0h:49 (GMT+7) - Thứ năm, 19/09/2024 Theo dõi MXH:

"Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì" (Lc 3,10-18)

Đức Bênêđictô XVI - Những dấu ấn đối với các nữ tu chiêm niệm

16h:26 (GMT+7) - Thứ bẩy, 14/01/2023

Cortesía Sor Aurora

ĐỨC BÊNÊĐICTÔ XVI:
NHỮNG DẤU ẤN ĐỐI VỚI CÁC NỮ TU CHIÊM NIỆM

Matilde Latorre

WHĐ (14.01.2023) - Đức Bênêđictô XVI vốn là người rất ngưỡng mộ đời sống chiêm niệm, trên thực tế, sau khi từ chức sứ vụ giáo hoàng, ngài dành những năm cuối đời để chiêm niệm khi chuyển đến sống tại Tu viện Mater Ecclesiae trong nội thành Vatican.

Tu viện Mater Ecclesiae được thành lập theo mong muốn của Đức Gioan Phaolô II, khi ngài chào đón một cộng đoàn chiêm niệm, trong đó các nữ tu chuyên cầu nguyện cho giáo hoàng và cho Giáo hội.

Đối với Đức Bênêđictô XVI, những người sống đời chiêm niệm là nền tảng của Giáo hội và xã hội, cho dù thế giới không nhìn thấy họ. Ngài giao phó cho các cộng đoàn chiêm niệm những ý chỉ ngài dành cho Giáo hội và thế giới, vì đối với ngài, họ là “những ngọn đuốc, mà trong sự tĩnh lặng của tu viện, rực cháy lên bằng lời cầu nguyện và bằng tình yêu dành cho Thiên Chúa”.

Cortesía Sor Aurora

Dưới đây là chứng từ của 3 nữ tu dòng kín, chia sẻ về những tác động từ cuộc đời và giáo huấn của Đức Bênêđictô XVI đối với các tu sĩ chiêm niệm qua sự thu thập của Aleteia.

Đức Bênêđictô sống phụng vụ như “công trình của Thiên Chúa”

Mẹ Ernestina, đan viện trưởng của các nữ tu Dòng Bênêđictô Santa Maria de Carbajal, ở Leon, Tây Ban Nha, hồi tưởng lại sự gần gũi tuyệt vời của Đức Bênêđictô XVI với đời sống chiêm niệm Bênêđictô.

Là một nữ tu Dòng Bênêđictô, tôi muốn nêu bật sự đóng góp của Đức Bênêđictô trong việc nhận thức phụng vụ là ‘công trình của Thiên Chúa’, trong đó nhân loại được mời gọi cộng tác để tham gia vào một cuộc đối thoại sâu sắc với Ngài.

Ngoài ra, Mẹ Ernestina cũng nêu bật “bài giáo lý tuyệt vời của Đức Bênêđictô về cầu nguyện trong Kinh Thánh”.

Đối với con người của Đức Bênêđictô XVI, điều mà ngài luôn truyền đạt cho tôi đó là một khía cạnh cụ thể trong chiều kích chiêm niệm: ngài chú ý sâu sắc đến thực tại và ý nghĩa của sự vật.  

Đức Bênêđictô đã thay đổi cuộc đời tôi

Từ tu viện ở Benigánim, Tây Ban Nha, nữ tu Gemma thuộc cộng đoàn Discalced Augustinian Nuns nói rằng Đức Bênêđictô XVI đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời của Sơ.

Tôi luôn nói rằng Đức Bênêđictô là vị giáo hoàng của tôi. Ý tôi không phải là tôi không yêu mến Đức giáo hoàng Phanxicôvà Đức Gioan Phaolô II, người đã từng là điểm quy chiếu cho tôi, nhất là khi tôi khám phá ra Thần học về Thân xác. Nhưng tôi xin nhắc lại, Đức Bênêđictô là vị giáo hoàng của tôi, bởi vì ngài là khí cụ tuyệt vời của Thiên Chúa đối với sự hoán cải trong đời sống tu trì của tôi.

Gia phập dòng năm 1985, Nữ tu Gemma cho biết rằng, vào năm 2011 khi đọc tập đầu tiên bộ sách Đức Giêsu thành Nazareth của Đức Bênêđíctô XVI, Sơ đã cảm nghiệm được “sự đụng chạm của Thiên Chúa, một hồng ân hết sức cao vời… như thể mắt tôi đã được mở ra”.

Tôi cảm thấy những lời đó chạm đến tâm hồn mình. Tôi không biết đó là gì, nhưng chỉ có thể nhận thức được đó là ân sủng. Đối với tôi, thế giới giờ đây đã thay đổi, như thể tôi nhìn thế giới đức tin của mình tràn đầy màu sắc.

Cho đến lúc ấy, tôi rất xác tín vào lối sống của mình trong tu viện, và đức tin của tôi như thế đã  tốt đẹp rồi. Nhưng tôi cũng thường cảm thấy rằng mình thiếu lời lẽ để khích lệ người khác trong đức tin, hoặc để truyền đạt đức tin của mình một cách thuyết phục. Lần đọc thứ hai cuốn sách của Đức Bênêđíctô XVI là một ân sủng, một ân sủng kéo dài, bởi vì, từ đó trở đi, tôi bắt đầu đọc tác phẩm của ngài.

 thực, mỗi khi đọctôi luôn có cùng một ấn tượng: ngài là người lấp đầy tâm trí tôi, sưởi ấm trái tim tôi, và mở miệng tôi. Tôi nhận thấy nơi mình có một động lực khác mà không cần phải rời bỏ nếp sống chiêm niệm của mình.

Kể từ đóchúng tôi bắt đầu tổ chức những cuộc gặp gỡ nội tâm cho những người trẻ và tôi cảm thấy rằng mình có nhiều điều để truyền tải và cảm nhận. Tôi nhận ra là mình muốn đạt được điều gì qua những cuộc gặp gỡ và nhờ vào ân sủng đó đến từ Thiên Chúa. Nhưng khí cụ vĩ đại đã và vẫn là Đức Bênêđictô XVI, qua các tác phẩm của ngài. Bất cứ khi nào tôi đọc ngài, tôi nhận được một điều gì đó mới mẻ, củng cố đức tin của tôi.

Tôi không nhìn nhiều vào Đức Bênêđictô như một vị Giáo hoàng, nhưng như một nhà thần học, một nhà thần học thánh thiện. Giờ đâyngười ta đang nói về ngài như là một vị tiến sĩ của Giáo hội. Từ năm 2011, tôi đã nghĩ rằng Đức Bênêđictô giống như các Giáo phụ của Giáo hội; ngài sắp xếp đời sống nội tâm của bạn vào trật tự và sưởi ấm tâm hồn bạn. Ngài không tách thần học ra khỏi sự thánh thiện.

Đọc các bản văn của Đức Bênêđictô, tôi cảm nhận được 2 phẩm chất của ngài: can đảm và khiêm tốn. Ngài đặt những lời trên lưỡi, trong tâm hồn tôi để nói về đức tin một cách thuyết phục, và nhận ra rằng tôi có rất nhiều điều để cho đi và chia sẻ với mọi người, đặc biệt là những người trẻ.

Đức Bênêđictô giống như một người cha

Fabiana, một nữ tu khác tại tu viện ở Benigánim, đã có thể đích thân gặp Đức Bênêđictô, bởi vì trước khi trở thành nữ tu chiêm niệm Dòng thánh Augustinô, Sơ thuộc dòng Carmelite Messengers of the Holy Spirit, được thành lập ở Brazil.

Tôi không thể không chia sẻ hồng ân đặc biệt khi tôi được may mắn gặp Đức Bênêđictô XVI 2 lần.

Lần thứ nhất là vào ngày 1762007, khi ngài thăm thành phố AssisiÝ, nơi tôi là thành viên của cộng đoàn phục vụ tại toà Tổng Giám mục thời Đức Tổng Giám mục Domenico Sorrentino. Đó thực sự là một ngày không thể nào quên… Khi nhìn thấy Đức Thánh Cha đứng trước mặt, tôi xin ngài cho phép tôi ôm ngài một cái theo kiểu Brazil. Tôi không thể diễn tả được nụ cười trên môi ngàiánh nhìn của ngài xuyên thấu và rạng rỡ như thế nào. Tôi đã ôm ngài như một đứa con gái, và tôi cảm thấy ngài như là một người cha thực sự.

Còn lần thứ hai, đó  vào ngày 08. 012011 tại Rôma. Dịp này, tôi thuộc về một cộng đoàn khác đang chăm sóc một vị Hồng y sắp nghỉ hưu. Trước khi lên đường về nước, Đức hồng y dẫn chúng tôi đến chào Đức Bênêđictô. Lúc ấy, Đức Bênêđictô tận tay trao cho chúng tôi, mỗi người một Cỗ Tràng hạt, và đây cũng là một khoảnh khắc rất đặc biệt. Tôi luôn tạ ơn Chúa vì món quà mà Đức Bênêđictô đã tặng cho tôi, và nó thực sự đã in dấu trong lịch sử cuộc đời tôi.

Được biết, trong số những vật được an táng cùng với Đức Bênêđictô, có chiếc nhẫn mang hình Thánh Bênêđictô Nursia, vị sáng lập đời sống đan tu phương Tây, và là vị bảo trợ triều đại giáo hoàng của ngài.

Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: aleteia.org (13. 01. 2023)

CÁC TIN KHÁC
Tinh thần truyền giáo của Đức cha Francois Pallu và Lambert de la Motte qua những yếu tố tu đức-chiêm niệm-thập giá trong Monita ad Missionarios đối chiếu với một số tài liệu trong truyền thống Dòng Mến Thánh Giá
Tinh thần truyền giáo của Đức cha Francois Pallu và Lambert de la Motte qua những yếu tố tu đức-chiêm niệm-thập giá trong Monita ad Missionarios đối chiếu với một số tài liệu trong truyền thống Dòng Mến Thánh Giá
Tinh thần truyền giáo của Đức cha Francois Pallu và Lambert de la Motte qua những yếu tố tu đức-chiêm niệm-thập giá trong Monita ad Missionarios đối chiếu với một số tài liệu trong truyền thống Dòng Mến Thánh Giá
Chi tiết >>
Khẩu hiệu trong linh đạo mục vụ của Đức Giáo hoàng Phanxicô
Khẩu hiệu trong linh đạo mục vụ của Đức Giáo hoàng Phanxicô
WHĐ (14/8/2024) - Làm sao để tóm gọn đường hướng mục vụ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô? Đây là câu hỏi rất lớn, khi Giáo hoàng Phanxicô luôn cố gắng “tìm thấy Chúa trong mọi sự”. Theo đó, Đức Giáo hoàng đã đưa ra rất nhiều chương trình nghị sự dành cho Roma, và sau đó là cho toàn Giáo hội. Tuy nhiên, để dễ hiểu hơn về những chương trình này, chúng ta có thể nhìn thấy nơi khẩu hiệu của ngài.
Chi tiết >>
Tiểu sử 13 chân phước sẽ được tuyên thánh vào ngày 20/10/2024
Tiểu sử 13 chân phước sẽ được tuyên thánh vào ngày 20/10/2024
Tiểu sử 13 chân phước sẽ được tuyên thánh vào ngày 20/10/2024
Chi tiết >>
Cuộc đời và sự nghiệp cha Phêrô Trần Lục
Cuộc đời và sự nghiệp cha Phêrô Trần Lục
Cuộc đời và sự nghiệp cha Phêrô Trần Lục
Chi tiết >>
Mẹ Maria giúp ta biết Chúa Giêsu như thế nào?
Mẹ Maria giúp ta biết Chúa Giêsu như thế nào?
Mẹ Maria giúp ta biết Chúa Giêsu như thế nào?
Chi tiết >>
Lần xưng tội khởi đầu ơn gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô
Lần xưng tội khởi đầu ơn gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô
Lần xưng tội khởi đầu ơn gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô
Chi tiết >>
Chúa Giêsu sống lại…việc đó có làm thay đổi gì?
Chúa Giêsu sống lại…việc đó có làm thay đổi gì?
Chúa Giêsu sống lại…việc đó có làm thay đổi gì?
Chi tiết >>
Chúa Giêsu phải chịu chết trên Thập giá – Vì cớ làm sao?
Chúa Giêsu phải chịu chết trên Thập giá – Vì cớ làm sao?
Câu trả lời của cha Philippe Louveau, cha sở của giáo xứ Saint-Cyr-Sainte-Julitte de Villejuif, giáo phận Créteil, Pháp. Trình thuật về cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Kitô trên Thập giá gây chấn động. Vì sao Chúa Giêsu phải chịu chết? Đó là lời sửng sốt mà bất cứ ai cũng có thể thốt lên khi chứng kiến cảnh tượng bạo lực này trong các sự kiện. Xem ra có thể có nhiều câu trả lời và sự thực trong Kinh Thánh có nói đến.
Chi tiết >>
Tòa Giám mục Phát Diệm
75 Phát Diệm Đông – Kim Sơn – Ninh Bình
ĐT: (+84) 229 3862 058 – Fax: (+84) 229 3862 724
Email: tgmpdiem@gmail.com
Ban Truyền thông Phát Diệm
Email: bttphatdiem@gmail.com
Kết nối với chúng tôi
Copyright © 2011-2020 Ban Truyền thông Phát Diệm