23h:1 (GMT+7) - Thứ tư, 18/09/2024 Theo dõi MXH:

"Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì" (Lc 3,10-18)

Đức Thánh Cha đã nói gì về tính hiệp hành

21h:20 (GMT+7) - Thứ ba, 26/09/2023

ĐỨC THÁNH CHA ĐÃ NÓI GÌ VỀ TÍNH HIỆP HÀNH

Vatican News

Vatican News (26.09.2023) – Thượng Hội đồng Giám mục về tính hiệp hành được Đức Thánh Cha Phanxicô khởi xướng vào tháng 10/2021. Thật ra trong những năm qua đã nhiều lần Đức Thánh Cha nói về tính hiệp hành, trước khi chính thức công bố triệu tập Thượng Hội đồng Giám mục lần thứ 16 về tính hiệp hành, điều mà ngài cho là thực sự quan trọng đối với Giáo hội.

Trong một số bình luận gần đây nhất về tính hiệp hành, Đức Thánh Cha đã nói, “việc nói về một ‘Thượng hội đồng về tính hiệp hành’ có thể có vẻ là một điều gì đó khó hiểu, mang tính tự quy chiếu, quá mang tính kỹ thuật, ít được công chúng quan tâm,” nhưng đó là “một điều gì đó thực sự quan trọng đối với Giáo hội”.

Hiệp hành: cầu nguyện

Ngài đã nói với các đại diện của giới truyền thông hôm 26 tháng 8 rằng: “Chính vào thời điểm này, khi nói nhiều nhưng nghe ít, và khi ý thức về công ích có nguy cơ bị suy yếu, thì toàn thể Giáo hội đã bắt tay vào hành trình cùng nhau khám phá lại lời nói”. Ngài nói thêm: “Bước đi cùng nhau. Cùng nhau hỏi. Cùng nhau chịu trách nhiệm về sự phân định của cộng đoàn, điều mà đối với chúng ta đó là lời cầu nguyện, như các Tông đồ đầu tiên đã làm: Đây là tính hiệp hành, điều chúng ta muốn biến thành thói quen hàng ngày trong mọi cách thể hiện của Giáo hội”.

Giáo hội và Hiệp hành là đồng nghĩa

Ngày 17 tháng 10 năm 2015, trong diễn văn kỷ niệm 50 năm thành lập Thượng Hội đồng Giám mục, Đức Thánh Cha nói: “Thế giới mà chúng ta đang sống và thế giới mà chúng ta được mời gọi yêu thương và phục vụ, ngay cả với những mâu thuẫn của nó, đòi hỏi Giáo hội tăng cường hợp tác trong mọi lĩnh vực sứ vụ của mình. Chính con đường hiệp hành này là điều Thiên Chúa mong đợi nơi Giáo hội của thiên niên kỷ thứ ba”.

“Tính hiệp hành, như là một yếu tố cấu thành của Giáo hội, cung cấp cho chúng ta khuôn khổ giải thích thích hợp nhất để hiểu chính thừa tác vụ phẩm trật. Nếu chúng ta hiểu, như Thánh Gioan Kim khẩu đã nói, rằng ‘Giáo hội và Hiệp hành là đồng nghĩa’, vì Giáo hội không gì khác hơn là ‘cuộc hành trình cùng nhau’ của đàn chiên của Thiên Chúa dọc theo các nẻo đường lịch sử hướng tới cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, thì chúng ta cũng hiểu rằng, trong Giáo hội, không ai có thể được ‘nâng lên’ cao hơn người khác. Ngược lại, trong Giáo Hội, điều cần thiết là mỗi người phải ‘hạ thấp’ chính mình để phục vụ anh chị em mình trên hành trình”.

“Trong một Giáo hội hiệp hành, Thượng Hội đồng Giám mục chỉ là biểu hiện rõ ràng nhất của động lực hiệp thông vốn truyền cảm hứng cho mọi quyết định của Giáo hội”.

Không có Chúa Thánh Thần thì không có tính hiệp hành

Sau đó, ngỏ lời với Ủy ban Thần học Quốc tế vào ngày 29/11/2019, Đức Thánh Cha nói: “Trong 5 năm qua, anh chị em đã đưa ra được hai tài liệu quan trọng. Tài liệu đầu tiên làm sáng tỏ thần học về tính hiệp hành trong đời sống và sứ mạng của Giáo hội. Anh chị em đã cho thấy việc thực hành tính hiệp hành, truyền thống nhưng luôn được đổi mới, là việc áp dụng, trong lịch sử của Dân Chúa trên hành trình của họ, việc thực hiện Giáo hội như một mầu nhiệm hiệp thông, theo hình ảnh hiệp thông Ba Ngôi. Như anh chị em đã biết, chủ đề này rất gần gũi với trái tim tôi...

“Và vì điều này, tôi cảm ơn anh chị em về tài liệu của anh chị em, bởi vì ngày nay người ta nghĩ rằng tính hiệp hành là nắm tay nhau và bắt đầu một cuộc hành trình, cử hành với giới trẻ, hoặc thực hiện một cuộc thăm dò ý kiến: ‘Các bạn nghĩ gì về việc phong chức linh mục cho phụ nữ?’ Hầu như đó là điều đã được thực hiện, phải không? Tính hiệp hành là một cuộc hành trình của Giáo hội có một linh hồn là Chúa Thánh Thần. Không có Chúa Thánh Thần thì không có tính hiệp hành”.

Tính hiệp hành là sự thể hiện bản chất, hình thức, phong cách và sứ mạng của Giáo hội

Ngày 18 tháng 9 năm 2021, Đức Thánh Cha nói với các tín hữu Giáo phận Rôma: “Tính hiệp hành không phải là một chương trong sách giáo khoa về Giáo hội học, càng không phải là một mốt nhất thời hay một khẩu hiệu được bàn tán trong các cuộc họp của chúng ta. Tính hiệp hành là sự thể hiện bản chất, hình thức, phong cách và sứ mạng của Giáo hội. Chúng ta có thể nói về Giáo hội như là ‘có tính hiệp hành’ mà không giản lược từ đó thành một cách mô tả hay định nghĩa khác về Giáo hội. Tôi nói điều này không phải như một quan điểm thần học hay thậm chí là suy nghĩ của riêng tôi, mà dựa trên những gì có thể được coi là ‘cẩm nang’ đầu tiên và quan trọng nhất về Giáo hội học: đó là sách Công vụ Tông đồ”.

Những nguy cơ có thể gặp trong Thượng Hội đồng

Gần hơn, trong diễn văn khai mạc Thượng Hội đồng về Tính hiệp hành vào ngày 9/10/2021, Đức Thánh Cha nói: “Thượng hội đồng, trong khi mang lại một cơ hội tuyệt vời cho việc hoán cải mục vụ về mặt truyền giáo và đại kết, cũng không được miễn trừ một số rủi ro nhất định. Tôi sẽ đề cập đến ba trong số này”.

Chủ nghĩa hình thức

“Đầu tiên là chủ nghĩa hình thức. Thượng Hội đồng có thể được rút gọn thành một sự kiện đặc biệt, nhưng chỉ diễn ra bên ngoài; điều đó sẽ giống như việc chiêm ngưỡng mặt tiền tráng lệ của một nhà thờ mà không hề thực sự bước vào bên trong. Nếu chúng ta muốn nói về một Giáo hội hiệp hành, chúng ta không thể chỉ hài lòng với vẻ bề ngoài; chúng ta cần nội dung, phương tiện và cơ cấu có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc đối thoại và tương tác trong Dân Chúa, đặc biệt là giữa các linh mục và giáo dân.

Duy lý trí

“Nguy cơ thứ hai là sự duy lý trí. Thực tế biến thành sự trừu tượng, và chúng ta, với những suy tư của mình, cuối cùng lại đi theo hướng ngược lại. Điều này sẽ biến Thượng Hội đồng thành một loại nhóm nghiên cứu, đưa ra những cách tiếp cận uyên bác nhưng trừu tượng đối với các vấn đề của Giáo hội và những tệ nạn trong thế giới của chúng ta. Những con người bình thường nói những điều thông thường, không có chiều sâu hay hiểu biết thiêng liêng sâu sắc, và rốt cuộc đi theo những chia rẽ ý thức hệ và đảng phái quen thuộc và không hiệu quả, xa rời thực tế của Dân thánh Thiên Chúa và đời sống cụ thể của các cộng đồng trên khắp thế giới.

Cám dỗ tự mãn 

“Cuối cùng, cám dỗ tự mãn, thái độ nói rằng: ‘Chúng ta đã luôn làm theo cách này’ (Evangelii Gaudium, 33) và tốt hơn là đừng thay đổi. Câu nói đó - ‘Chúng ta luôn làm theo cách đó’ - là liều thuốc độc cho đời sống của Giáo hội. Những người nghĩ theo cách này, có lẽ thậm chí không nhận ra điều đó, đã phạm sai lầm khi không coi trọng thời đại chúng ta đang sống. Cuối cùng, mối nguy hiểm là áp dụng những giải pháp cũ cho những vấn đề mới”.

Không có tinh thần cầu nguyện này thì không có tính hiệp hành

Và gần đây nhất, vào ngày 4/9/2023, trên chuyến bay từ Mông Cổ trở về Roma, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh: “Không có chỗ cho ý thức hệ trong Thượng hội đồng. Đó là một động lực khác. Thượng Hội đồng là cuộc đối thoại giữa những người đã được rửa tội nhân danh Giáo hội, về đời sống của Giáo hội, về đối thoại với thế giới, về những vấn đề ảnh hưởng đến nhân loại ngày nay. Nhưng khi bạn suy nghĩ theo một con đường ý thức hệ thì Thượng hội đồng chấm dứt”.

“Có một điều chúng ta phải bảo vệ là ‘bầu khí hiệp hành’. Đây không phải là một chương trình truyền hình nơi mọi thứ được nói đến. Có khoảnh khắc tôn giáo, có khoảnh khắc trao đổi tôn giáo. Hãy xem xét rằng trong các phiên họp của Thượng Hội đồng, họ phát biểu trong 3-4 phút mỗi người, ba [người], và sau đó có 3-4 phút im lặng để cầu nguyện... Không có tinh thần cầu nguyện này thì không có tính hiệp hành, ở đó là chính trị, chủ nghĩa nghị viện”.

Nguồn: vaticannews.va/vi

CÁC TIN KHÁC
Tinh thần truyền giáo của Đức cha Francois Pallu và Lambert de la Motte qua những yếu tố tu đức-chiêm niệm-thập giá trong Monita ad Missionarios đối chiếu với một số tài liệu trong truyền thống Dòng Mến Thánh Giá
Tinh thần truyền giáo của Đức cha Francois Pallu và Lambert de la Motte qua những yếu tố tu đức-chiêm niệm-thập giá trong Monita ad Missionarios đối chiếu với một số tài liệu trong truyền thống Dòng Mến Thánh Giá
Tinh thần truyền giáo của Đức cha Francois Pallu và Lambert de la Motte qua những yếu tố tu đức-chiêm niệm-thập giá trong Monita ad Missionarios đối chiếu với một số tài liệu trong truyền thống Dòng Mến Thánh Giá
Chi tiết >>
Khẩu hiệu trong linh đạo mục vụ của Đức Giáo hoàng Phanxicô
Khẩu hiệu trong linh đạo mục vụ của Đức Giáo hoàng Phanxicô
WHĐ (14/8/2024) - Làm sao để tóm gọn đường hướng mục vụ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô? Đây là câu hỏi rất lớn, khi Giáo hoàng Phanxicô luôn cố gắng “tìm thấy Chúa trong mọi sự”. Theo đó, Đức Giáo hoàng đã đưa ra rất nhiều chương trình nghị sự dành cho Roma, và sau đó là cho toàn Giáo hội. Tuy nhiên, để dễ hiểu hơn về những chương trình này, chúng ta có thể nhìn thấy nơi khẩu hiệu của ngài.
Chi tiết >>
Tiểu sử 13 chân phước sẽ được tuyên thánh vào ngày 20/10/2024
Tiểu sử 13 chân phước sẽ được tuyên thánh vào ngày 20/10/2024
Tiểu sử 13 chân phước sẽ được tuyên thánh vào ngày 20/10/2024
Chi tiết >>
Cuộc đời và sự nghiệp cha Phêrô Trần Lục
Cuộc đời và sự nghiệp cha Phêrô Trần Lục
Cuộc đời và sự nghiệp cha Phêrô Trần Lục
Chi tiết >>
Mẹ Maria giúp ta biết Chúa Giêsu như thế nào?
Mẹ Maria giúp ta biết Chúa Giêsu như thế nào?
Mẹ Maria giúp ta biết Chúa Giêsu như thế nào?
Chi tiết >>
Lần xưng tội khởi đầu ơn gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô
Lần xưng tội khởi đầu ơn gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô
Lần xưng tội khởi đầu ơn gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô
Chi tiết >>
Chúa Giêsu sống lại…việc đó có làm thay đổi gì?
Chúa Giêsu sống lại…việc đó có làm thay đổi gì?
Chúa Giêsu sống lại…việc đó có làm thay đổi gì?
Chi tiết >>
Chúa Giêsu phải chịu chết trên Thập giá – Vì cớ làm sao?
Chúa Giêsu phải chịu chết trên Thập giá – Vì cớ làm sao?
Câu trả lời của cha Philippe Louveau, cha sở của giáo xứ Saint-Cyr-Sainte-Julitte de Villejuif, giáo phận Créteil, Pháp. Trình thuật về cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Kitô trên Thập giá gây chấn động. Vì sao Chúa Giêsu phải chịu chết? Đó là lời sửng sốt mà bất cứ ai cũng có thể thốt lên khi chứng kiến cảnh tượng bạo lực này trong các sự kiện. Xem ra có thể có nhiều câu trả lời và sự thực trong Kinh Thánh có nói đến.
Chi tiết >>
Tòa Giám mục Phát Diệm
75 Phát Diệm Đông – Kim Sơn – Ninh Bình
ĐT: (+84) 229 3862 058 – Fax: (+84) 229 3862 724
Email: tgmpdiem@gmail.com
Ban Truyền thông Phát Diệm
Email: bttphatdiem@gmail.com
Kết nối với chúng tôi
Copyright © 2011-2020 Ban Truyền thông Phát Diệm