14h:34 (GMT+7) - Thứ tư, 9/10/2024 Theo dõi MXH:

"Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì" (Lc 3,10-18)

Mẹ của thánh Gioan Phaolô II đã chọn sự sống sau khi bác sĩ khuyên bà phá thai

10h:3 (GMT+7) - Thứ sáu, 20/05/2022

Song thân thánh Gioan Phaolô II

Hơn một trăm năm trước, vào ngày 18 tháng 5, bà Emilia Wojtyla đã hạ sinh người con trai thứ hai tên là Karol, sau một thai kỳ đầy khó khăn và bị đe doạ đến tính mạng. Em bé đã lớn lên và sau này trở thành Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II.

Trong một cuốn sách mới xuất bản ở Ba Lan, nữ tác giả Milena Kindziuk đã miêu tả cách mẹ của Thánh John Paul II được khuyên phá thai.
 
“Bà ấy đã phải lựa chọn giữa sự sống của chính mình và đứa con mà bà ấy đang mang trong mình, nhưng đức tin mạnh mẽ của bà ấy không cho phép bà Emilia lựa chọn phá thai,” Kindziuk nói trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Công giáo ACI Stampa.

“Từ trong sâu thẳm lòng mình, bà ấy đã phải sẵn sàng hy sinh điều này cho đứa con mà bà ấy đang mang trong mình,” cô nói.

Trong cuốn sách, “Emilia và Karol Wojtyla. Thân sinh của Thánh Gioan Phaolo II,” tác giả Kindziuk trích dẫn lời chứng của một nữ hộ sinh, bà Tatarowa, và lời kể của hai người bạn của bà, Helena Szczepańska và Maria Kaczorowa, cũng như hồi ức của những cư dân khác thành phố Wadowice. Cô nói rằng những chứng từ này cho thấy bà Emilia Wojtyla đã rất đau buồn khi bác sĩ đầu tiên của bà, Tiến sĩ Jan Moskała, khẳng định rằng bà phải phá thai.
 
Cô ấy nói rằng bà Emilia và Karol Wojtyla “đã có một quyết định táo bạo, bất chấp mọi thứ, để đứa con đang mang của họ được sinh ra. Và vì thế họ bắt đầu tìm kiếm một bác sĩ khác”.
 
Cuối cùng họ đã chọn Tiến sĩ Samuel Taub, một bác sĩ gốc Do Thái sinh sống ở Krakow, ông đã chuyển đến Wadowice sau Thế chiến thứ nhất.
 
“Bạn bè của bà Emilia đã lưu giữ những kỷ niệm về chuyến thăm đó. Bác sĩ cũng xác nhận rằng bà có nguy cơ biến chứng trong quá trình sinh nở, bao gồm cả cái chết. Nhưng ông không đề nghị phá thai”, Kindziuk nói.
 
“Bà Emilia đã có một thai kỳ tồi tệ: phần lớn thời gian bà phải nằm nghỉ và sức lực yếu hơn bình thường,” cô nói. “Trong tình huống này, Tiến sĩ Taub đã đề nghị bà nên nằm nghỉ, nghỉ ngơi thường xuyên và tự chăm sóc bản thân thật tốt.”
 
Vào ngày sinh 18 tháng 5 năm 1920, “Bà Emilia nằm trong căn hộ của mình ở phố Kościelna, trong phòng khách… trước sự chứng kiến ​​của một nữ hộ sinh,” Kindziuk giải thích.
 
Cùng lúc đó, ông Karol và cậu con trai 13 tuổi Edmund của họ đã ra ngoài vào khoảng 5 giờ chiều để tham gia giờ cầu nguyện các giờ kinh Phụng Vụ trong nhà thờ giáo xứ đối diện con đường nơi họ hát kinh cầu Đức mẹ Loreto, cô nói thêm.
Thánh Gioan Phaolô II cũng nói với thư ký riêng của ngài là Đức Hồng y Stanislaw Dziwisz rằng ngài được sinh ra trong kinh cầu để tôn vinh Mẹ Thiên Chúa, cô ấy nói và nói thêm rằng ngài được bầu làm giáo hoàng vào cùng thời điểm ngài được sinh ra.
 
Các án phong thánh cho song thân Thánh Gioan Phaolô II đã chính thức được mở tại Ba Lan vào tháng Năm. Ông Karol, một trung úy quân đội Ba Lan, và bà Emilia, một giáo viên, đã kết hôn tại Krakow vào ngày 10 tháng 2 năm 1906. Cặp vợ chồng Công giáo đã sinh được ba người con: Edmund năm 1906; Olga, người đã chết ngay sau khi sinh; và Karol vào năm 1920.
 
Trước khi qua đời vì một cơn đau tim và suy gan vào năm 1929, bà Emilia là điểm tựa đức tin cho gia đình. Vào thời điểm bà qua đời, cậu bé Karol Wojtyla còn thiếu một tháng mới đầy chín tuổi.
 
Maria Bùi Quỳnh, VTCG chuyển ngữ
Bài báo này ban đầu được xuất bản trên CNA vào ngày 18 tháng 5 năm 2020.
CÁC TIN KHÁC
Tinh thần truyền giáo của Đức cha Francois Pallu và Lambert de la Motte qua những yếu tố tu đức-chiêm niệm-thập giá trong Monita ad Missionarios đối chiếu với một số tài liệu trong truyền thống Dòng Mến Thánh Giá
Tinh thần truyền giáo của Đức cha Francois Pallu và Lambert de la Motte qua những yếu tố tu đức-chiêm niệm-thập giá trong Monita ad Missionarios đối chiếu với một số tài liệu trong truyền thống Dòng Mến Thánh Giá
Tinh thần truyền giáo của Đức cha Francois Pallu và Lambert de la Motte qua những yếu tố tu đức-chiêm niệm-thập giá trong Monita ad Missionarios đối chiếu với một số tài liệu trong truyền thống Dòng Mến Thánh Giá
Chi tiết >>
Khẩu hiệu trong linh đạo mục vụ của Đức Giáo hoàng Phanxicô
Khẩu hiệu trong linh đạo mục vụ của Đức Giáo hoàng Phanxicô
WHĐ (14/8/2024) - Làm sao để tóm gọn đường hướng mục vụ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô? Đây là câu hỏi rất lớn, khi Giáo hoàng Phanxicô luôn cố gắng “tìm thấy Chúa trong mọi sự”. Theo đó, Đức Giáo hoàng đã đưa ra rất nhiều chương trình nghị sự dành cho Roma, và sau đó là cho toàn Giáo hội. Tuy nhiên, để dễ hiểu hơn về những chương trình này, chúng ta có thể nhìn thấy nơi khẩu hiệu của ngài.
Chi tiết >>
Tiểu sử 13 chân phước sẽ được tuyên thánh vào ngày 20/10/2024
Tiểu sử 13 chân phước sẽ được tuyên thánh vào ngày 20/10/2024
Tiểu sử 13 chân phước sẽ được tuyên thánh vào ngày 20/10/2024
Chi tiết >>
Cuộc đời và sự nghiệp cha Phêrô Trần Lục
Cuộc đời và sự nghiệp cha Phêrô Trần Lục
Cuộc đời và sự nghiệp cha Phêrô Trần Lục
Chi tiết >>
Mẹ Maria giúp ta biết Chúa Giêsu như thế nào?
Mẹ Maria giúp ta biết Chúa Giêsu như thế nào?
Mẹ Maria giúp ta biết Chúa Giêsu như thế nào?
Chi tiết >>
Lần xưng tội khởi đầu ơn gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô
Lần xưng tội khởi đầu ơn gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô
Lần xưng tội khởi đầu ơn gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô
Chi tiết >>
Chúa Giêsu sống lại…việc đó có làm thay đổi gì?
Chúa Giêsu sống lại…việc đó có làm thay đổi gì?
Chúa Giêsu sống lại…việc đó có làm thay đổi gì?
Chi tiết >>
Chúa Giêsu phải chịu chết trên Thập giá – Vì cớ làm sao?
Chúa Giêsu phải chịu chết trên Thập giá – Vì cớ làm sao?
Câu trả lời của cha Philippe Louveau, cha sở của giáo xứ Saint-Cyr-Sainte-Julitte de Villejuif, giáo phận Créteil, Pháp. Trình thuật về cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Kitô trên Thập giá gây chấn động. Vì sao Chúa Giêsu phải chịu chết? Đó là lời sửng sốt mà bất cứ ai cũng có thể thốt lên khi chứng kiến cảnh tượng bạo lực này trong các sự kiện. Xem ra có thể có nhiều câu trả lời và sự thực trong Kinh Thánh có nói đến.
Chi tiết >>
Tòa Giám mục Phát Diệm
75 Phát Diệm Đông – Kim Sơn – Ninh Bình
ĐT: (+84) 229 3862 058 – Fax: (+84) 229 3862 724
Email: tgmpdiem@gmail.com
Ban Truyền thông Phát Diệm
Email: bttphatdiem@gmail.com
Kết nối với chúng tôi
Copyright © 2011-2020 Ban Truyền thông Phát Diệm