7h:1 (GMT+7) - Thứ tư, 7/06/2023 Theo dõi MXH:

"Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì" (Lc 3,10-18)

Bài chia sẻ trong Thánh lễ mở tay tân linh mục: Tình yêu Đức Kitô thúc bách tôi

8h:27 (GMT+7) - Thứ hai, 20/09/2021

GIẢNG LỄ TÂN LINH MỤC

Cha Giuse Nguyễn Văn Tiệp 19/9/2021

Các tân linh mục chịu chức ngày 25.08.2021

           Xin chúc mừng giáo xứ Áng Sơn về những chuyển biến mới trong giai đoạn gần đây. Quan sát bề ngoài ta thấy một Ngôi Nhà thờ được xây dựng từ năm 1996, nhưng cách đây khoảng 2 năm thôi mới được sơn nổi bật lên, gọi thân thương là mặc áo mới. Quan sát chiều sâu kỹ hơn, ta tiếp tục nhận thấy một Ngôi Đền thờ mới nữa được mặc áo lễ mới đang chủ sự trong thánh lễ tạ ơn hôm nay, Ngôi Đền thờ ấy có tên là Giuse Nguyễn Văn Tiệp! (vỗ tay)

           Khái niệm “Mới” trong Kinh Thánh rất quan trọng, từ lề luật cũ tới giới răn mới, từ Giao ước Cũ tới Giao ước Mới, từ Trời cũ Đất cũ tới Trời mới, Đất mới…Từ khóa “Mới” là bản lề xoay chuyển cánh cửa rộng mở của ơn Cứu độ. Nhưng một chiếc áo mới thì có ý nghĩa gì? Nhìn theo góc độ trần thế thì đúng chỉ là hình thức, nhưng trong nhãn quan cao hơn theo Cựu ước thì cả vũ trụ được nhìn như một manh áo:

       “Xưa Chúa đã đặt nền trái đất,

           chính tay Ngài tạo tác vòm trời.

           Chúng tiêu tan, Chúa còn hoài,

           chúng như áo cũ thảy rồi mòn hao.

           Ngài thay chúng khác nào thay áo” (Tv 102,26-27).

           Sang đến Tân Ước, với dụ ngôn Tiệc cưới Nước Trời, Đức Giêsu đã cho thấy chỉ những người mặc áo cưới mới được dự Tiệc cưới Nước Trời,  người không chịu mặc áo cưới đã bị tống ra ngoài chịu khóc lóc nghiến răng. (x. Mt 22,11-13).

           “Y phục xứng kỳ đức” là lời khuyên dạy đạo đức ngàn xưa lưu truyền, hôm nay cha mới trong lễ phục tư tế, đây đích thực là một biến cố quan trọng, cho ta thấy một sự biến đổi sâu xa từ nội tâm, từ bên trong con người cũ của cha mới. Đức Tổng Giuse Nguyễn Năng, giám quản Tông tòa Giáo phận chúng ta đã chỉ rõ cho các Tân chức thấy điều này trong thư đề ngày 15 tháng 8 năm 2021

 Chính các con cũng sẽ ngỡ ngàng, và mọi người có lẽ cũng sẽ ngượng khi gọi (cha) lần đầu. Nhưng ân sủng đã biến đổi các con nên như thế.

           Sự biến đổi trên bình diện hữu thể trong tích tắc, cùng với sự thay đổi thừa tác vụ ngay sau đó, sẽ diễn ra rất nhanh, nhanh đến độ tâm lý và lối sống các con chưa kịp biến đổi cho hòa nhịp với sự biến đổi trong tâm hồn. Các con sẽ phải học suốt đời để biết làm “cha”.

           Cũng theo Đức Tổng Giuse, sống xứng đáng trong thánh vụ mới, các tân chức phải biết học “làm con” thì mới biết làm cha, phải biết làm chiên ngoan thì mới biết làm mục tử tốt, biết làm đầy tớ suốt đời thì mới dẫn dắt được đoàn chiên Chúa trao phó. Cha mới của chúng ta cũng như quý tân chức cùng lớp đã thấm thía những lời khuyên dạy này của Đức Tổng. Riêng với cha mới, ngài còn thêm một nguyên tắc sống nữa để gia tăng sinh lực cho đời sống mới này, đó chính là khẩu hiệu của cha: “Tình yêu Đức Ki-tô thúc bách tôi” (2Cr 5,14). Khẩu hiệu này trích dẫn từ tinh thần của thánh Phaolô Tông đồ trong thư 2Cr. Tình yêu Đức Kitô đã thúc bách vị Tông đồ tới mức ngài phải thốt lên: “Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng!” (1Cr 9,16). Cũng chính ngài tự thuật những gian nan ngài gánh chịu vì Tin Mừng: “Năm lần tôi bị người Do-thái đánh bốn mươi roi bớt một; ba lần bị đánh đòn; một lần bị ném đá; ba lần bị đắm tàu; một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi !gặp bao nguy hiểm trên sông, nguy hiểm do trộm cướp, nguy hiểm do đồng bào, nguy hiểm vì dân ngoại, nguy hiểm ở thành phố, trong sa mạc, ngoài biển khơi, nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em. Tôi còn phải vất vả mệt nhọc, thường phải thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng. Không kể các điều khác, còn có nỗi ray rứt hằng ngày của tôi là mối bận tâm lo cho tất cả các Hội Thánh ! Có ai yếu đuối mà tôi lại không cảm thấy mình yếu đuối ? Có ai vấp ngã mà tôi lại không cảm thấy lòng sôi lên?” (2Cr 11,24-29).

           Đó chưa là tất cả, thánh Phaolô còn tiếp tục diễn tả:

           “Chúng tôi bị dồn ép tư bề, nhưng không bị đè bẹp ; hoang mang, nhưng không tuyệt vọng;bị ngược đãi, nhưng không bị bỏ rơi; bị quật ngã, nhưng không bị tiêu diệt. Chúng tôi luôn mang nơi thân mình cuộc thương khó của Đức Giê-su, để sự sống của Đức Giê-su cũng được biểu lộ nơi thân mình chúng tôi. Thật vậy, tuy sống, chúng tôi hằng bị cái chết đe doạ vì Đức Giê-su, để sự sống của Đức Giê-su cũng được biểu lộ nơi thân xác phải chết của chúng tôi. Như thế, sự chết hoạt động nơi chúng tôi, còn sự sống thì lại hoạt động nơi anh em” (2Cr 4,8-12).

           Chúng ta tự hỏi: Sức con người có hạn, làm sao thánh Tông đồ Phaolô chịu đựng được như thế, và đây là bí quyết của thánh nhân: “Với Đấng ban sức mạnh cho tôi, tôi chịu được hết” (Pl 4,13). Hay nói một cách khác, chủ động hơn: “Tình yêu Đức Ki-tô thúc bách tôi”!

           Trở về với khẩu hiệu của cha mới, ước gì đời sống của cha mặc được tinh thần trên của thánh Phaolô để tình yêu Đức Kitô thúc bách cha dấn thân trong thánh vụ mới và làm hiện thể hóa được nội dung lời Kinh Hòa Bình của thánh Phanxicô Assisie: “Tìm an ủi người hơn được người ủi an, tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết, tìm yêu mến người hơn được người mến yêu”. Luôn:

           Biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người. Ðem yêu thương vào nơi oán thù. Ðem thứ tha vào nơi lăng nhục. Ðem an hoà vào nơi tranh chấp. Ðem chân lý vào chốn lỗi lầm.
           Ðem tin kính vào nơi nghi nan. Chiếu trông cậy vào nơi thất vọng. Dọi ánh sáng vào nơi tối tăm. Ðem niềm vui đến chốn u sầu.

           Tóm lại, từ đây cha là người của cộng đoàn, là người mục tử mang lấy “mùi chiên” theo cách nói của Đức Thánh Cha Phanxicô,  là cuộc đời mới phải luôn canh tân“Cho đến khi đạt tới tình trạng con người trưởng thành, tới tầm vóc viên mãn của Đức Ki-tô” (Ep 4,13). Cả một lộ trình dài đang đợi chờ cha phía trước. Không có thông số toán học, không màu sắc văn chương, không đặc quyền đặc lợi…Chỉ có “Tình yêu Đức Ki-tô thúc bách tôi”! Xin hãy lắng đọng lời người cha kính yêu của giáo phận khuyên dạy trước lúc cha lên đường: “Các con hãy đáp lại kỳ vọng thánh thiện của Dân Chúa. Với lòng khiêm tốn thẳm sâu, trông cậy vào tình thương và ân sủng của Chúa, các con hãy mạnh mẽ tiến lên”. (kết thư ngày 15 tháng 8 năm 2021)

“Tình yêu Chúa thúc bách tôi” (1)

“Đẹp thay trên những núi đồi Xi-on

Bước chân loan báo bình an

Loan tin cứu độ vinh quang Chúa Trời” (2)  

Tình yêu Chúa thúc bách tôi

Ra khơi thả lưới thu hồi cá to

      Sức riêng mệt mỏi, lắng lo

Đêm trường, tay trắng lần mò luống công!

      “Kìa xem lúa chín đầy đồng’

Hãy xin thợ đến gặt bông lúa vàng” (3)

      Tình yêu thúc bách nồng nàn

Ra đi truyền giáo rộng lan Nước trời

      Ánh lên mắt sáng yêu người

Bừng lên sống mới rạng ngời con tim

      Thanh cao hy vọng ước tìm,

Tình yêu trong Chúa nhấn chìm thế gian.

      Bước chân giúp cảnh nghèo nàn,

Tay nâng Chén thánh và ban phúc lành.

      Đây người tôi tớ trung thành

Đây người tâm phúc, đồng hành yêu thương.

     Xức dầu ai cuối đoạn đường,

Dắt dìu bạn trẻ mái trường thân yêu.

      Giúp ai lê bước sớm chiều,

Thắp niềm hy vọng cao siêu Nước Trời.

     Những ai gục ngã cuộc đời

Tin Mừng cứu độ vang lời trên môi.

 

“Tình yêu Chúa thúc bách tôi”

Chúc mừng cha mới cuộc đời thánh ân.                                             

   
Lm. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
CÁC TIN KHÁC
Bộ Truyền thông: 9 cách để truyền thông xã hội trở nên hữu hiệu hơn
Bộ Truyền thông: 9 cách để truyền thông xã hội trở nên hữu hiệu hơn
Bộ Truyền thông: 9 cách để truyền thông xã hội trở nên hữu hiệu hơn
Chi tiết >>
Giới thiệu chương trình "Theo tiếng gọi Giêsu" - Dòng Đức Bà Truyền Giáo
Giới thiệu chương trình "Theo tiếng gọi Giêsu" - Dòng Đức Bà Truyền Giáo
Giới thiệu chương trình "Theo tiếng gọi Giêsu" - Dòng Đức Bà Truyền Giáo
Chi tiết >>
Ủy ban Thánh nhạc: Bản ghi nhớ để thực hiện việc hát cộng đồng trong phụng vụ
Ủy ban Thánh nhạc: Bản ghi nhớ để thực hiện việc hát cộng đồng trong phụng vụ
Hội thảo Thánh nhạc Toàn quốc lần thứ 50 với chủ đề Nhận định và góp ý về việc ca hát của cộng đoàn phụng vụ đã diễn ra tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 25-4-2023. Với sự hiện diện và đồng hành của Đức cha Aloisiô Nguyễn Hùng Vị, Chủ tịch Ủy ban Thánh nhạc và cha Phêrô Kim Long, nguyên Phó chủ tịch, các Ban Thánh nhạc thuộc các Giáo phận đã chia sẻ về việc hát cộng đồng trong phụng vụ.
Chi tiết >>
Cách thức Phụng Vụ chuẩn bị cho các tín hữu lãnh nhận Chúa Thánh Thần
Cách thức Phụng Vụ chuẩn bị cho các tín hữu lãnh nhận Chúa Thánh Thần
Giữa Lễ Chúa Giêsu Lên Trời và Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Phụng vụ chuẩn bị tâm hồn các Kitô hữu lãnh nhận Chúa Thánh Thần cách trọn vẹn. Một tuần cửu nhật đào sâu ước muốn đón nhận Hơi Thở của Thiên Chúa, Đấng ghi khắc luật yêu thương trong các tâm hồn.
Chi tiết >>
Đức Giáo hoàng Phanxicô: Yêu tốt để nói tốt - Những thách thức nhân Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội 2023
Đức Giáo hoàng Phanxicô: Yêu tốt để nói tốt - Những thách thức nhân Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội 2023
Đức Giáo hoàng Phanxicô: Yêu tốt để nói tốt - Những thách thức nhân Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội 2023
Chi tiết >>
Đức Bênêđictô XVI: Những nguyên tắc căn bản của phụng vụ
Đức Bênêđictô XVI: Những nguyên tắc căn bản của phụng vụ
Trong suốt hành trình dài của cuộc đời, Đức Bênêđictô XVI rất quan tâm đến Phụng vụ của Giáo hội. Thật vậy, tập sách được chuyển ngữ đầu tiên trong số các tác phẩm được sưu tập của ngài là tập XI, bao gồm những suy tư của ngài về chủ đề này. Phụng vụ là một trong những đề tài chính trong các bài viết và suy tư thần học và là một trong những trụ cột trong tư tưởng của Đức Bênêđictô.
Chi tiết >>
Người giáo dân đồng trách nhiệm trong sứ vụ của Giáo hội
Người giáo dân đồng trách nhiệm trong sứ vụ của Giáo hội
Công đồng Vaticanô II trong Hiến chế tín lý “Lumen Gentium” đã nói về Giáo hội như dân Thiên Chúa, Công đồng đã triển khai một cái nhìn toàn diện về người giáo dân. Công đồng đã nỗ lực vượt qua quan điểm cũ được trình bày trong bản dự thảo của hiến chế này. Theo đó linh mục và giáo dân vẫn là hai thành phần hoàn toàn đối nghịch nhau, linh mục đứng trên giáo dân, và ngược lại giáo dân là “thứ dân”. Hàng giáo phẩm mới là Giáo hội, còn giáo dân chỉ là “dân”[1]
Chi tiết >>
Những yếu tố góp phần làm nên sự thành công của bài giảng lễ
Những yếu tố góp phần làm nên sự thành công của bài giảng lễ
Những yếu tố góp phần làm nên sự thành công của bài giảng lễ
Chi tiết >>
Tòa Giám mục Phát Diệm
75 Phát Diệm Đông – Kim Sơn – Ninh Bình
ĐT: (+84) 229 3862 058 – Fax: (+84) 229 3862 724
Email: tgmpdiem@gmail.com
Ban Truyền thông Phát Diệm
Email: bttphatdiem@gmail.com
Kết nối với chúng tôi
Copyright © 2011-2020 Ban Truyền thông Phát Diệm