7h:48 (GMT+7) - Thứ bẩy, 1/04/2023 Theo dõi MXH:

"Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì" (Lc 3,10-18)

Rước lễ thiêng liêng theo gương một vài vị thánh

22h:5 (GMT+7) - Thứ tư, 1/04/2020

Trong những ngày cả thế giới phải cách ly ở nhà, người Công giáo không được tham dự Thánh lễ  mà chỉ có thể theo dõi Thánh lễ trực tuyến và rước lễ thiêng liêng. Vậy, người tín hữu nên dọn mình rước lễ thiêng liêng như thế nào ?

Sau đây là kinh nghiệm, lời cầu nguyện của một số vị thánh cũng như lãnh đạo của Giáo hội mà người viết lược dịch từ bài Thánh Anphongsô dạy chúng ta rước lễ thiêng liêng trên Interris.it.

Thánh Anphongsô Maria Liguori: Một vị thánh dấn thân

Thánh Anphongsô Maria Liguori là một vị thánh gần gũi với chúng ta. Ngài là Giám mục và tiến sĩ Hội thánh sống ở thế kỷ XVIII, đồng thời là tác giả bài hát mừng Giáng Sinh nổi tiếng "Ngài xuống từ muôn sao". Là người của Thiên Chúa, Ngài từng phải đối diện với những hoàn cảnh khẩn cấp và luôn sẵn sàng hiến thân cho những người nghèo nhất. Trong nạn đói năm 1764, dẫn đến cái chết của 300 nghìn người ở vương quốc Napoli (nước Ý), Thánh Anphonsô đã chạy đi cứu giúp người đau khổ, khơi dậy tinh thần tương thân tương ái để “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Người ta kể rằng Ngài nhịn ăn vì thương người nghèo và Ngài đã bán hai chiếc nhẫn quý giá, cây thánh giá Giám mục và các đồ vàng bạc để cho người nghèo mua thức ăn.

Cách đặc biệt, thánh nhân từng để lại một lời kinh rước lễ thiêng liêng mà rất nhiều người Việt Nam đã biết. Vì thế, để rước lễ thiêng liêng, các tín hữu có thể đọc lời kinh này của Ngài:

“Lạy Đức Chúa Giêsu,
con tin thật Chúa ngự trong Bí Tích Mình Thánh.
Con yêu mến Chúa trên hết mọi sự,
cùng ước ao rước Chúa vào linh hồn con.
Nhưng, bởi vì bây giờ con không thể rước Chúa được,

thì xin Chúa ngự vào linh hồn con cách thiêng liêng,
chẳng khác gì như con được rước Chúa thật.
Con xin đón rước Chúa,
cùng kết hợp làm một với Chúa cho trọn.
Xin Chúa đừng để con lìa bỏ Chúa bao giờ. Amen"

Rước Lễ thiêng liêng

Thường thì Ngài rước lễ thiêng liêng, giống như nhiều vị thánh khác như Tôma Aquinô, Phanxicô de Sales, Catherine thành Siena, Josemaría Escrivá và Margherita Maria Alacoque. Theo chính Thánh Tôma, thực hành này được Công đồng Trento xác nhận, hệ tại ở lòng khao khát thiết tha được rước Chúa Giêsu Thánh Thể và trong một vòng tay yêu thương như thể đã nhận được.

Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu viết: “Con không thể rước lễ thường xuyên như con muốn nhưng, Chúa ơi, Ngài không phải là Đấng toàn năng sao? Xin hãy ở trong con, như trong Nhà Tạm, đừng bao giờ rời xa của lễ hiến tế nhỏ bé của Ngài.”

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong Thông Điệp "Giáo hội Sống nhờ Thánh Thể-Ecclesia De Eucharistia", đề cập đến tầm quan trọng “nuôi dưỡng lòng khao khát Thánh Thể trong tâm hồn” mà “may mắn thay đã được phổ biến qua nhiều thế kỷ trong Hội Thánh và được khuyến khích bởi các thánh nhân là những bậc thầy về đời sống thiêng liêng” (Số 34). Ngài tiếp tục nhắc lại lời thánh Têrêsa viết trên "Đường hoàn thiện" của mình: “Khi bạn không được rước Mình Thánh Chúa và không tham dự Thánh Lễ, bạn có thể rước lễ thiêng liêng, thực hành này cũng đem lại nhiều ơn ích; như thế, trong lòng bạn càng thêm khao khát Chúa tình yêu của chúng ta”.

Bậc đáng kính Marthe Robin

Năm 1928, tình trạng tê liệt đường tiêu hóa ngày càng tăng khiến nhà thần bí người Pháp Marthe Robin không thể nuốt bất kỳ loại thức ăn hay đồ uống nào như khi còn trẻ. Nhưng người phụ nữ trở thành bậc đáng kính của Giáo hội vào năm 2014 này, vẫn tiếp tục sống thêm 50 năm nữa và hơn nữa là chị chỉ rước lễ mỗi tuần một lần. Chị kể: “Mỗi ngày khi tôi không có niềm vui được lãnh nhận Bí tích Thánh Thể và nhiều lần trong ngày, tôi thực hành rước lễ thiêng liêng, hiệp thông tinh thần và trong lòng mình”.

Đức Giáo hoàng Phanxicô mời gọi tái khám phá giá trị của hiệp thông

Giữa đại dịch virus corona, ngay cả Đức Giáo hoàng Phanxicô, tại buổi Kinh Truyền Tin ngày 15 tháng 3 vừa qua, từ Thư viện của Điện Tông tòa đã mời gọi các tín hữu “tái khám phá và làm sâu sắc thêm giá trị của sự hiệp thông liên kết tất cả các thành phần của Giáo hội. Hợp nhất với Chúa Kitô, chúng ta không bao giờ đơn độc, nhưng chúng ta tạo thành một Thân thể duy nhất, trong đó Ngài là Đầu. Đó là một sự kết hiệp được nuôi dưỡng bằng lời cầu nguyện, cũng như bằng việc Rước Lễ thiêng liêng, một thực hành rất được khuyến khích khi không thể lãnh nhận Bí tích. Tôi nói điều này cho tất cả mọi người, đặc biệt là cho những người sống một mình”.

Và trong bài giảng tại Nhà thánh Marta ngày 19 tháng 3, Đức Giáo hoàng đã đề nghị một lời kinh nguyện cho những người theo dõi Thánh lễ trực tuyến và mong muốn được kết hiệp với Bí tích Thánh Thể:

“Ôi lạy Chúa Giêsu,

con sấp mình dưới chân Chúa

và dâng lên Chúa lòng ăn năn thống hối

khi tự dìm mình xuống hư không và trong sự hiện diện của Chúa.

Con thờ lạy Chúa trong Bí Tích Tình Yêu.

Con ao ước được rước Chúa ngự vào nơi nghèo nàn là tấm lòng con dâng Chúa.

Trong khi đợi chờ niềm hạnh phúc được chịu lễ thật,

con muốn chiếm lấy Ngài cách thiêng liêng.

Ôi lạy Chúa Giêsu,

xin hãy đến với con để con được đến với Ngài.

Xin tình yêu Chúa đốt cháy tất cả con người con

cho cuộc đời và cho đến chết.

Con tin vào Chúa, con hy vọng vào Chúa, con yêu Chúa.

Chớ gì được như vậy."

Theo Marcario Tinti trên Interris.it

Đình Chẩn lược dịch, tựa đề do người dịch đặt lại.

CÁC TIN KHÁC
Tìm kiếm bình an nội tâm ư? Hãy thử đi xưng tội!
Tìm kiếm bình an nội tâm ư? Hãy thử đi xưng tội!
Có một hiện tượng rất thú vị: quan sát một người chuyển từ trạng thái căng thẳng bên trong được thể hiện qua sự căng thẳng bên ngoài, rồi sang trạng thái bình an và thanh thản! Chúng ta có thể liên kết hiện tượng này với trường hợp của một hối nhân đứng xếp hàng, chờ đợi đến phiên mình lãnh nhận Bí tích Giải tội, ít nhiều gì, họ dễ bộc lộ chút nào đó của sự bồn chồn, căng thẳng. Tuy nhiên, sau khi xưng tội và lãnh nhận ơn tha tội, chúng ta rất dễ nhận ra sự bình an nội tâm tỏa ra ngay từ chính nét mặt của người đó khi rời tòa giải tội.
Chi tiết >>
Đức Bênêđictô XVI: Sự im lặng của thánh Giuse cũng là cách ngài nói
Đức Bênêđictô XVI: Sự im lặng của thánh Giuse cũng là cách ngài nói
Kể từ khi tuyên bố từ chức sứ vụ của người kế vị thánh Phêrô vào ngày 11 tháng 2 năm 2013, tôi không có kế hoạch gì cho những điều tôi sẽ làm trong hoàn cảnh mới của mình. Tôi đã quá kiệt sức để lên kế hoạch cho bất kỳ một công việc nào khác. Ngoài ra, việc xuất bản tập sách Đức Giêsu thành Nadarét, phần III: Thời thơ ấu của Đức Giêsu, dường như là một kết luận hợp lý cho các tác phẩm thần học của tôi.
Chi tiết >>
Thánh Giuse trong đời sống gia đình
Thánh Giuse trong đời sống gia đình
Dường như chúng ta không có một tài liệu nào nói rõ ràng, đầy đủ về cuộc đời thánh Giuse. Thánh Kinh nhắc đến ngài thuộc hoàng tộc Đavít, “Giuse là con vua Đavít” (Mt 1,20), nhưng thực ra từ vua Đavít đến Chúa Giêsu đã 28 đời rồi. Thánh sử Mátthêu ghi rằng: “Từ Đavít đến thời lưu đầy ở Babylon là mười bốn đời, và từ thời lưu đầy ở Babylon đến Đức Kitô cũng là mười bốn đời” (x. Mt 1,17). Cho nên có thể nói rằng: nếu thánh Giuse sống bằng nghề thợ mộc thì cũng là điều dễ hiểu, vì cái gốc gác hoàng tộc ấy đến ngài cũng đã quá xa.
Chi tiết >>
Hiểu Đức Giáo hoàng Phanxicô từ bên trong
Hiểu Đức Giáo hoàng Phanxicô từ bên trong
Chìa khóa tốt nhất để làm điều này là sự hiểu biết của Đức Phanxicô về lòng thương xót của Thiên Chúa.
Chi tiết >>
Đức Thánh Cha Phanxicô: 7 điều nên tránh trong Mùa Chay
Đức Thánh Cha Phanxicô: 7 điều nên tránh trong Mùa Chay
Trong hành trình Mùa Chay, tín hữu Công giáo được mời gọi ăn chay và tránh làm một số điều để chuẩn bị tâm hồn cho việc cử hành mầu nhiệm Chúa Giêsu chiến thắng tội lỗi và sự chết qua sự Phục sinh.
Chi tiết >>
Để phân định trước một quyết định
Để phân định trước một quyết định
Quyết định xem có nên thực hiện sự thay đổi hay không là điều có thể rất khó khăn. Thường thì bạn có nguy cơ mất đi một thứ gì đó: Sự an toàn, thời gian, các mối tương quan hoặc tiền bạc. Bạn tự hỏi, liệu thứ mình đạt được có tốt hơn thứ mình từ bỏ không?
Chi tiết >>
10 lời khuyên của Đức Giáo hoàng Phanxicô cho hành trình Mùa Chay
10 lời khuyên của Đức Giáo hoàng Phanxicô cho hành trình Mùa Chay
Mùa Chay bắt đầu vào ngày 22 tháng 2 năm 2023 với phụng vụ Thứ Tư Lễ Tro. Để sống tốt thời gian phụng vụ quan trọng chuẩn bị cho lễ Phục sinh này, dưới đây là 10 lời khuyên rút ra từ các sứ điệp Mùa chay của Đức Thánh Cha Phanxicô trong các năm qua.
Chi tiết >>
Bài giảng trong thánh lễ bế mạc Đại hội Thượng Hội đồng Cấp châu lục của Giáo hội Á châu
Bài giảng trong thánh lễ bế mạc Đại hội Thượng Hội đồng Cấp châu lục của Giáo hội Á châu
Đại hội cấp Châu lục của Giáo hội Á châu chuẩn bị cho Thượng hội đồng Giám mục XVI, đã diễn ra từ ngày 24 -26. 02. 2023 tại trung tâm Huấn luyện Mục vụ Baan Phu Waan của Tổng giáo phận Bangkok, Thái Lan. Thánh lễ tạ ơn Bế mạc Đại hội, nhằm Chúa Nhật I Mùa Chay, do Đức Hồng y Charles Maung Bo, Chủ tịch của FABC chủ sự với sự đồng tế của Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xavier Kriengsak Kovitvanit; Đức Tổng Giám mục George Alencherry, và Đức Giám mục Mathias Ri Iong-Hoon.
Chi tiết >>
Tòa Giám mục Phát Diệm
75 Phát Diệm Đông – Kim Sơn – Ninh Bình
ĐT: (+84) 229 3862 058 – Fax: (+84) 229 3862 724
Email: tgmpdiem@gmail.com
Ban Truyền thông Phát Diệm
Email: bttphatdiem@gmail.com
Kết nối với chúng tôi
Copyright © 2011-2020 Ban Truyền thông Phát Diệm