22h:56 (GMT+7) - Thứ tư, 18/09/2024 Theo dõi MXH:

"Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì" (Lc 3,10-18)

Mười cách để canh tân đời sống trong Mùa Chay

20h:39 (GMT+7) - Thứ hai, 12/02/2024

MƯỜI CÁCH ĐỂ CANH TÂN ĐỜI SỐNG TRONG MÙA CHAY

ACI Prensa

WHĐ (12.02.2024) – Mùa Chay là thời gian Giáo hội mời gọi tín hữu sống tinh thần sám hối để bước vào Tam Nhật Vượt qua – tưởng niệm cuộc khổ nạn, tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu. Mùa Chay năm nay bắt đầu từ ngày 14.02 đến ngày 28.03. Dưới đây là 10 cách giúp chúng ta canh tân đời sống, lớn lên trong sự thánh thiện, và loan báo Tin Mừng trong Mùa Chay này.

1. Siêng năng Rước lễ

Trong Mùa Chay, việc tham dự Thánh lễ và Rước lễ là hành vi truyền giáo và loan báo Tin Mừng hữu hiệu nhất mà các tín hữu có thể tham gia.

Thánh Gioan Phaolô II lưu ý rằng: Thánh Thể mang nơi mình “nguyên lý và nguồn cứu rỗi vĩnh cửu của thế giới”. Vì vậy, tín hữu nên siêng năng tham dự Thánh lễ và sốt sáng Rước lễ để hun đúc đời sống đức tin.

2. Cầu nguyện sâu sắc hơn

Mùa Chay là một cơ hội tuyệt vời giúp chúng ta đào sâu mối tương quan với Thiên Chúa qua cầu nguyện. Thánh Gioan Thánh Giá đã viết: “Ai trốn tránh cầu nguyện là trốn tránh mọi điều tốt lành”.

Thánh Ephrem đưa ra một quan điểm thực tế hơn khi cho rằng cầu nguyện giúp chúng ta luyện tập nhân đức và bảo vệ chúng ta khỏi những thói xấu của tức giận, kiêu ngạo, ghen tị, … Cụ thể hơn, nhờ cầu nguyện, chúng ta có thêm sức mạnh để can đảm chết đi chính mình, nhờ đó trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu.

3. Đọc Kinh thánh.

Chúng ta hãy liên kết Kinh Thánh vào lời cầu nguyện hàng ngày, như Sách Giáo lý Công giáo dạy, Kinh Thánh nguồn chính yếu giúp chúng ta hiểu biết về Thiên Chúa. Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI luôn mời gọi Kitô hữu làm quen với việc đọc Kinh Thánh.

4. Hãy đi xưng tội

Sống tinh thần sám hối của Mùa Chay, chúng ta đừng ngại ngần để đến với bí tích Hoà giải.

5. Giúp đỡ những người cần được giúp đỡ

Người nghèo là kho báu của Giáo hội. Mùa Chay mời gọi chúng ta mở lòng để quan tâm đến những người kém may mắn hơn mình, để quảng đại giúp đỡ người khác, nhất là những người nghèo khổ, thiếu thốn… Đức Kitô là mẫu gương tuyệt vời của chúng ta khi “Người vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có”.

6. Vun đắp lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria

Đức Maria dành cho Đức Giêsu con của Mẹ tình yêu sâu xa nên Mẹ có thể phục vụ tất cả mọi người nam phụ lão ấu mà không loại trừ ai. Chúng ta hãy yêu mến Mẹ và xin Mẹ giúp chúng ta phát triển đời sống tập trung vào Đức Kitô, nhờ đó, chúng ta có thể mở lòng để đón nhận và yêu thương người khác hơn, đặc biệt trong Mùa Chay này.

7. Tha thứ

Đáp lại lời Chúa Giêsu mời gọi hãy tha thứ cho kẻ thù của mình, chúng ta hãy làm hòa với người mà chúng ta cho rằng không đáng được tôn trọng, tha thứ hoặc quan tâm.

8. Viếng đàng Thánh Giá

Hầu hết các giáo xứ đều tạo cơ hội để tín hữu viếng đàng Thánh Giá vào các ngày Thứ Sáu trong Mùa Chay. Chúng ta hãy tận dụng thời gian quí báu này để tìm hiểu thêm về đức tin và kiến tạo đời sống tâm linh qua việc chiêm ngắm cuộc tử nạn của Đức Kitô.

9. Thể hiện tình yêu thương 

Trong Mùa Chay, hãy nỗ lực hơn nữa để bảo vệ niềm tin của chúng ta vào Chúa Giêsu Kitô và Giáo hội Công giáo. Khi đối diện với những ý kiến bất khoan dung, khép kín và bài Kitô giáo, thì tình yêu của Đức Kitô trong cộng đoàn đức tin là câu trả lời tuyệt vời nhất. Do đó, hãy thể hiện tình yêu thương với những người chúng ta gặp trong cuộc sống hàng ngày, bất kể họ có cùng tín ngưỡng với chúng ta hay không.

10. Nhiệt tâm loan báo Tin Mừng

Lợi ích của việc loan báo Tin Mừng vượt xa những khó khăn mà chúng ta có thể cảm thấy khi chia sẻ Tin Mừng với người khác. Bất kỳ khi nào có thể, chúng ta hãy mạnh dạn giới thiệu về Đức Kitô và niềm tin của mình cho người khác. Dù kiến thức của chúng ta về đạo còn nhiều hạn chế, nhưng với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần và để Ngài nói qua chúng ta, chúng ta tin rằng mình có thể thuyết phục người khác về sự khôn ngoan và thực tế của đức tin của chúng ta. Nhờ đó, nhiều người có thể nhận biết, yêu mến, và tin theo Chúa.

Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm

Lược dịch từ: catholicnewsagency.com (11. 02. 2024)

CÁC TIN KHÁC
Tinh thần truyền giáo của Đức cha Francois Pallu và Lambert de la Motte qua những yếu tố tu đức-chiêm niệm-thập giá trong Monita ad Missionarios đối chiếu với một số tài liệu trong truyền thống Dòng Mến Thánh Giá
Tinh thần truyền giáo của Đức cha Francois Pallu và Lambert de la Motte qua những yếu tố tu đức-chiêm niệm-thập giá trong Monita ad Missionarios đối chiếu với một số tài liệu trong truyền thống Dòng Mến Thánh Giá
Tinh thần truyền giáo của Đức cha Francois Pallu và Lambert de la Motte qua những yếu tố tu đức-chiêm niệm-thập giá trong Monita ad Missionarios đối chiếu với một số tài liệu trong truyền thống Dòng Mến Thánh Giá
Chi tiết >>
Khẩu hiệu trong linh đạo mục vụ của Đức Giáo hoàng Phanxicô
Khẩu hiệu trong linh đạo mục vụ của Đức Giáo hoàng Phanxicô
WHĐ (14/8/2024) - Làm sao để tóm gọn đường hướng mục vụ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô? Đây là câu hỏi rất lớn, khi Giáo hoàng Phanxicô luôn cố gắng “tìm thấy Chúa trong mọi sự”. Theo đó, Đức Giáo hoàng đã đưa ra rất nhiều chương trình nghị sự dành cho Roma, và sau đó là cho toàn Giáo hội. Tuy nhiên, để dễ hiểu hơn về những chương trình này, chúng ta có thể nhìn thấy nơi khẩu hiệu của ngài.
Chi tiết >>
Tiểu sử 13 chân phước sẽ được tuyên thánh vào ngày 20/10/2024
Tiểu sử 13 chân phước sẽ được tuyên thánh vào ngày 20/10/2024
Tiểu sử 13 chân phước sẽ được tuyên thánh vào ngày 20/10/2024
Chi tiết >>
Cuộc đời và sự nghiệp cha Phêrô Trần Lục
Cuộc đời và sự nghiệp cha Phêrô Trần Lục
Cuộc đời và sự nghiệp cha Phêrô Trần Lục
Chi tiết >>
Mẹ Maria giúp ta biết Chúa Giêsu như thế nào?
Mẹ Maria giúp ta biết Chúa Giêsu như thế nào?
Mẹ Maria giúp ta biết Chúa Giêsu như thế nào?
Chi tiết >>
Lần xưng tội khởi đầu ơn gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô
Lần xưng tội khởi đầu ơn gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô
Lần xưng tội khởi đầu ơn gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô
Chi tiết >>
Chúa Giêsu sống lại…việc đó có làm thay đổi gì?
Chúa Giêsu sống lại…việc đó có làm thay đổi gì?
Chúa Giêsu sống lại…việc đó có làm thay đổi gì?
Chi tiết >>
Chúa Giêsu phải chịu chết trên Thập giá – Vì cớ làm sao?
Chúa Giêsu phải chịu chết trên Thập giá – Vì cớ làm sao?
Câu trả lời của cha Philippe Louveau, cha sở của giáo xứ Saint-Cyr-Sainte-Julitte de Villejuif, giáo phận Créteil, Pháp. Trình thuật về cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Kitô trên Thập giá gây chấn động. Vì sao Chúa Giêsu phải chịu chết? Đó là lời sửng sốt mà bất cứ ai cũng có thể thốt lên khi chứng kiến cảnh tượng bạo lực này trong các sự kiện. Xem ra có thể có nhiều câu trả lời và sự thực trong Kinh Thánh có nói đến.
Chi tiết >>
Tòa Giám mục Phát Diệm
75 Phát Diệm Đông – Kim Sơn – Ninh Bình
ĐT: (+84) 229 3862 058 – Fax: (+84) 229 3862 724
Email: tgmpdiem@gmail.com
Ban Truyền thông Phát Diệm
Email: bttphatdiem@gmail.com
Kết nối với chúng tôi
Copyright © 2011-2020 Ban Truyền thông Phát Diệm