21h:21 (GMT+7) - Thứ tư, 18/09/2024 Theo dõi MXH:

"Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì" (Lc 3,10-18)

Tại sao Phép lành của Đức Thánh Cha vào ngày 27 tháng 3 sẽ hết sức đặc biệt

10h:24 (GMT+7) - Thứ sáu, 27/03/2020

Chúng ta có thể nói rằng đây là sự kiện chưa từng xảy ra trong lịch sử.

Làm thế nào Đức Thánh Cha có thể đến gần hơn với các tín hữu rải rác khắp hành tinh vào thời điểm nghiêm trọng như thế này ?

Đây là câu hỏi mà Đức Phanxicô chắc chắn đã suy tư khi virus corona bắt đầu lan rộng nhanh chóng trên khắp nước Ý và toàn cầu.

Câu trả lời không bao gồm Thánh lễ phát trực tiếp cho mọi người có thể theo dõi Ngài qua Internet, mặc dù thực tế Ngài vẫn đang cử hành như thế mỗi buổi sáng.

Thật vậy, "theo dõi" việc cử hành Thánh lễ qua các phương tiện truyền thông, xét về mặt thần học, không phải là “tham dự”. Không có những Bí tích qua phương tiện truyền thông. Thánh lễ trên truyền hình không thể thay thế Bí tích Thánh Thể. Nếu một người không thể tham dự Thánh lễ, xem một Thánh lễ truyền hình có thể có được một sự trợ giúp tinh thần, nhưng người xem không "tham dự" thực sự vào Bí tích.

Chỉ một mình Đức Giáo hoàng

Vậy thì, Đức Giáo hoàng có thể làm gì để khiến chính mình chủ động hiện diện trong cuộc sống của mỗi tín hữu? Có một hành động độc đáo mà Ngài có thể thực hiện: Phép lành Giáo hoàng "Urbi et Orbi", dịch từ tiếng Latin "Cho thành [Roma] và toàn thế giới."

Mời xem tại đây.

Đó là một hành động mà không có vị Giám mục nào khác có thể thực hiện, và khác hẳn với Thánh lễ - Phép lành này có thể diễn ra hiệu quả thông qua các phương tiện truyền thông, vì lợi ích của các linh hồn tín hữu.

Vatican đã xác định vài thập kỷ trước rằng những người đón nhận phép lành "Urbi et Orbi" của Đức Thánh Cha qua truyền thanh, truyền hình trực tiếp cũng được lãnh nhận giống như những người hiện diện tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Sự kiện chưa từng có

Thông thường, Đức Thánh Cha chỉ ban phép lành "Urbi et Orbi" trong ba dịp: khi Ngài được bầu làm Người kế vị thánh Phêrô, vào lễ Giáng sinh và Phục sinh.

Chúng ta có thể nói rằng chưa bao giờ trong lịch sử có một phép lành "Urbi et Orbi" được một vị Giáo Hoàng ban ra một mình ở Quảng trường Thánh Phêrô, được các tín hữu theo dõi trên toàn thế giới như thế. Đó sẽ là một sự kiện lịch sử đặc biệt.

Ơn toàn xá

Phép lành "Urbi et Orbi" tha hình phạt tạm (temporal punishment) bởi những tội đã được tha; nghĩa là ơn toàn xá theo các điều kiện được xác định bởi Giáo Luật và được Giáo lý Giáo hội tuyên bố (Số 1471-1484).

Các điều kiện để nhận được một ơn toàn xá là (Cf. Ân xá bởi Tòa Ân Giải tối cao):

  • Có lòng thống hối hoàn toàn dứt bỏ tội lỗi, thậm chí là tội nhẹ;
  • Xưng tội;
  • Rước lễ (Tốt hơn là rước Lễ khi tham dự Thánh lễ, nhưng đối với ơn toàn xá chỉ cần Hiệp lễ);
  • Cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha.

Trong những thời điểm phong tỏa, cách ly, Vatican đã xác định rằng điều kiện thứ 2 và thứ 3 có thể được thực hiện khi có thể trở lại.

Vậy, ơn toàn xá là gì?

Theo thần học Công giáo (Giáo lý Giáo hội Công giáo, số 1422-1498), tội được xóa bỏ qua Bí tích Hòa giải (Xưng tội), để người đó một lần nữa được ơn nghĩa với Thiên Chúa và sẽ được cứu độ nếu người này không tái phạm vào tội trọng.

Nhưng tội lỗi để lại hậu quả là sự rối loạn trong đời sống tín hữu và thế giới ngay cả sau khi xưng tội. Mặc dù tội được tha, nhưng vẫn cần phải khắc phục hậu quả là sự rối loạn này.

Giáo lý Giáo hội Công giáo định nghĩa: "Ân xá là tha những hình phạt tạm do tội gây nên, dù tội đã được tha." (CCC 1471).

Để hiểu thuật ngữ "hình phạt tạm" nghĩa là gì trong bối cảnh này, chúng ta cần lưu ý rằng có một sự khác biệt giữa việc được Chúa tha thứ tội lỗi và sự cần thiết phải đối mặt với những hậu quả do tội lỗi của chúng ta. Tội lỗi không chỉ phá vỡ các điều răn của Chúa, mà còn là nguyên nhân gây ra hỗn loạn trong thế giới vốn được Thiên Chúa an bài tốt lành cũng như trong đường lối Ngài quan phòng cho đời sống chúng ta. Trong khi,  tội lỗi của chúng ta được tha thứ thực sự và đầy đủ qua Bí tích Hòa giải, thì linh hồn của chúng ta vẫn có thể chịu thiệt hại do hành vi phạm tội của chúng ta gây ra.

Có một số cách chúng ta có thể sửa chữa thiệt hại này, hay gọi là "xóa hình phạt tạm" mà tội lỗi của chúng ta đáng phải chịu. Chẳng hạn, chúng ta có thể làm việc tốt hoặc kiên nhẫn chịu đựng những thử thách trong cuộc sống. Nếu chúng ta không thể chuộc lại tội lỗi của mình theo cách này trong suốt thời gian ở trần gian, linh hồn chúng ta cuối cùng sẽ cần được chữa lành và thanh tẩy qua những đau khổ ở Luyện Ngục.

Tuy nhiên, có một số vị thánh, qua đời sống nhân đức anh hùng, kiên cường và thánh thiện, các Ngài đã làm quá mức cần thiết để sẵn sàng lên thiên đàng. Nhờ đó, Giáo hội có dư công phúc, được gọi là "kho tàng của Giáo hội" (x. CCC 1467). Dựa vào Giáo lý về mầu nhiệm các thánh cùng thông công (tất cả các Kitô hữu đều có mối liên kết thiêng liêng sâu sắc với nhau), một công đức vượt mức của một Kitô hữu thánh thiện này có thể sẽ chữa lành thiêng liêng cho một linh hồn khác vẫn cần được thanh luyện (CCC 1465).

Chúng ta nhớ lại, Chúa Kitô đã nói với Thánh Phêrô, "Thầy bảo thật anh em: dưới đất, anh em cầm buộc những điều gì, trên trời cũng cầm buộc như vậy; dưới đất, anh em tháo cởi những điều gì, trên trời cũng tháo cởi như vậy. " (Mt 18,18). Do đó, người Công giáo tin rằng Đức Thánh Cha, với tư cách là người kế vị Thánh Phêrô, có quyền phân phát ân sủng đầy dư này cho các Kitô hữu trung thành. Ơn toàn xá chính là hành động chia sẻ những ân sủng này.

Nói cách khác, vì ơn toàn xá hoàn toàn xóa bỏ hình phạt do đó, những người chết mà không tái phạm tội thì không cần  phải thanh luyện nơi Luyện ngục và có thể lên Thiên đàng (x. CCC, 1030-1032).

Theo Truyền thống, lợi ích của phép lành "Urbi et Orbi" có hiệu quả đối với tất cả những ai đón nhận phép lành với đức tin và lòng sốt sắng, ngay cả khi họ nhận bằng cách nghe hoặc xem trực tiếp qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Đây chính xác là cử chỉ đồng hành độc đáo mà Đức Thánh Cha đã chọn để ban cho mọi tín hữu vào thời điểm này.

Sau đây là bản dịch công thức ban phép lành "Urbi et Orbi", mà Đức Thánh Cha sẽ nói bằng tiếng Latinh vào thứ Sáu này lúc 6:00 tối giờ Roma (tức 24:00 giờ Việt Nam).

Xin các thánh tông đồ Phêrô và Phaolô, mà chúng ta tin tưởng vào quyền bính và uy tín của các Ngài, cầu thay cho chúng ta trước mặt Chúa.

Đ: Amen.

Nhờ lời cầu nguyện và công nghiệp của Đức Trinh Nữ Maria, tổng lãnh thiên thần Micae, Thánh Gioan Tiền Hô, các thánh tông đồ Phêrô và Phaolô, và tất cả các thánh, xin Thiên Chúa toàn năng thương xót và tha thứ mọi tội lỗi cho anh chị em, và xin Chúa Giêsu Kitô dẫn đưa anh chị em đến sự sống muôn đời.

Đ: Amen.

Xin Thiên Chúa toàn năng và nhân hậu ban cho anh chị em ơn toàn xá, tha tội và xóa bỏ mọi tội lỗi của anh chị em, ban cho anh chị em một mùa sám hối chân thực và hiệu quả, một lòng trong sạch, sửa đổi đời sống, ân sủng và sự an ủi của Chúa Thánh Thần và sự kiên tâm làm việc thiện cho tới cùng.

Đ: Amen.

Và xin phúc lành của Thiên Chúa toàn năng, là Cha và Con và Thánh Thần, ngự xuống trên anh chị em và ở lại cùng anh chị em luôn mãi.

Đ: Amen.

~ ~ ~

Bản tiếng Latinh:

Sancti Apostoli Petrus et Paulus: de quorum potestate et auctoritate confidimus, ipsi intercedant pro nobis ad Dominum.

℟: Amen.

Precibus et meritis beatae Mariae semper Virginis, beati Michaelis Archangeli, beati Ioannis Baptistae et sanctorum Apostolorum Petri et Pauli et omnium Sanctorum, misereatur vestri omnipotens Deus; et dimissis omnibus peccatis vestris, perducat vos Iesus Christus ad vitam æternam.

℟: Amen.

Indulgentiam, absolutionem, et remissionem omnium peccatorum vestrorum, spatium veræ et fructuosae pœnitentiae, cor semper paenitens, et emendationem vitae, gratiam et consolationem Sancti Spiritus; et finalem perseverantiam in bonis operibus tribuat vobis omnipotens et misericors Dominus.

℟: Amen.

Et benedictio Dei omnipotentis, Patris, et Filii, et Spiritus Sancti, descendat super vos et maneat semper.

℟: Amen.

Đình Chẩn dịch

Nguồn: Aleteia.org

CÁC TIN KHÁC
HĐGMVN: Ngày I - Hội nghị thường niên kỳ II/2024
HĐGMVN: Ngày I - Hội nghị thường niên kỳ II/2024
WHĐ (17/9/2024) - Hội nghị đã dành ngày thứ nhất cho các nội dung nghị sự: sứ vụ loan báo Tin Mừng, Năm Thánh 2025: cử hành và mục vụ.
Chi tiết >>
HĐGMVN: Khai mạc Hội nghị thường niên kỳ II/2024
HĐGMVN: Khai mạc Hội nghị thường niên kỳ II/2024
WHĐ (17/9/2024) - Chiều ngày 16 tháng 9 năm 2024, toàn thể Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGM) đã qui tụ để cùng Giáo phận Phan Thiết khánh thành và làm phép Nhà khách Trung tâm Thánh Mẫu Tà Pao.
Chi tiết >>
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ tại Singapore ngày 12/9/2024 - Thứ Năm sau Chúa nhật 23 Thường Niên
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ tại Singapore ngày 12/9/2024 - Thứ Năm sau Chúa nhật 23 Thường Niên
Lúc 5 giờ chiều ngày 12/9, ngày thứ hai trong chuyến tông du tại Singapore, Đức Thánh Cha đã chủ sự Thánh Lễ tại sân vận động quốc gia Singapore với gần 50 ngàn tín hữu, trong có các tín hữu đến từ các quốc gia lân cận như Việt Nam, Malaysia, Brunei... Đức Thánh Cha đã có khoảng nửa tiếng trước thánh lễ chào thăm các tín hữu tại sân vận động, đặc biệt ngài hôn và trao chuỗi hạt cho các em nhỏ đến chào ngài. Sau đây là toàn văn bài giảng của Đức Thánh Cha:
Chi tiết >>
Đức Thánh Cha đau buồn và liên đới với Việt Nam trong bão Yagi
Đức Thánh Cha đau buồn và liên đới với Việt Nam trong bão Yagi
Tối thứ Năm ngày 12/9, Phòng báo chí Toà Thánh công bố bức điện thư của Đức Thánh Cha, được ký bởi Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh, bày tỏ sự đau buồn và liên đới tinh thần với những người bị thương và tiếp tục bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi. Đồng thời ngài cầu nguyện cho linh hồn những người đã qua đời.
Chi tiết >>
Hội ngộ truyền thông thường niên năm 2024
Hội ngộ truyền thông thường niên năm 2024
WHĐ (12/9/2024) - Cuộc Hội ngộ Truyền Thông thường niên năm 2024 của Ủy Ban Truyền Thông Xã Hội (UBTTXH) trực thuộc Hội Đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) đã được tổ chức từ chiều thứ Hai 09/9/2024 đến chiều thứ Tư 11/9/2024 tại Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Núi Cúi của Giáo phận Xuân Lộc.
Chi tiết >>
Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ các giám mục, linh mục, phó tế, tu sĩ, chủng sinh và giáo lý viên ở Papua New Guinea
Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ các giám mục, linh mục, phó tế, tu sĩ, chủng sinh và giáo lý viên ở Papua New Guinea
Chiều thứ Bảy ngày 07/9/2024, sau khi thăm các trẻ em của “sứ vụ đường phố” và “Callan Services” tại Trường trung học kỹ thuật của Caritas, Đức Thánh Cha đi xe đến Đền thánh Đức Mẹ Phù hộ cách đó khoảng 1,2 km để gặp gỡ các giám mục của Papua New Guinea và của đảo Salomon, các linh mục, phó tế, các tu sĩ nam nữ, các chủng sinh và giáo lý viên.
Chi tiết >>
Bài giảng của ĐTC Phanxicô trong Thánh lễ tại Indonesia
Bài giảng của ĐTC Phanxicô trong Thánh lễ tại Indonesia
Bài giảng của ĐTC Phanxicô trong Thánh lễ tại Indonesia
Chi tiết >>
Diễn văn của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi gặp gỡ liên tôn tại Đền thờ Hồi giáo “istiqlal”
Diễn văn của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi gặp gỡ liên tôn tại Đền thờ Hồi giáo “istiqlal”
Diễn văn của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi gặp gỡ liên tôn tại Đền thờ Hồi giáo “istiqlal”
Chi tiết >>
Tòa Giám mục Phát Diệm
75 Phát Diệm Đông – Kim Sơn – Ninh Bình
ĐT: (+84) 229 3862 058 – Fax: (+84) 229 3862 724
Email: tgmpdiem@gmail.com
Ban Truyền thông Phát Diệm
Email: bttphatdiem@gmail.com
Kết nối với chúng tôi
Copyright © 2011-2020 Ban Truyền thông Phát Diệm