11h:21 (GMT+7) - Thứ bẩy, 21/09/2024 Theo dõi MXH:

"Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì" (Lc 3,10-18)

Ngôn sứ Êlia: Vị đồng hành trên hành trình Mùa Chay

16h:0 (GMT+7) - Thứ sáu, 23/02/2024

Hình: Ngôn sứ Êlia

NGÔN SỨ ÊLIA: VỊ ĐỒNG HÀNH TRÊN HÀNH TRÌNH MÙA CHAY

Lm. Nicholas Sheehy, LC

WHĐ (23.02.2024) – Một lần nữa, chúng ta bước vào hành trình Mùa Chay chuẩn bị cho việc cử hành tưởng niệm cuộc Vượt qua của Chúa Giêsu. Trên lộ trình này, có lẽ thật xứng hợp khi chúng ta chọn Êlia, một nhân vật trong Cựu Ước, vốn không chỉ là một ngôn sứ nhiệt tâm mà còn là người có mối tương giao mật thiết với Thiên Chúa, để đồng hành với chúng ta.

Theo trải nghiệm của Đức Bênêđictô:

Các vị ngôn sứ, với giáo huấn và lời rao giảng của mình, có tầm quan trọng lớn lao trong lịch sử tôn giáo của dân Israel cổ đại. Trong số đó nổi bật lên hình ảnh ông Êlia, người được Thiên Chúa thúc đẩy để đưa dân chúng hoán cải. Tên của ngài có nghĩa là “Chúa là Thiên Chúa của tôi”, và cuộc đời của ngài phát triển theo danh hiệu này, hoàn toàn dành riêng cho việc nhen nhóm trong dân chúng lòng biết ơn đối với Chúa là Thiên Chúa duy nhất”.

(Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, ngày 15.06.2011)

Êlia là ai?

Cuộc đời của Êlia được ghi lại trong Sách Các Vua. Trước hết, về thân thế, Êlia là người Tít-be, sống ở vương quốc phía bắc Israel dưới thời cai trị của vua A-kháp và A-cha-xia, (x. 1V 17-19 và 2V 1-2). Thiên Chúa kêu gọi Êlia trở thành ngôn sứ nhằm tái lập sự thờ phượng tinh ròng trên đất Israel qua việc chống lại sự pha trộn các yếu tố từ các tôn giáo khác, do vua A-kháp và nữ hoàng độc ác I-de-ven cổ vũ. Để chu toàn sứ mạng này, Êlia phải chiến đấu với các tà giáo, nhất là tà giáo Baal mà cuộc đối đầu của ông với các tiên tri giả của Baal là một trong những hình tượng hết sức mạnh mẽ trong Cựu Ước.

Hành trình của ngôn sứ Êlia

Thiên Chúa ban cho Êlia quyền làm phép lạ nhằm mục đích phục hồi dân Israel đã rơi vào tình trạng thờ ngẫu tượng. Cuộc đối đầu của vị ngôn sứ với nhà vua bắt đầu với việc ông công khai thách thức vua A-kháp qua việc tuyên bố hạn hán là hình phạt Thiên Chúa dành cho việc thờ ngẫu tượng (1V 18,1-17). Để đương đầu với nạn hạn hán xảy ra trên toàn bộ lãnh thổ, các tiên tri của thần Baal đã lập bàn thờ, kêu cầu thần minh cho mưa xuống. Họ không ngừng nhảy nhót, kêu lớn tiếng và dùng gươm, giáo rạch mình đến chảy máu nhưng tất cả như rơi vào trong khoảng không vô vọng. Trong khi đó, trái ngược với sự nhốn nháo của các tiên tri ngoại giáo, Êlia lập bàn thờ và dâng của lễ cho Thiên Chúa, xin chính Chúa thắp lửa cho của lễ toàn thiêu. Điều nổi bật là với sự cầu nguyện rất nhẹ nhàng, sâu lắng của Êlia, cho phép người xem thấy rằng Thiên Chúa của Israel là có thật và Ngài không phải là Baal. Êlia xin lửa, Thiên Chúa gửi lửa đến. Êlia kêu cầu Chúa và mưa trở lại đất (1V 18,18-46). Êlia dùng sự kiện này để lôi kéo dân Israel quay về với Thiên Chúa.

Những bài học từ Ngôn sứ Êlia

Từ cuộc đời của ngôn sứ Êlia, chúng ta có thể học những bài học thiêng liêng trong hành trình Kitô hữu:

- Trở thành một ngôn sứ không chỉ đơn giản là thấy trước tương lai, mà đúng hơn là nhận ra những dấu chỉ của thời đại. Qua Phép Rửa, tất cả chúng ta đều được mời gọi tham gia vào chức “ tế, Ngôn sứ và Vương đế” của Đức Kitô (Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo, 1241). Nói cách khác, chúng ta được mời gọi làm ngôn sứ, đọc các dấu chỉ thời đại dưới ánh sáng Tin Mừng (x. Hiến chế Gaudium et Spes, 4). Suy tư về nhãn quan ngôn sứ của Êlia chúng ta học được tầm nhìn ngôn sứ về thế giới và xã hội đương thời, và cầu xin Thiên Chúa dẫn dắt hành động của chúng ta.

- Là một người cầu nguyện, và chính cầu nguyện đã thúc đẩy Êlia hành động nhân danh Thiên Chúa và tôn giáo chân chính. Êlia không cầu xin để có những ân sủng đặc biệt, nhưng với sự thanh thoát trọn vẹn, ông hoàn toàn quy phục Thiên Chúa và ước muốn duy nhất là yêu mến và phụng sự Thiên Chúa bằng cả trái tim.

- Sau khi sỉ nhục và giết chết các tiên tri của nhà vua, Êlia buộc phải lên đường đến núi Horeb để chạy trốn cơn thịnh nộ của nữ hoàng I-de-ven. Với niềm tin tưởng, Êlia xác tín mạnh mẽ và cảm nhận rất rõ sự bảo vệ của Thiên Chúa dành cho mình. Tuy nhiên, thay vì giờ tập trung vào khía cạnh kỳ diệu của sự vật, Êlia luôn thích nghi với hoàn cảnh để kiên tâm thi hành vai trò ngôn sứ mà Thiên Chúa muốn ông chu toàn. 

- Trên hành trình chạy trốn nguy hiểm đến tính mạng, Êlia được nuôi sống nhờ những bữa ăn kỳ diệu: được bầy quạ mang bánh và thịt đến mỗi ngày vào hai buổi sáng, chiều (1V 17, 6); được bà góa ở Xa-rép-ta cung cấp bánh ăn với chút bột còn sót lại của bà (1V 17, 8-16); và được thiên thần mang bánh và nước để tiếp sức cho ông trên lộ trình (1V 19, 5). Những bữa ăn kỳ diệu này gợi tới Thánh Thể mà Chúa Giêsu đã thiết lập: Nếu Thiên Chúa không ngừng chăm sóc khi Êlia có nguy cơ chết đói khi chạy trốn, thì Ngài còn quan tâm đến hành trình đời sống tâm linh của chúng ta đến chừng nào khi ban cho chúng ta Thánh Thể mỗi ngày?

- Cũng chính tại núi Horeb, Êlia mới có thể học được điều gì đó rất quan trọng về bản tính của Thiên Chúa, Đấng mạc khải chính Ngài không phải bằng bão tố, lửa hay động đất, mà bằng lời thì thầm nhẹ nhàng (1V 19,11-12). Cũng vậy, đôi khi để tìm thấy Chúa, chúng ta cũng phải “lên núi”, nghĩa là ra khỏi lối sống tầm thường của danh vọng, tiền bạc, ganh ghét, gian tham, và cả những ồn ào của mạng xã hội…  để trong cô tịch, sự lắng đọng của tâm hồn, chúng ta có thể nghe được tiếng Chúa, cảm nhận sự hiện diện của Chúa, và để Chúa hoạt động trong cuộc đời chúng ta.

- Được Thiên Chúa chọn gọi đứng lên chống lại Vua A-kháp để tái lập sự thờ phượng đúng đắn trên đất Israel, cuộc đời và chứng tá của Êlia vang vọng trong tâm hồn chúng ta khi chúng ta đối diện với một thế giới tục hóa dường như không có chỗ cho Thiên Chúa. Thực tế cho thấy rằng, có rất nhiều cách để cái ác len lỏi vào cuộc sống nên điều quan trọng là chúng ta phải can đảm bảo vệ lẽ phải ngay cả khi phải thiệt thòi, phải trả giá đắt, và nhất là không mất hy vọng

- Được đưa lên trời trên một cỗ xe lửa và ngựa lửa với sự chứng kiến của môn đệ là Êlisha, ngôn sứ Êlia được mong chờ sẽ trở lại. Qua Tin Mừng, chúng ta hiểu rằng sứ vụ của Gioan Tẩy Giả là sự tiếp nối trực tiếp sứ mạng của Êlia. Đến lượt mình, chúng ta cũng được mời gọi dọn đường cho Chúa Giêsu đến, không chỉ lần thứ nhất, lần thứ hai trong lịch sử cứu độ, mà là từng lần trong lịch sử cuộc đời mỗi chúng ta.

***

Nhìn lại đôi nét về cuộc đời cũng như những ân sủng đặc biệt mà Thiên Chúa  ban cho ngôn sứ Êlia, ước mong chúng ta cũng được thúc đẩy sống ơn gọi Kitô hữu của mình trong từng hoàn cảnh. Để với lòng can đảm, tín trung, chúng ta trở thành những chứng nhân ngôn sứ, được nuôi dưỡng bởi Thánh Thể, và được củng cố trong cuộc Tử nạn và Phục sinh của Đức Kitô.

Được như vậy, chúng ta có thể nói rằng: Ngôn sứ Êlia là vị đồng hành thật tuyệt vời của chúng ta trên hành trình Mùa Chay này.

Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm

Theo: Lm. Nicholas Sheehy, LC,
Prophet Elijah Prepares Us To Live A Prayerful Lent
patheos.com (14. 02. 2024)

CÁC TIN KHÁC
Tinh thần truyền giáo của Đức cha Francois Pallu và Lambert de la Motte qua những yếu tố tu đức-chiêm niệm-thập giá trong Monita ad Missionarios đối chiếu với một số tài liệu trong truyền thống Dòng Mến Thánh Giá
Tinh thần truyền giáo của Đức cha Francois Pallu và Lambert de la Motte qua những yếu tố tu đức-chiêm niệm-thập giá trong Monita ad Missionarios đối chiếu với một số tài liệu trong truyền thống Dòng Mến Thánh Giá
Tinh thần truyền giáo của Đức cha Francois Pallu và Lambert de la Motte qua những yếu tố tu đức-chiêm niệm-thập giá trong Monita ad Missionarios đối chiếu với một số tài liệu trong truyền thống Dòng Mến Thánh Giá
Chi tiết >>
Khẩu hiệu trong linh đạo mục vụ của Đức Giáo hoàng Phanxicô
Khẩu hiệu trong linh đạo mục vụ của Đức Giáo hoàng Phanxicô
WHĐ (14/8/2024) - Làm sao để tóm gọn đường hướng mục vụ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô? Đây là câu hỏi rất lớn, khi Giáo hoàng Phanxicô luôn cố gắng “tìm thấy Chúa trong mọi sự”. Theo đó, Đức Giáo hoàng đã đưa ra rất nhiều chương trình nghị sự dành cho Roma, và sau đó là cho toàn Giáo hội. Tuy nhiên, để dễ hiểu hơn về những chương trình này, chúng ta có thể nhìn thấy nơi khẩu hiệu của ngài.
Chi tiết >>
Tiểu sử 13 chân phước sẽ được tuyên thánh vào ngày 20/10/2024
Tiểu sử 13 chân phước sẽ được tuyên thánh vào ngày 20/10/2024
Tiểu sử 13 chân phước sẽ được tuyên thánh vào ngày 20/10/2024
Chi tiết >>
Cuộc đời và sự nghiệp cha Phêrô Trần Lục
Cuộc đời và sự nghiệp cha Phêrô Trần Lục
Cuộc đời và sự nghiệp cha Phêrô Trần Lục
Chi tiết >>
Mẹ Maria giúp ta biết Chúa Giêsu như thế nào?
Mẹ Maria giúp ta biết Chúa Giêsu như thế nào?
Mẹ Maria giúp ta biết Chúa Giêsu như thế nào?
Chi tiết >>
Lần xưng tội khởi đầu ơn gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô
Lần xưng tội khởi đầu ơn gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô
Lần xưng tội khởi đầu ơn gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô
Chi tiết >>
Chúa Giêsu sống lại…việc đó có làm thay đổi gì?
Chúa Giêsu sống lại…việc đó có làm thay đổi gì?
Chúa Giêsu sống lại…việc đó có làm thay đổi gì?
Chi tiết >>
Chúa Giêsu phải chịu chết trên Thập giá – Vì cớ làm sao?
Chúa Giêsu phải chịu chết trên Thập giá – Vì cớ làm sao?
Câu trả lời của cha Philippe Louveau, cha sở của giáo xứ Saint-Cyr-Sainte-Julitte de Villejuif, giáo phận Créteil, Pháp. Trình thuật về cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Kitô trên Thập giá gây chấn động. Vì sao Chúa Giêsu phải chịu chết? Đó là lời sửng sốt mà bất cứ ai cũng có thể thốt lên khi chứng kiến cảnh tượng bạo lực này trong các sự kiện. Xem ra có thể có nhiều câu trả lời và sự thực trong Kinh Thánh có nói đến.
Chi tiết >>
Tòa Giám mục Phát Diệm
75 Phát Diệm Đông – Kim Sơn – Ninh Bình
ĐT: (+84) 229 3862 058 – Fax: (+84) 229 3862 724
Email: tgmpdiem@gmail.com
Ban Truyền thông Phát Diệm
Email: bttphatdiem@gmail.com
Kết nối với chúng tôi
Copyright © 2011-2020 Ban Truyền thông Phát Diệm