsu như thế. Do đó, họ đã phản ứng bằng cách đưa ra lời đề nghị với chính Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, Thầy quở trách môn đệ Thầy đi chứ!" Nhưng Chúa Giêsu chấp nhận sự tung hô mà dân chúng dành cho Người, nên trả lời ngay: "Tôi bảo các ông: họ mà làm thinh, thì sỏi đá cũng sẽ kêu lên!” (x. Lc 19, 39-40). Thực sự, đây là điều rất khó hiểu, vì trước đây, Chúa Giêsu đã lươn cố tình tránh sự chào đón của dân chúng, thậm chí bỏ trốn, nhưng lần này, Người đã chấp nhận. Vì thế, những người Pharisêu đã báo cáo lại sự kiện này cho Công nghị, vốn là hội đồng tối cao của người Do Thái, vì họ coi việc dân chúng đi theo Chúa Giêsu ngày càng đông là mối đe dọa đối với mối quan hệ của họ với người Roma. Nhưng trên thực tế, họ đã lên kế hoạch để giết Chúa Giêsu.

Tuy nhiên, rất rõ ràng là việc Chúa Giêsu chấp nhận sự chào đón, tung hô của đám đông dân chúng hoàn toàn khác với những gì mọi người mong đợi. Chúa Giêsu không thể hiện mình là đối thủ của Caesar; Người không phải là Đấng Messia theo nghĩa chính trị, và cũng không phải là Vị quân vương đến giải thoát người Do Thái khỏi ách nô lệ của đế quốc Roma như nhiều người tưởng nghĩ. Vì thực, thay vì tiến vào Giêrusalem trên một chiến mã hay chiến xa, Chúa Giêsu cưỡi trên một con lừa, một dấu chỉ của sự hiền hòa; và không phải là bất kỳ con lừa nào, nhưng là con lừa chưa từng có ai cưỡi, ám chỉ đặc quyền của một vị vua. Hình ảnh này gợi lại những lời mà ngôn sứ Zacharia đã tiên báo từ 500 năm trước:

Hỡi thiếu nữ Giê-ru-sa-lem, hãy vui sướng reo hò! Vì kìa Ðức Vua của ngươi đang đến với ngươi: Người là Ðấng Chính Trực, Ðấng Toàn Thắng, khiêm tốn ngồi trên lưng lừa, một con lừa con vẫn còn theo mẹ. Người sẽ quét sạch chiến xa khỏi Épraim và chiến mã khỏi Giêrusalem” (Za 9, 9-10).

Đức Bênêđictô XVI giải thích những lời Cựu Ước này liên quan đến Chúa Giêsu: “Người là một vị vua phá hủy vũ khí chiến tranh, một vị vua của hòa bình và một vị vua của sự giản dị, một vị vua của người nghèo… Chúa Giêsu không xây dựng trên bạo lực; Người không xúi giục một cuộc nổi dậy quân sự chống lại Roma” (x. Đức Giêsu thành Nazareth: Tuần Thánh, Ignatius Press, 2011, trang 81-82).

Cưỡi trên lưng con lừa đi mượn, Chúa Giêsu tiến vào thành Giêrusalem cách khiêm tốn trong khi đám đông phấn khích lấy áo mình trải xuống đường và vẫy những cành lá để chào đón Người. Khung cảnh náo nhiệt này không chỉ mâu thuẫn với những hành vi phản bội, nỗi buồn và sự thống khổ sẽ sớm xảy ra sau đó, mà còn mâu thuẫn với việc vị anh hùng chiến thắng này sẽ bị kết án đóng đinh như một tên tội phạm.

Thánh Bernard Clairvaux (1090-1153) đã có một bài giảng về việc Chúa Kitô vào thành Giêrusalem: “Thật khác biệt biết bao những lời tung hô chúc tụng: ‘Hoan hô! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa! Hoan hô trên các tầng trời!’ và chỉ vài ngày nữa, là tiếng la hét: ‘Ðóng đinh! Ðóng đinh nó vào thập giá!’ và ‘Chúng tôi không có vua nào ngoài Caesar!’ Thật là tương phản giữa những cành lá tươi xanh với cây thập giá, giữa những nhành hoa với mão gai! Hôm nay, người ta trải áo trên lối để Chúa Giêsu đi qua, thì ngay sau đó, họ lại sẽ lột áo của Người và đem bốc thăm”.

Hàm ý của Cành Thiên Tuế

Cây thiên tuế là biểu tượng của sự sống giữa các bộ lạc du mục, những người băng qua sa mạc sẽ rất mừng rỡ khi nhìn thấy cây thiên tuế vì nó là dấu cho thấy họ sắp gặp được ốc đảo có nguồn nước và sự sống. Cây thiên tuế từ lâu đã là một biểu tượng của sự chiến thắng, thành công và vinh quang. Những đội quân chiến thắng hoặc những nhà lãnh đạo trở về từ chiến trường hoặc một chiến dịch quân sự dài ngày thường được dân chúng chào đón tưng bừng với những cành thiên tuế. Trong trường hợp của Chúa Giêsu, người Do Thái cũng vẫy những cành thiên tuế rồi trải quần áo xuống đường và trên lưng lừa để chào đón Người. Đây là cách thể hiện của việc dân chúng đang tôn vinh Chúa Giêsu như là một vị anh hùng, và do đó, thách thức luôn cả những kẻ đô hộ Roma.

Vào Chúa nhật Lễ Lá, chúng ta cũng qui tụ bên ngoài nhà thờ để đón gặp Chúa Giêsu, mang theo những cành lá được làm phép, vui mừng cất lời ca vang và đi theo Người khải hoàn vào thành Giêrusalem qua việc chúng ta tiến vào bên trong nhà thờ. Nhưng ngay sau đó, niềm vui của chúng ta chuyển sang sự u buồn khi cũng với cành lá trên tay, chúng ta nghe bài Phúc âm tường thuật về cuộc khổ nạn của Đức Giêsu Kitô. Một lần nữa, chúng ta biết được tiến trình của Tuần Thánh sẽ kết thúc như thế nào khi niềm vui chuyển thành nỗi buồn rồi lại trở lại niềm vui. Chúng ta cảm nhận được nỗi kinh hoàng và đau khổ của Đức Giêsu, nhưng đồng thời chúng ta cũng nhận thức được rằng điều thiện sẽ chiến thắng điều ác, sự sống sẽ chiến thắng sự chết; và sự vinh thắng đích thực của Người chỉ có thể đạt được qua thập giá.

Sau đó, những cành lá mà chúng ta mang về nhà sẽ đặt ở một vị trí đặc biệt nhằm nhắc nhở chúng ta rằng Chúa nhật Lễ Lá không bị mất đi tính hiện sinh, trái lại, nhờ chiến thắng của Chúa Kitô, chúng ta cũng có thể đạt được sự sống đời đời. “Đối với chúng ta cũng vậy, cành thiên tuế phải là biểu tượng của chiến thắng, biểu thị cho chiến thắng giành được trong cuộc chiến chống lại cái ác trong chính chúng ta và đang rình rập chúng ta. Khi nhận cành thiên tuế đã được làm phép, chúng ta hãy làm mới lại lời cam kết để chiến thắng với Chúa Giêsu, nhưng chúng ta đừng quên rằng chính trên thập giá mà Người đã khải hoàn” (x. “Divine Intimacy”, Father Gabriel of St. Mary Magdalen, O.C.D., Tan Books, 1997, trang 392-393).

Việc tái hiện Chúa nhật Lễ Lá

Không lâu sau biến cố Phục sinh, nhiều Kitô hữu muốn đến thăm các địa điểm đã diễn ra cuộc khổ nạn của Đức Kitô, thậm chí họ muốn tái hiện những sự việc đã xảy ra, chẳng hạn như việc Người vào thành Giêrusalem. Nhưng những hoạt động như vậy không thể thực hiện được mãi cho đến thế kỷ thứ IV, khi Constantine trở thành hoàng đế của Đế quốc Roma và chấm dứt mọi cuộc bách hại tôn giáo. Cuối thế kỷ này, một khách hành hương người Tây Ban Nha tên là Eigera đã đến viếng Giêrusalem. Trong nhật ký của mình, bà đã ghi lại cách các Kitô hữu tái hiện các sự kiện của Tuần Thánh. Bà viết rằng, dân chúng tụ họp bên ngoài thành phố vào Chúa nhật trước Lễ Phục sinh và lắng nghe một trong các sách Phúc âm kể về việc Đức Kitô khải hoàn tiến vào thành Giêrusalem. Sau đó, họ cùng nhau diễu hành qua các cổng thành và trên tay mang theo cành ô liu hoặc cành thiên tuế. Việc đi rước vào Chúa nhật Lễ Lá ngày nay giống với những gì bà Eigera đã chứng kiến ​​cách đây 17 thế kỷ.

Đến thế kỷ thứ IX, đoàn rước với những cành thiên tuế được làm phép đã lan rộng ra ngoài Giêrusalem, và trong suốt thời Trung cổ, đã phổ biến khắp châu Âu. Vào thế kỷ XVII, các Kitô hữu không chỉ mang theo cành thiên tuế khi rước vào nhà thờ mà khi đọc Bài Thương Khó trong Thánh lễ, họ cũng cầm cành thiên tuế trên tay.

Qua nhiều thế kỷ, Chúa nhật Lễ Lá và đoàn rước với cành thiên tuế được cử hành theo nhiều cách khác nhau. Ở một số nơi, Thánh Thể là một phần của cuộc rước, tại nhiều nơi khác, cộng đoàn bắt đầu tại nghĩa trang giáo xứ và sau đó đi rước vào trong nhà thờ. Có khi cành thiên tuế được làm phép tại một nhà thờ, rồi mọi người cầm cành thiên tuế đi rước đến một nhà thờ khác để tham dự Thánh lễ. Điển hình nhất là việc chúc lành cho cộng đoàn và cành thiên tuế ở bên ngoài nhà thờ, sau đó mọi người cùng đi rước tiến vào bên trong nhà thờ. Trong một số thời điểm, ngay cả đến giữa thế kỷ XX, linh mục mặc lễ phục màu đỏ khi làm phép và rước lá, sau đó ngài thay lễ phục màu tím để dâng Thánh lễ.

Vào năm 1955, Giáo hội đã tiêu chuẩn hóa và đơn giản hóa các lối vào khác nhau được sử dụng cho ngày Chúa nhật Lễ Lá: hoặc là một cuộc rước có tổ chức bắt đầu ở bên ngoài nhà thờ, một cuộc rước trang trọng bắt đầu bên trong nhà thờ, hoặc không có cuộc rước nào cả. Cuộc rước đi vào bên trong khởi đi từ một địa điểm ở ngoài nhà thờ chỉ được thực hiện một lần trong các Thánh lễ cuối tuần; không được lặp lại việc đi rước trong mọi thánh lễ. Giáo Hội gọi ngày này là Chúa nhật Lễ Lá, ngày Thương Khó của Chúa Kitô.

Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: simplycatholic.com

CÁC TIN KHÁC
Tinh thần truyền giáo của Đức cha Francois Pallu và Lambert de la Motte qua những yếu tố tu đức-chiêm niệm-thập giá trong Monita ad Missionarios đối chiếu với một số tài liệu trong truyền thống Dòng Mến Thánh Giá
Tinh thần truyền giáo của Đức cha Francois Pallu và Lambert de la Motte qua những yếu tố tu đức-chiêm niệm-thập giá trong Monita ad Missionarios đối chiếu với một số tài liệu trong truyền thống Dòng Mến Thánh Giá
Tinh thần truyền giáo của Đức cha Francois Pallu và Lambert de la Motte qua những yếu tố tu đức-chiêm niệm-thập giá trong Monita ad Missionarios đối chiếu với một số tài liệu trong truyền thống Dòng Mến Thánh Giá
Chi tiết >>
Khẩu hiệu trong linh đạo mục vụ của Đức Giáo hoàng Phanxicô
Khẩu hiệu trong linh đạo mục vụ của Đức Giáo hoàng Phanxicô
WHĐ (14/8/2024) - Làm sao để tóm gọn đường hướng mục vụ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô? Đây là câu hỏi rất lớn, khi Giáo hoàng Phanxicô luôn cố gắng “tìm thấy Chúa trong mọi sự”. Theo đó, Đức Giáo hoàng đã đưa ra rất nhiều chương trình nghị sự dành cho Roma, và sau đó là cho toàn Giáo hội. Tuy nhiên, để dễ hiểu hơn về những chương trình này, chúng ta có thể nhìn thấy nơi khẩu hiệu của ngài.
Chi tiết >>
Tiểu sử 13 chân phước sẽ được tuyên thánh vào ngày 20/10/2024
Tiểu sử 13 chân phước sẽ được tuyên thánh vào ngày 20/10/2024
Tiểu sử 13 chân phước sẽ được tuyên thánh vào ngày 20/10/2024
Chi tiết >>
Cuộc đời và sự nghiệp cha Phêrô Trần Lục
Cuộc đời và sự nghiệp cha Phêrô Trần Lục
Cuộc đời và sự nghiệp cha Phêrô Trần Lục
Chi tiết >>
Mẹ Maria giúp ta biết Chúa Giêsu như thế nào?
Mẹ Maria giúp ta biết Chúa Giêsu như thế nào?
Mẹ Maria giúp ta biết Chúa Giêsu như thế nào?
Chi tiết >>
Lần xưng tội khởi đầu ơn gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô
Lần xưng tội khởi đầu ơn gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô
Lần xưng tội khởi đầu ơn gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô
Chi tiết >>
Chúa Giêsu sống lại…việc đó có làm thay đổi gì?
Chúa Giêsu sống lại…việc đó có làm thay đổi gì?
Chúa Giêsu sống lại…việc đó có làm thay đổi gì?
Chi tiết >>
Chúa Giêsu phải chịu chết trên Thập giá – Vì cớ làm sao?
Chúa Giêsu phải chịu chết trên Thập giá – Vì cớ làm sao?
Câu trả lời của cha Philippe Louveau, cha sở của giáo xứ Saint-Cyr-Sainte-Julitte de Villejuif, giáo phận Créteil, Pháp. Trình thuật về cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Kitô trên Thập giá gây chấn động. Vì sao Chúa Giêsu phải chịu chết? Đó là lời sửng sốt mà bất cứ ai cũng có thể thốt lên khi chứng kiến cảnh tượng bạo lực này trong các sự kiện. Xem ra có thể có nhiều câu trả lời và sự thực trong Kinh Thánh có nói đến.
Chi tiết >>
Tòa Giám mục Phát Diệm
75 Phát Diệm Đông – Kim Sơn – Ninh Bình
ĐT: (+84) 229 3862 058 – Fax: (+84) 229 3862 724
Email: tgmpdiem@gmail.com
Ban Truyền thông Phát Diệm
Email: bttphatdiem@gmail.com
Kết nối với chúng tôi
Copyright © 2011-2020 Ban Truyền thông Phát Diệm