1h:12 (GMT+7) - Thứ năm, 19/09/2024 Theo dõi MXH:

"Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì" (Lc 3,10-18)

Nhớ về Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI

9h:0 (GMT+7) - Thứ hai, 2/01/2023

NHỚ VỀ ĐỨC GIÁO HOÀNG BÊNÊĐICTÔ XVI

Lm. Giuse Phạm Đình Ngọc SJ

WHĐ (01.01.2023) - Cả Giáo Hội và thế giới đau buồn trước thông tin Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI từ trần, ngày 31 tháng 12 năm 2022. Một ngày cuối cùng của năm, để ngài bước qua một đời sống mới trên Thiên Quốc[1]. Cảm ơn Thiên Chúa đã gửi ngài đến với Giáo hội trong hoàn cảnh đặc biệt. Là một thần học gia nổi tiếng, là vị Giáo Hoàng tài giỏi tốt lành, ngài đã dành cả đời phụng sự Thiên Chúa trong Giáo hội. Nhớ về ngài, chúng ta chắc hẳn không thể kể hết ra đây những câu chuyện buồn vui, những cống hiến quan trọng của ngài góp phần thay đổi lịch sử của Giáo Hội và thế giới.

Ngày 16 tháng 4 năm 1927 Joseph Aloisius Ratzinger mở mắt chào đời tại Đức. Sau thời gian phục vụ trong quân đội, ngài đi tu và được thụ phong linh mục năm 1951. Sau đó ngài dạy học, lúc 35 tuổi ngài đã rất nổi tiếng trên thế giới về thần học và trở thành cố vấn Thần Học cho Tòa Thánh tại Công Đồng Vatican II. Cha Ratzinger được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Tổng giáo phận Munich và Freising năm 1977. Cũng trong năm này, ngài được phong chức hồng y. Bốn năm sau, Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm Tổng trưởng Thánh bộ Giáo lý Đức Tin.

Ngày thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II mất, người ta đồn đoán ngài sẽ là vị giáo hoàng tiếp theo. Tin ấy đã thành hiện thực ngày 19 tháng 4 năm 2005. Giây phút đầu tiên trong cương vị Giáo Hoàng, ngài nói với dân Chúa: “Tôi chỉ là người thợ tầm thường trong vườn nho của Thiên Chúa. Quan trọng là Thiên Chúa bù đắp cho những thiếu xót của tôi. Tôi tin tưởng vào lời cầu nguyện của anh chị em. Thiên Chúa và Mẹ Maria sẽ bầu cử cho tất cả chúng ta.”

Thế là suốt những năm Giáo Hoàng của ngài, chúng ta chứng kiến nhiều biến động trong Giáo hội. Với tài năng và sự thánh thiện của mình, ngài đã nỗ lực canh tân, giảng dạy và bảo vệ các truyền thống, các giá trị giáo lý Công giáo.

Là cộng tác viên thân tín của ĐGH Bênêđictô XVI, cha Federico Lombardi SJ kể cho chúng ta về những kỷ niệm đáng nhớ giữa ngài với ĐGH Bênêđictô:

“Chắc chắn tôi đã tham gia sâu sát trong những sự kiện của triều đại giáo hoàng Bênêđictô, bao gồm cả những thách đố lớn nhất mà ngài phải đối diện. Tôi phải nói rằng những lúc Giáo hội chịu đựng thách đố trong thời kỳ khó khăn thì Đức Thánh Cha đã đối diện với lòng can đảm và nhiệt thành lớn nhất. Ví dụ, chúng ta có thể nhớ đến những cuộc tranh luận về Hồi giáo, các khủng hoảng trong Giáo hội xung quanh việc lạm dụng tình dục của giáo sĩ, hoặc các cuộc tranh luận nội bộ trong Giáo Triều Rôma. Sau này những điều ấy bị dư luận phản ánh. Bênêđictô phải đối mặt với những tình huống ấy với lòng can đảm lớn nhất. Ngài đặt những bước đầu tiên cho Giáo hội có thể chuyển mình về phía trước, không chỉ trên những đau khổ cá nhân ngài trước những khó khăn ấy, mà còn là trên lòng can đảm và sự chân thành.

Tôi tin rằng các khó khăn đó là cơ sở cho chúng ta tiến lên phía trước; ví dụ như trong việc tiếp cận cách khách quan và có chiều sâu trong tương quan của chúng ta với thế giới Hồi giáo, vấn nạn của bạo lực mà chúng ta đang chứng kiến, với mức độ nghiêm trọng và sức lan tỏa của nó. Và Đức Thánh Cha đã đối diện với những vấn đề này một cách minh bạch và can đảm, chạm vào những chủ đề chưa bao giờ được chỉ tên và giải quyết; cả hai thuộc về phần của thế giới Hồi giáo và phần của chúng ta trong việc đối thoại với họ.

Từng là Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin và sau đó là Giáo Hoàng, đức Bênêđictô đã đặt ra các nguyên tắc về lối tiếp cận căn bản và thích hợp cho những thủ tục mà Giáo Hội thực hiện liên quan đến việc ngăn ngừa và công nhận pháp lý các lỗi này. Trong đó, ngài đã đưa ra một đường hướng mà sau này được giáo hoàng Phanxicô tiếp tục kế thừa. Đó chính là Bênêđictô, người đã chỉ ra và đối diện với các vấn đề vô cùng phức tạp và nhức nhối này.

Liên quan đến các cuộc bàn thảo nội bộ về những hoạt động của Giáo triều Roma, về tính minh bạch, về việc thông qua một hệ thống các quy định và quản trị nhằm đáp ứng những chuẩn mực của nền văn hóa đương đại, về việc quản trị ở tầm mức quốc tế, Đức Thánh Cha đưa vào một loạt các quy luật và điều lệ pháp lý để chúng ta tiếp tục làm việc, và chúng đã cho nhiều kết quả tốt đẹp. Trong tất cả những điều này, đức Bênêđictô là người đã đối diện với những vấn đề lớn trong sự kiên nhẫn, đơn sơ và tín thành. Tôi hạnh phúc vì được làm việc cùng với ngài trong tâm thế như vậy.

Đương nhiên chúng ta không thể quên được những khoảnh khắc thật đẹp trong thời Bênêđictô, như lần đến Vương quốc Anh, đến Hoa Kỳ, và nhiều dịp gặp gỡ khác với các quốc gia mà người Công giáo không chiếm đa số. Đấy là những khoảnh khắc cực kỳ phấn khởi và dễ thương. Ngoài ra, ngài có những bài diễn văn với thế giới, với Westminster Hall Address, với Liên Hiệp Quốc và với Quốc Hội Đức. Những bài diễn văn còn đó những chủ đề quan trọng trong việc đối thoại ở chiều sâu và nghiêm túc của Giáo hội với xã hội và với thế giới. Và chúng đã được đón nhận với sự tôn trọng lớn lao vì phẩm tính thánh thiêng và văn hóa của chúng, mà trong đó đức Bênêđictô XVI quả là một bậc thầy.”[2] (Tác giả dịch từ Aleteia).

Rồi tháng 2 năm 2013 cả thế giới bất ngờ trước thông tin Đức Thánh Cha từ chức vì lý do sức khỏe. Sau thời gian dài cầu nguyện trước Chúa, ngài tuyên bố từ chức sứ vụ Giám mục Rôma, người kế vị Thánh Phêrô. Ngài nói: “Từ ngày 28 tháng 2 năm 2013 sắp tới, Tòa Thánh Phêrô sẽ trống tòa và những ai có thẩm quyền cần phải triệu tập Mật Nghị Hồng y, để bầu vị Giáo Hoàng mới.” Tạ ơn Chúa là sau đó, chúng ta lại tiếp tục có một vị Giáo Hoàng tuyệt vời là Đức Giáo hoàng Phanxicô.

Sau đó, Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI của chúng ta nghỉ hưu tại một tu viện ở thành phố Vatican. Ngày ngày, ngài dành nhiều giờ cầu nguyện, viết lách[3], đi bộ trong vườn thánh và theo dõi tin tức ở Rôma.

Hôm nay, Thiên Chúa gọi ngài về hưởng hạnh phúc Thiên Đàng. Vậy là khép lại một cuộc đời ngài hết mình phụng sự Thiên Chúa và phục vụ Giáo hội. Tất cả những gì ngài làm, đã và đang sinh nhiều hoa trái. Chúng ta cầu nguyện với ngài trên Thiên Quốc. Xin ngài cầu thay nguyện giúp để con thuyền Giáo hội luôn vững bước trước mọi sóng gió của thời đại hôm nay.

Chúng con nhớ về Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, và hẹn gặp lại ngài trong Nước Trời!

CÁC TIN KHÁC
Tinh thần truyền giáo của Đức cha Francois Pallu và Lambert de la Motte qua những yếu tố tu đức-chiêm niệm-thập giá trong Monita ad Missionarios đối chiếu với một số tài liệu trong truyền thống Dòng Mến Thánh Giá
Tinh thần truyền giáo của Đức cha Francois Pallu và Lambert de la Motte qua những yếu tố tu đức-chiêm niệm-thập giá trong Monita ad Missionarios đối chiếu với một số tài liệu trong truyền thống Dòng Mến Thánh Giá
Tinh thần truyền giáo của Đức cha Francois Pallu và Lambert de la Motte qua những yếu tố tu đức-chiêm niệm-thập giá trong Monita ad Missionarios đối chiếu với một số tài liệu trong truyền thống Dòng Mến Thánh Giá
Chi tiết >>
Khẩu hiệu trong linh đạo mục vụ của Đức Giáo hoàng Phanxicô
Khẩu hiệu trong linh đạo mục vụ của Đức Giáo hoàng Phanxicô
WHĐ (14/8/2024) - Làm sao để tóm gọn đường hướng mục vụ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô? Đây là câu hỏi rất lớn, khi Giáo hoàng Phanxicô luôn cố gắng “tìm thấy Chúa trong mọi sự”. Theo đó, Đức Giáo hoàng đã đưa ra rất nhiều chương trình nghị sự dành cho Roma, và sau đó là cho toàn Giáo hội. Tuy nhiên, để dễ hiểu hơn về những chương trình này, chúng ta có thể nhìn thấy nơi khẩu hiệu của ngài.
Chi tiết >>
Tiểu sử 13 chân phước sẽ được tuyên thánh vào ngày 20/10/2024
Tiểu sử 13 chân phước sẽ được tuyên thánh vào ngày 20/10/2024
Tiểu sử 13 chân phước sẽ được tuyên thánh vào ngày 20/10/2024
Chi tiết >>
Cuộc đời và sự nghiệp cha Phêrô Trần Lục
Cuộc đời và sự nghiệp cha Phêrô Trần Lục
Cuộc đời và sự nghiệp cha Phêrô Trần Lục
Chi tiết >>
Mẹ Maria giúp ta biết Chúa Giêsu như thế nào?
Mẹ Maria giúp ta biết Chúa Giêsu như thế nào?
Mẹ Maria giúp ta biết Chúa Giêsu như thế nào?
Chi tiết >>
Lần xưng tội khởi đầu ơn gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô
Lần xưng tội khởi đầu ơn gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô
Lần xưng tội khởi đầu ơn gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô
Chi tiết >>
Chúa Giêsu sống lại…việc đó có làm thay đổi gì?
Chúa Giêsu sống lại…việc đó có làm thay đổi gì?
Chúa Giêsu sống lại…việc đó có làm thay đổi gì?
Chi tiết >>
Chúa Giêsu phải chịu chết trên Thập giá – Vì cớ làm sao?
Chúa Giêsu phải chịu chết trên Thập giá – Vì cớ làm sao?
Câu trả lời của cha Philippe Louveau, cha sở của giáo xứ Saint-Cyr-Sainte-Julitte de Villejuif, giáo phận Créteil, Pháp. Trình thuật về cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Kitô trên Thập giá gây chấn động. Vì sao Chúa Giêsu phải chịu chết? Đó là lời sửng sốt mà bất cứ ai cũng có thể thốt lên khi chứng kiến cảnh tượng bạo lực này trong các sự kiện. Xem ra có thể có nhiều câu trả lời và sự thực trong Kinh Thánh có nói đến.
Chi tiết >>
Tòa Giám mục Phát Diệm
75 Phát Diệm Đông – Kim Sơn – Ninh Bình
ĐT: (+84) 229 3862 058 – Fax: (+84) 229 3862 724
Email: tgmpdiem@gmail.com
Ban Truyền thông Phát Diệm
Email: bttphatdiem@gmail.com
Kết nối với chúng tôi
Copyright © 2011-2020 Ban Truyền thông Phát Diệm