Đây là cuộc kính viếng truyền thống được Đức Thánh Cha thực hiện vào ngày lễ Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội.
Sau đó, từ đền thờ Đức Bà Cả, Đức Thánh Cha sẽ thực hiện một cuộc kính viếng truyền thống khác tại tượng đài Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội ở Quảng trường Tây Ban Nha, cũng ở Roma.
Truyền thống tặng Hoa hồng bằng vàng
Hoa hồng bằng vàng có nguồn nguồn gốc cổ xưa, tượng trưng cho lời chúc lành của Giáo hoàng và truyền thống tặng hoa này có từ thời Trung cổ. Qua nhiều thế kỷ, hoa đã được tặng cho các tu viện, thánh đường, các vị vua và những nhân vật nổi bật để ghi nhận sự dấn thân của họ đối với đức tin và lợi ích chung.
Thông cáo của đền thờ Đức Bà Cả nói rằng với việc dâng Hoa Hồng cho Đức Mẹ là Phần rỗi của dân thành Roma, “Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh tầm quan trọng thiêng liêng và ý nghĩa sâu sắc của ảnh Đức Mẹ này trong đời sống của Giáo hội Công giáo, và đền thờ cũng là đền thánh Đức Mẹ lâu đời nhất ở Tây phương dâng kính Mẹ Thiên Chúa”.
Hai lần dâng hoa hồng trước đây
Đức Thánh Cha Phanxicô không phải là Giáo hoàng đầu tiên dâng hoa hồng bằng vàng cho ảnh Đức Mẹ là Phần rỗi của Dân thành Roma. Trước đây, vào năm 1551, Đức Giáo hoàng Giulio III đã dâng kính hoa hồng bằng vàng cho ảnh Đức Mẹ mà ngài rất sùng kính tại đền thờ Đức Bà Cả và là nơi, trên bàn thờ Hang đá, ngài đã cử hành Thánh lễ đầu tiên. Năm 1613, Đức Giáo hoàng Phaolô V đã dâng hoa hồng vàng nhân dịp chuyển ảnh Đức Mẹ sang nhà nguyện cạnh bên mới được xây dựng. Hai bông hồng vàng nói trên không còn được lưu giữ tại đền thờ Đức Bà Cả, có lẽ đã bị mất trong cuộc xâm lược của Vua Napoléon vào nước Giáo hoàng (Hiệp ước Tolentino 1797). Vì vậy, sau 400 năm, thông cáo của Đền thờ Đức Bà Cả nói thêm, “Đức Thánh Cha đã chọn đưa ra một dấu hiệu hữu hình về lòng sùng kính của ngài đối với ảnh Đức Mẹ, củng cố mối liên kết ngàn năm giữa Giáo hội Công giáo và thành phố Roma”.