8h:50 (GMT+7) - Chủ nhật, 10/11/2024 Theo dõi MXH:

"Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì" (Lc 3,10-18)

Bài phát biểu khai mạc Đại hội Thượng Hội Đồng 10/2024 của Đức Hồng Y Carlos Aguiar Retes

22h:13 (GMT+7) - Thứ ba, 8/10/2024

Vatican News (05/10/2024) - Đức Hồng Y Carlos Aguiar Retes, Chủ tọa Thụ ủy của Thượng Hội Đồng Giám Mục, đã có bài phát biểu khai mạc tại Phiên họp khoáng đại lần thứ nhất của Kỳ họp thứ hai của Đại Hội Thường kỳ Thượng Hội Đồng Giám Mục.

 

Phiên họp khoáng đại lần thứ nhất
Ngày 2 tháng 10 năm 2024

BÀI PHÁT BIỂU KHAI MẠC CỦA ĐỨC HỒNG Y CARLOS AGUIAR RETES
Chủ tọa Thụ ủy của Thượng Hội Đồng Giám Mục

Tôi muốn bắt đầu lời chào mở đầu này bằng cách nhắc lại một suy tư mà Đức Thánh Cha Phaolô VI đã đưa ra trong thông điệp đầu tiên của ngài “Ecclesiam Suam” trong bối cảnh Công Đồng Vatican II, và tôi tin rằng nó vẫn còn giá trị đối với những thách thức hiện nay mà chúng ta đang đối mặt trong việc đạt được Tân Phúc Âm hóa, điều mà Đức Giáo Hoàng Thánh Gioan Phaolô II đã chỉ ra là không thể thiếu để truyền đạt Đức Tin với niềm hy vọng, niềm vui và hiệu quả cho các thế hệ mới, và đặc biệt là cho tất cả những ai đang chịu những hậu quả đáng tiếc của bất bình đẳng và phân cực xã hội, điều đang lan rộng ở nhiều quốc gia của chúng ta.

Đức Thánh Cha Phaolô VI đã tuyên bố: “Hai chính sách của chúng tôi - mà tất nhiên cũng là của anh chị em - tự nhiên dẫn đến một chính sách thứ ba, liên quan đến các mối tương quan mà Giáo hội phải thiết lập với thế giới xung quanh, nơi mà Giáo hội đang sống và làm việc... Do đó, chính tại thời điểm này, vấn đề đối thoại của Giáo hội với thế giới hiện đại xuất hiện. Công Đồng sẽ xác định phạm vi và tính phức tạp của vấn đề này và làm những gì có thể để nghĩ ra các phương pháp thích hợp cho giải pháp của nó" (Ecclesiam Suam, 12, 14).

Thay mặt cho tất cả những ai có mặt tại đây và tất cả các giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ, và giáo dân nói chung đang tham gia vào quá trình hiệp hành, và hôm nay bắt đầu đỉnh điểm của nó với Đại Hội Thường Kỳ lần thứ 16 của Thượng Hội Đồng Giám Mục, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của chúng tôi tới Đức Thánh Cha Phanxicô vì sự triệu tập của ngài; bởi vì chúng ta đã cảm nhận được trong tiến trình này sự thức tỉnh ngày càng tăng của Giáo hội trong việc thiết lập hiệp hành như một lối sống chính đáng nhằm củng cố mối dây huynh đệ của gia đình lớn của Thiên Chúa, đang hành hương về Nhà Cha, như một nền tảng ưu tiên để đáp ứng thỏa đáng các thách thức hiện nay.

Đặc biệt, tôi đánh giá cao qua sự tham gia ngày càng nhiều của các thành phần trong Giáo hội về tầm quan trọng của việc lắng nghe những quan điểm đa dạng và rất tích cực của các tín hữu về sứ mạng loan báo Tin Mừng; cũng như các nhu cầu của Giáo hội, và cả những hoa trái rất khích lệ của nó, điều chắc chắn củng cố chúng ta, đặc biệt là các giám mục, linh mục, và những người làm mục vụ để tiếp tục với lòng nhiệt thành lớn hơn và chính xác hơn trong trách nhiệm của chúng ta, và kết hợp các nỗ lực trong tiến trình hiệp hành, biến những gì Đức Thánh Cha khẳng định trong đoạn 5 của Episcopalis Communio thành hiện thực: “Giám mục vừa là thầy vừa là môn đệ. Ngài là thầy khi, với sự trợ giúp đặc biệt của Chúa Thánh Thần, ngài công bố cho các tín hữu Lời chân lý nhân danh Đức Kitô, đầu và mục tử. Nhưng ngài cũng là môn đệ khi, biết rằng Thần Khí đã được ban cho mọi người đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội, ngài lắng nghe tiếng Đức Kitô đang nói qua toàn thể Dân Chúa, khiến họ ‘không thể sai lầm trong đức tin’”.

Vì vậy, với niềm xác tín lớn lao là những mục tử, chúng ta phải tiếp tục những nỗ lực của mình với quyết tâm và hy vọng cao nhất có thể, vì quán tính của mô hình quyền bính giáo hội theo kiểu kim tự tháp truyền thống ở các cấp độ khác nhau vẫn tồn tại khá nhiều trong một phần lớn các linh mục, tín hữu và thậm chí một số giám mục của chúng ta.

Chúng ta sẽ bước đi với niềm tin này trong suốt những tuần lễ này, lắng nghe Lời Chúa và lời của anh chị em, và chia sẻ những gì Chúa Thánh Thần đang gieo vào lòng chúng ta.

Giờ đây, khi chúng ta đã thấy lợi ích của hành trình hướng tới một Giáo hội Hiệp hành Truyền giáo, và với phúc lành của Chúa, chúng ta hãy đặt hy vọng vững chắc của mình vào sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần. Hãy luôn nhớ rằng trong cuộc sống trần thế này không có sự trọn vẹn, những thành tựu chỉ là động lực để không chùn bước trên con đường và kiên trì đến cùng.

Về vấn đề này, tôi thấy thích hợp khi nhắc lại đoạn mở đầu của Thông điệp Spe Salvi trong đó Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI tuyên bố: “Theo đức tin Kitô giáo, ‘cứu chuộc’ - ơn cứu độ - không đơn thuần là một điều đã được ban cho. Ơn cứu chuộc được trao ban cho chúng ta theo nghĩa rằng chúng ta đã được ban cho niềm hy vọng, một niềm hy vọng đáng tin cậy, nhờ đó chúng ta có thể đối diện với hiện tại: hiện tại, cho dù khó khăn đến đâu, cũng có thể được sống và chấp nhận nếu nó dẫn đến một mục tiêu, nếu chúng ta có thể chắc chắn về mục tiêu này, và nếu mục tiêu đó đủ lớn để biện minh cho những nỗ lực của cuộc hành trình”.

Thật vậy, tôi tin tưởng rằng tất cả chúng ta có mặt ở đây, đã trải qua tiến trình hiệp hành kể từ năm 2021, mặc dù chúng ta đã ghi nhận những khó khăn thực sự trong việc canh tân các Giáo hội địa phương của mình, nhưng chúng ta cũng đã cảm nhận được cách mà các tín hữu và các nhân viên mục vụ của chúng ta, đặc biệt, đã trở nên nhiệt thành, tràn đầy hy vọng, trong việc đạt được một Giáo hội huynh đệ, tương trợ, và hỗ trợ lẫn nhau, chiếu sáng trong những hoàn cảnh khó khăn của thời đại hiện nay.

Theo cách này, chúng ta sẽ hiện thực hóa điều được diễn tả trong đoạn 6 của Episcopalis Communio: “Thượng Hội Đồng Giám Mục phải ngày càng trở thành một công cụ ưu tiên để lắng nghe Dân Chúa: ‘Trước hết chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần ban cho các Nghị Phụ của Thượng Hội Đồng ơn lắng nghe: lắng nghe Thiên Chúa, để với Ngài chúng ta có thể nghe được tiếng kêu của dân chúng; lắng nghe dân chúng cho đến khi hít thở được ước muốn mà Thiên Chúa đang kêu gọi chúng ta’”.

Do đó, thật đúng lúc, trong Đại hội này mà chúng ta bắt đầu hôm nay, để khôi phục ý thức của chúng ta về lời hứa của Chúa Giêsu, Đấng đã nói: “Vì ở đâu có hai hoặc ba người tụ họp nhân danh Thầy, thì Thầy ở giữa họ”.

Vậy thì, chúng ta hãy để cho Chúa Thánh Thần dẫn dắt chúng ta, và hãy cảm nghiệm được Chúa nhân lành như thế nào đối với những ai tin tưởng nơi Ngài!

Nguyện xin Thiên Chúa Ba Ngôi và Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Giáo hội, đồng hành cùng chúng ta trên con đường này!

Chuyển ngữ: Vatican News Tiếng Việt

Nguồn: vaticannews.va/vi

CÁC TIN KHÁC
Thông điệp Dilexit Nos - Người đã yêu thương chúng ta
Thông điệp Dilexit Nos - Người đã yêu thương chúng ta
Xuân Bích Việt Nam (01/11/2024) - Ngày 24/10/2024, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành Thông điệp “Dilexit nos - Người đã yêu thương chúng ta”. Thông điệp lược lại suy tư truyền thống và hiện tại “về tình yêu nhân loại và thần linh của Trái Tim Chúa Giêsu Kitô”. Sau đây là bản dịch Việt ngữ của Linh mục Giuse Lê Công Đức, PSS.
Chi tiết >>
Dilexit Nos: “Linh đạo liên quan sâu xa đến tâm hồn con người”
Dilexit Nos: “Linh đạo liên quan sâu xa đến tâm hồn con người”
Thứ trưởng Bộ Văn hóa và Giáo dục nhấn mạnh rằng với thông điệp Dilexit nos, Đức Phanxicô chỉ ra các giá trị cơ bản cho một thế giới được đánh dấu bằng những xung đột và sự vô cảm: ngày nay, thước đo “trí tuệ” về cuộc sống đang chiếm ưu thế, Đức Phanxicô mời gọi chúng ta khám phá lại “ trung tâm thống nhất mang lại ý nghĩa cho những gì chúng ta đang sống: trái tim” và cảm thấy được Thiên Chúa yêu thương.
Chi tiết >>
Sơ lược Văn kiện Chung kết của Thượng Hội đồng Giám mục thứ 16 về tính hiệp hành
Sơ lược Văn kiện Chung kết của Thượng Hội đồng Giám mục thứ 16 về tính hiệp hành
Vatican News (29/10/2024): Đại hội Thượng Hội đồng Giám mục lần thứ 16 đã chính thức kết thúc vào Chúa Nhật ngày 27/10/2024 với Thánh lễ do Đức Thánh Cha chủ sự tại Đền thờ Thánh Phêrô. Ngày hôm trước, 26/10, Văn kiện Chung kết đã được thông qua với hơn 2/3 số phiếu thuận, sau khi mỗi đoạn trong số 155 đoạn của văn kiện được tán thành. Văn kiện thuật lại và tái khởi động một kinh nghiệm về Giáo hội như sự hiệp thông, tham gia và sứ vụ, với một đề xuất cụ thể về một tầm nhìn mới vượt lên các thực hành đã được thiết lập...
Chi tiết >>
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Hà Nội
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Hà Nội
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm Linh mục Giuse Vũ Công Viện, thuộc linh mục đoàn tổng giáo phận Hà Nội, làm Giám mục Phụ tá tổng giáo phận Hà Nội.
Chi tiết >>
Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành Thông điệp thứ tư, “Người đã yêu thương chúng ta"
Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành Thông điệp thứ tư, “Người đã yêu thương chúng ta"
Ngày 24/10/2024, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành Thông điệp thứ tư có tên “Dilexit nos” (Người đã yêu thương chúng ta). Thông điệp lược lại suy tư truyền thống và hiện tại “về tình yêu theo chiều kích con người và Thiên Chúa của trái tim Chúa Giêsu Kitô”, mời gọi chúng ta canh tân lòng sùng kính đích thực của mình để không quên sự dịu dàng của đức tin, niềm vui của việc hiến thân phục vụ và lòng nhiệt thành của sứ mạng.
Chi tiết >>
Căn bếp của người bà và thơ ca: Những hình ảnh được Đức Giáo hoàng dùng để suy tư về Trái tim
Căn bếp của người bà và thơ ca: Những hình ảnh được Đức Giáo hoàng dùng để suy tư về Trái tim
Căn bếp của người bà và thơ ca: Những hình ảnh được Đức Giáo hoàng dùng để suy tư về Trái ti
Chi tiết >>
Những ước mơ của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Sắc chỉ công bố Năm Thánh 2025
Những ước mơ của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Sắc chỉ công bố Năm Thánh 2025
Hy vọng là điều Đức Thánh Cha khẩn cầu như một ơn trong Năm Thánh 2025 cho một thế giới bị đánh dấu bởi sự ồn ào chát chúa của vũ khí, sự chết chóc, sự hủy diệt, sự hận thù đối với người khác, nạn đói kém, “nợ sinh thái”, tỷ lệ sinh thấp. Chính hy vọng là dầu xoa dịu mà Đức Thánh Cha muốn bôi trên những vết thương của một nhân loại “đã quên đi những bi kịch trong quá khứ”, đang phải chịu “một thử thách mới và khó khăn” khi chứng kiến “"nhiều dân tộc bị áp bức bởi sự tàn bạo của bạo lực” hoặc trong bối cảnh tỷ lệ nghèo đói tăng theo cấp số nhân, mặc dù thực tế là các nguồn lực không thiếu và chúng chủ yếu được sử dụng cho chi phí quân sự.
Chi tiết >>
Đức Phanxicô là giáo hoàng tuyên phong nhiều vị thánh nhất
Đức Phanxicô là giáo hoàng tuyên phong nhiều vị thánh nhất
Với số đông đảo các vị thánh được tuyên phong ngay trong năm đầu tiên của triều đại giáo hoàng, Đức Phanxicô đã vượt qua tất cả các vị tiền nhiệm của ngài trong việc công nhận những vị thánh mới.
Chi tiết >>
Tòa Giám mục Phát Diệm
75 Phát Diệm Đông – Kim Sơn – Ninh Bình
ĐT: (+84) 229 3862 058 – Fax: (+84) 229 3862 724
Email: tgmpdiem@gmail.com
Ban Truyền thông Phát Diệm
Email: bttphatdiem@gmail.com
Kết nối với chúng tôi
Copyright © 2011-2020 Ban Truyền thông Phát Diệm