13h:42 (GMT+7) - Thứ tư, 9/10/2024 Theo dõi MXH:

"Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì" (Lc 3,10-18)

Tại sao Đức Mẹ hiện ra ở Fatima chỉ đề cập đến nước Nga?

15h:33 (GMT+7) - Thứ ba, 15/03/2022

Đức Mẹ hiện ra ở Fatima vào ngày 13 tháng 5 năm 1917, chỉ vài tháng sau khi một cuộc cách mạng bắt đầu ở Nga sẽ lan rộng ra toàn thế giới.

Rước kiệu Đức Mẹ Fatima

Đối với nhiều người trẻ sinh ra trong 30 năm qua, có vẻ lạ khi Đức Mẹ Fatima đặc biệt đề cập đến việc hoán cải nước Nga. Cho đến gần đây, không có bất kỳ lý do cụ thể nào trong 30 năm qua cho thấy tại sao Nga lại được nêu ra giữa tất cả các quốc gia.


Tuy nhiên, khi đặt vào bối cảnh lịch sử, lý do đằng sau lời kêu gọi của Đức Mẹ đối với nước Nga bắt đầu có ý nghĩa hơn.

1917

Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, người dân Nga chết đói và nền kinh tế của họ lâm vào cảnh điêu đứng. Quân đội của họ không thể sánh được với Đức và dẫn đến thương vong rất lớn. Điều này làm gia tăng sự thù hận đối với chính phủ và mong muốn có một giải pháp.

Bạo loạn nổ ra ở Nga, bao gồm cả cái mà ngày nay được gọi là "Cách mạng tháng Hai" (Nga vào thời điểm đó sử dụng Lịch Julian). Nó diễn ra vào ngày 8 tháng 3 năm 1917 và dẫn đến sự thoái vị của Sa hoàng Nicholas II vào ngày 15 tháng 3 năm 1917.

Đó là sự khởi đầu của một phong trào thậm chí còn lớn hơn, vì nó tạo điều kiện cho Vladimir Lenin lên nắm quyền. Lenin là một đồ đệ của Karl Marx và đã sẵn sàng giới thiệu phiên bản chủ nghĩa Marx của riêng mình ở Nga, bắt đầu bằng một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Phiên bản chủ nghĩa cộng sản của ông sẽ tàn phá nước Nga trong nhiều thập kỷ sau đó và sẽ lan rộng ra nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Ví dụ, năm 1921 Trung Quốc áp dụng chủ nghĩa cộng sản, chịu ảnh hưởng trực tiếp của cuộc cách mạng xảy ra ở Nga.

Khi Đức Mẹ Fatima hiện ra vào ngày 13 tháng 5 năm 1917, thế giới đã biết về Cách mạng Tháng Hai, nhưng không phải về việc cộng sản lên nắm quyền sẽ kìm hãm thế giới.

Lời của Đức Mẹ Fatima

Ba trẻ được Đức Mẹ hiện ra năm 1917

Mãi cho đến khi hiện ra vào ngày 13 tháng 7 năm 1917, Đức Mẹ mới tỏ cho các trẻ em ở Fatima về nước Nga.
"Để ngăn chặn [một cuộc Chiến tranh Thế giới khác], Mẹ đến để yêu cầu dâng hiến nước Nga cho Trái tim Vô nhiễm Nguyên tội của Mẹ và Rước lễ đền tạ vào các ngày thứ Bảy đầu tháng.

Nếu mọi người tuân theo lời Mẹ yêu cầu, nước Nga sẽ được hoán cải và thế giới sẽ có hòa bình. Nếu không, nước ấy [Nga] sẽ gieo rắc sai lầm của mình ra khắp thế giới, kích động chiến tranh và đàn áp Giáo hội. Người thành tâm thiện chí sẽ bị tử vì đạo, Đức Thánh Cha sẽ phải chịu nhiều đau khổ, và nhiều quốc gia khác nhau sẽ bị tiêu diệt.

“Cuối cùng thì Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ sẽ chiến thắng. Đức Thánh Cha sẽ thánh hiến nước Nga cho Mẹ; nước này sẽ được hoán cải, và một thời kỳ hòa bình nhất định sẽ được ban cho thế giới. Ở Bồ Đào Nha, những tín điều về Đức tin sẽ luôn được lưu giữ ”.

Ba trẻ nhỏ ở Fatima khi ấy có thể không bao giờ nghĩ đến những thiệt hại mà chính phủ Nga và triết lý cộng sản có thể gây ra cho thế giới.
Tuy nhiên, đó chính xác là những gì đã xảy ra khi Chiến tranh thế giới thứ hai gây thiệt hại nhiều sinh mạng và mở ra một triều đại kinh hoàng mới dưới thời Liên bang Xô Viết.
Tin vui là tương lai không bị đóng khung và chúng ta có thể làm cho thế giới tốt đẹp hơn, bắt đầu bằng lời kêu gọi của Đức Mẹ “Hãy ăn năn sám hối, sám hối và sám hối!”

Đình Chẩn, chuyển ngữ từ Aleteia.org

Văn thơ Công giáo

CÁC TIN KHÁC
Tinh thần truyền giáo của Đức cha Francois Pallu và Lambert de la Motte qua những yếu tố tu đức-chiêm niệm-thập giá trong Monita ad Missionarios đối chiếu với một số tài liệu trong truyền thống Dòng Mến Thánh Giá
Tinh thần truyền giáo của Đức cha Francois Pallu và Lambert de la Motte qua những yếu tố tu đức-chiêm niệm-thập giá trong Monita ad Missionarios đối chiếu với một số tài liệu trong truyền thống Dòng Mến Thánh Giá
Tinh thần truyền giáo của Đức cha Francois Pallu và Lambert de la Motte qua những yếu tố tu đức-chiêm niệm-thập giá trong Monita ad Missionarios đối chiếu với một số tài liệu trong truyền thống Dòng Mến Thánh Giá
Chi tiết >>
Khẩu hiệu trong linh đạo mục vụ của Đức Giáo hoàng Phanxicô
Khẩu hiệu trong linh đạo mục vụ của Đức Giáo hoàng Phanxicô
WHĐ (14/8/2024) - Làm sao để tóm gọn đường hướng mục vụ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô? Đây là câu hỏi rất lớn, khi Giáo hoàng Phanxicô luôn cố gắng “tìm thấy Chúa trong mọi sự”. Theo đó, Đức Giáo hoàng đã đưa ra rất nhiều chương trình nghị sự dành cho Roma, và sau đó là cho toàn Giáo hội. Tuy nhiên, để dễ hiểu hơn về những chương trình này, chúng ta có thể nhìn thấy nơi khẩu hiệu của ngài.
Chi tiết >>
Tiểu sử 13 chân phước sẽ được tuyên thánh vào ngày 20/10/2024
Tiểu sử 13 chân phước sẽ được tuyên thánh vào ngày 20/10/2024
Tiểu sử 13 chân phước sẽ được tuyên thánh vào ngày 20/10/2024
Chi tiết >>
Cuộc đời và sự nghiệp cha Phêrô Trần Lục
Cuộc đời và sự nghiệp cha Phêrô Trần Lục
Cuộc đời và sự nghiệp cha Phêrô Trần Lục
Chi tiết >>
Mẹ Maria giúp ta biết Chúa Giêsu như thế nào?
Mẹ Maria giúp ta biết Chúa Giêsu như thế nào?
Mẹ Maria giúp ta biết Chúa Giêsu như thế nào?
Chi tiết >>
Lần xưng tội khởi đầu ơn gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô
Lần xưng tội khởi đầu ơn gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô
Lần xưng tội khởi đầu ơn gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô
Chi tiết >>
Chúa Giêsu sống lại…việc đó có làm thay đổi gì?
Chúa Giêsu sống lại…việc đó có làm thay đổi gì?
Chúa Giêsu sống lại…việc đó có làm thay đổi gì?
Chi tiết >>
Chúa Giêsu phải chịu chết trên Thập giá – Vì cớ làm sao?
Chúa Giêsu phải chịu chết trên Thập giá – Vì cớ làm sao?
Câu trả lời của cha Philippe Louveau, cha sở của giáo xứ Saint-Cyr-Sainte-Julitte de Villejuif, giáo phận Créteil, Pháp. Trình thuật về cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Kitô trên Thập giá gây chấn động. Vì sao Chúa Giêsu phải chịu chết? Đó là lời sửng sốt mà bất cứ ai cũng có thể thốt lên khi chứng kiến cảnh tượng bạo lực này trong các sự kiện. Xem ra có thể có nhiều câu trả lời và sự thực trong Kinh Thánh có nói đến.
Chi tiết >>
Tòa Giám mục Phát Diệm
75 Phát Diệm Đông – Kim Sơn – Ninh Bình
ĐT: (+84) 229 3862 058 – Fax: (+84) 229 3862 724
Email: tgmpdiem@gmail.com
Ban Truyền thông Phát Diệm
Email: bttphatdiem@gmail.com
Kết nối với chúng tôi
Copyright © 2011-2020 Ban Truyền thông Phát Diệm