19h:54 (GMT+7) - Chủ nhật, 26/01/2025 Theo dõi MXH:

"Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì" (Lc 3,10-18)

Lịch sử Giáo phận Phát Diệm: Chương VI-Các xứ đạo trong giáo phận Phát Diệm-tác giả Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ

20h:13 (GMT+7) - Thứ hai, 7/12/2020

Lời BTT: Để giúp các bạn trẻ có thêm tài liệu lịch sử cho việc tham gia cuộc thi Phim tài liệu "Giáo xứ quê tôi", BTT xin giới thiệu tiếp chương VI trong tác phẩm Lịch sử Giáo phận Phát Diệm của Đức ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ, về Các xứ đạo trong giáo phận Phát Diệm.

Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ

 

 

 

 

LỊCH SỬ GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM

(1901-2001)

 

 

 

 

 

 

 

Đắc Lộ Tùng Thư phát hành

Paris, ngày 20 tháng 12 năm 2001

Copyright @ Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ, Paris, 2001

CHƯƠNG VI

CÁC XỨ ĐẠO TRONG GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM

I.TÀI LIỆU

Mới đây, Giáo phận Phát Diệm đã làm lễ kỷ niệm thành lập 100 năm, 1901-2001. Nay, viết về nguồn gốc các xứ đạo đầu tiên đã hiện diện trong Giáo phận từ một thế kỷ trước thật là một công việc khó khăn vì tài liệu còn có thể tìm thấy rất ít, mà tài liệu lại điều kiện tiên quyết. May mắn, chúng tôi tìm được 2 tài liệu hiếm hoi: Một là 23 tờ tường trình của các cha xứ gửi cho Đức Cha Marcou Thành với nhiều tin tức về các xứ đạo. Tờ tường trình duy nhất bằng tiếng Pháp là của xứ Phát Diệm. Có xứ đã cho tin tức về thời bắt đạo… Sở dĩ có những tờ tường trình này vì năm 1918, Đức Cha Marcou Thành đã viết thư luân lưu, đặt ra 20 câu hỏi sẵn và xin các cha trả lời.

Hai là năm 1950, nhân dịp lễ Kim khánh, Giáo phận mừng 50 năm thành lập, Đức Cha A. Tađêô Lê Hữu Từ cũng gửi một thư luân lưu và hỏi các cha xứ về tình hình Giáo phận, nhất là về tình hình các xứ đạo. Lần này số các giáo xứ trong Giáo phận đã tăng lên 64-65 và đã khá xa năm thành lập Giáo phận (1901), do đó, các cha xứ không còn tài liệu chính xác để tường trình. Duy có bản tường trình của Cha già Chí là dài và đầy đủ chi tiết hơn cả. Hồi đó Cha già Chí là chính xứ kiêm quản hạt miền Văn Hải. (1).

1.Các xứ đạo trước khi tách Giáo phận Phát Diệmkhỏi Giáo phận Tây Đàng Ngoài (Hà Nội)

Năm 1627: xứ Hảo Nho, chia thành hai chi nhánh lớn: Phúc Nhạc và Bạch Liên

Năm 1790: xứ Phúc Nhạc

Năm 1792: xứ Bạch Liên (Phúc Nhạc và Bạch Liên bởi Hảo Nho chia ra)

Năm 1838: xứ Đồng Chưa (bởi Bạch Liên chia ra)

Năm 1840: xứ Yên Vân (xưa gọi là Thông Xuân)

Năm 1854: xứ Phát Diệm (bởi Phúc Nhạc chia ra)

Năm 1865: xứ Tôn Đạo, Cách Tâm, Dưỡng Điềm

Năm 1872: xứ Khoan Dụ (xưa là Tuân Dụ), Hướng Đạo

Năm 1885: xứ Hiếu Thuận, Lãng Vân

Năm 1892: xứ Thiện Dưỡng, Sào Lâm (xưa gọi là làng Rào)

Năm 1899: xứ Ninh Bình (bởi Yên Vân chia ra).

2. Các xứ đạo năm 1901 khi tách khỏi Giáo phận Hà Nội

Năm 1901, theo Linh mục Mai Đức Thạc, khi chia Giáo phận, Phát Diệm được 27 xứ, chia cho Ninh Bình 15 xứ, Thanh Hoá được 7 xứ và Châu Lào được 5 xứ, như vừa kể trên đây.

Tỉnh Thanh Hoá được 7 xứ:Cửa Bạng (Ba Làng), Mỹ Điện (Đa Phạn), Kẻ Bền (Biện Lĩnh), Kẻ Dừa (Da Kiều), Nhân Lộ (Phố Ráng), Điền Hộ (Tòng Chính), Thanh Hoá.

Châu Lào được 5 xứ: Yên Khương, Hồi Xuân, Na Môn, Mường Khiết, Na Hàm.

Từ đó, đã hai lần có sự thay đổi các xứ đạo trong giáo phận.

3. Các xứ đạo mới thành lập sau năm 1901

Sau khi vừa được chia khỏi Hà Nội, giáo phận mới đã phát triển mạnh mẽ, đã thành lập thêm nhiều xứ mới:

1903: xứ Bình Sa (bởi Hảo Nho), An Ngải (bởi Bạch Liên)

1904: xứ Văn Hải (bởi Phát Diệm)

1905: xứ Vô Hốt (bởi Đồng Chưa)

1910: xứ Yên Bình (bởi Phát Diệm), xứ Khiết Kỷ (bởi Tôn Đạo)

1912: xứ Hoà Lạc (bởi Tôn Đạo)

1913: xứ Hoá Lộc (bởi Văn Hải)

1914: xứ Quảng Nạp (bởi Bạch Liên)

1915: xứ Như Sơn (bởi Cách Tâm), Phúc Lai (bởi Sào Lâm)

1920: xứ Áng Sơn (bởi Ninh Bình), Phúc Hải (bởi Hiếu Thuận), Gia Lạc (bởi Hiếu Thuận), Trì Chính (bởi Phát Diệm), Quyết Bình (bởi Cách Tâm)

1921: xứ Bình Hải (bởi Hảo Nho)

1924: xứ Mưỡu Giáp (bởi Lãng Vân)

1926: xứ Nam Biên (bởi Hiếu Thuận), Uy Tế (bởi Vô Hốt), Yên Thổ (bởi Bình Hải).

4. Các xứ đạo từ năm 1932

Tức là từ khi Giáo phận Thanh Hoá chia khỏi Phát Diệm.

Thuộc về Giáo phận Thanh Hoá có 18 xứ: Thanh Hoá, Ba Làng, Liên Nghĩa, Nhân Lộ, Phong Ý, Mỹ Điện, Phúc Lãng, Thái Yên, Mục Sơn, Dương Giao, Kẻ Bền, Ngọc Cao, Vân Lang, Kẻ Láng, Kẻ Dừa, Tam Tổng, Điền Hộ, Tân Hải. (2)

Rồi tại Giáo phận Phát Diệm tiếp tục thành lập:

1933: xứ Hào Phú (bởi Ninh Bình), Trung Đồng (bởi Đồng Chưa), Xích Thổ (bởi Vô Hốt)

1934: xứ Tân Khẩn (bởi Văn Hải), Quảng Phúc (bởi Bình Hải)

1936: xứ Hoàng Mai (bởi Thiện Dưỡng)

1937: xứ Phương Thượng (bởi Phát Diệm)

1939: xứ Dục Đức (bởi Khiết Kỷ), Yên Liêu (bởi Yên Vân)

1940: xứ La Vân (bởi Ninh Binh), Tam Châu (bởi Phúc Nhạc, Quân Triêm (bởi Cách Tâm)

1942: xứ Sơn Luỹ và Mỹ Châu (bởi Đồng Chưa)

1943: xứ Thuần Hậu (bởi Khiết Kỷ)

1945: xứ Tùng Thiện (bởi Tân Khẩn)

1946: xứ Tân Mỹ và Như Tân (bởi Tân Khẩn), Ứng Luật (bởi Hướng Đạo)

1847: xứ Cồn Thoi (cũng là Kim Tùng, bởi Tùng Thiện)

1949: xứ Uy Đức (bởi Uy Tế), Phú Hậu (bởi Tôn Đạo)

1950: xứ Hoài Lai (bởi Bình Sa)

1953: xứ Phú Thuận (bởi Yên Vân), Xuân Hồi (bởi Cách Tâm), Tân Thuận (bởi Như Sơn).

II.CÁC GIÁO XỨ PHÁT DIỆM THEO 23 PHÚC TRÌNH GỬI ĐỨC CHA MARCOU THÀNH NĂM 1918

1.Xứ Bạch liên

1/ Theo tờ trình của Bạch Liên (1918), hồi xưa, các miền rừng núi từ Hảo Nho, Bạch Liên lên mãi An Ngải đều thuộc xứ Đông Biên, tuy nhiên, nhà xứ vẫn đặt tại Bạch Liên. Năm 1816, đời vua Gia Long, Cha già Trưởng từ Đông Biên, được Giám mục Hà Nội là Đức Cha Jacques Longer Gia (1789-1831) bổ nhiệm về lập xứ Bạch Liên. Lúc ban đầu, Dòng Tên giảng đạo, về sau trao lại cho Hội Thừa Sai Ba Lê.

2/ Các linh mục về coi sóc:

Linh Mục Thừa Sai

Linh Mục Việt Nam

Cố Đoài (Chính xứ 3 năm)

Cha già trưởng (12 năm)

Cố Chevement

(chừng 1 năm)

Cha già Nhân

(8 năm)

Cố Bắc

(cũng chừng 1 năm)

Cha già Quyền

(6 năm)

Cố Tâm

(chừng 8 năm)

Cha già Tiến

(8 năm)

Cố Thuỷ

Cha già Chất (1850)

(7 năm)

Cố Đông (về sau ĐC Đông về làm án các vị tử đạo)

Cha Duyệt, phó

((8 năm)

Cố Nghĩ

(3 năm, đời Thành Thái nhất niên)

Cha Thánh Hưởng, phó

(4 năm, bị bắt và bị xử tử tại Ninh Bình)

Cố Nhân

(7 năm)

Cha già Nhu

(7 năm)

Cố Gros Hồng

(làm phó 7-8 tháng)

Cha Chất, phó

(2 năm)

 

Cha Mai, chính xứ

(13 năm)

Tổng cộng: 6 cố quản hạt, 2 cố phó

Cha Cẩm, phó

(4 năm)

 

Cha Đàm, phó

(3 năm)

 

Cha Suý

(4 năm)

Các linh mục Việt Nam

Cha Thủ, chính xứ

(18 năm)

14 linh mục chính xứ

Cha Phẩm

(5 năm)

21 linh mục phó xứ

Cha Thái, chính xứ

năm)

 

 3/ Bạch Liên từ đầu chia làm 4 phiên. Năm 1898, Đức Cha Gendreau Đông tách phiên thứ 3 thành xứ Thiện Dưỡng. Năm 1901, Đức Cha Marcou Thành tách phiên thứ 4 thành xứ An Ngải.

4/ Trong cả xứ có 4 họ toàn tòng, 9 họ gián tòng. Các họ này thuộc về 12 xã khác nhau.

5/ Trong xứ có một nhà Dòng Mến Thánh Giá do Cha già Trưởng, chính xứ, đem từ Đông Biên về và có 8 nữ tu. Cũng lập một cô nhi viện hoạt động được 4 năm.

6/ Chúa cho Bạch Liên được 6 linh mục là con cái trong giáo xứ: Cha Sinh, Cha Đào, Cha Bình, Cha Đàm, Cha Dược và Cha Long.

7/ Họ Bạch Liên khi xưa là người Bát Tràng, tỉnh Bắc Ninh xuống lập ấp. Cũng gọi là Bạch Bát, khi chưa theo đạo Công giáo, người ta rất sùng phù thuỷ, pháp môn. Đời Vua Cảnh Thịnh (1796), có lẽ thời các cha Dòng Tên, xứ Bạch Liên có bốn phần, thì chỉ một phần theo đạo. Trong bản tường trình về tình hình tôn giáo xứ Bạch Liên, có kể ba câu truyện lạ. Truyện có tính cách siêu nhiên hay không, chúng tôi không dám quả quyết, nhưng chúng tôi cam đoan kể lại sát với nguyên văn.

Truyện thứ nhất: Vào khoảng năm 1788, đời Vua Quang Trung, có một sĩ tử đi thi không đỗ, anh vào nhà thờ họ Hoàng Mai, tổng Dương Vũ, Ninh Bình, khấn vái. Hoàng Mai khi đó thuộc các cha Dòng Tên coi sóc. Anh cầu khấn Đức Mẹ, nếu Đức Mẹ bầu cử cho thi đỗ, anh sẽ trở lại đạo và xin cả làng cũng đi đạo luôn. Sau đó, anh thi đỗ Hương Cống, gọi là ông Cống Bát. Anh về rao truyền và cả thôn Bạch Liên (gần 800 nhân danh) xin gia nhập đạo Thiên Chúa. Về sau lại một sĩ tử khác cũng đỗ Hương Cống, gọi là ông Cống Đương và lại được thôn thứ hai tòng giáo. Do đó, Bạch Liên mới thành họ đạo toàn tòng. Đất Bạch Liên trở nên một “đất văn vật”, nổi tiếng là dân khoa bảng. Nhiều gia đình khác cũng tìm cách mua nhà cửa, điền thổ để về sống tại Bạch Liên!   

Truyện thứ hai: Năm thứ 17 đời Vua Tự Đức (1865), ở họ Yên Duyên có một cụ già, ông Nguyễn Thư Nhàn, người Công giáo đạo đức. Ông bỏ nhà, đến ở trại Đồng Cao, làm một cái chòi và thường đi lại ở đó như một nhà ẩn tu. Ban ngày trồng cây, làm vườn, nhưng khi nhàn rỗi, ông leo lên chòi đọc sách, tu thân, cầu nguyện. Ông Nhàn nuôi được một con khướu hót tuyệt vời, ông dạy nó hót tên “Đức Chúa Trời”.

Một hôm, nhóm quan quân đi lùng bắt người Công giáo, nghe tiếng con khướu hót hay quá, họ đi tìm thấy ông Nhàn và cả con khướu. Họ dùng uy quyền ép ông Nhàn phải hiến con khướu, nếu không, sẽ bắt ông. Nhưng là con người khí khái, ông không sợ trả lời thẳng thắn: “Bắt thì bắt, chứ hiến con khướu thì nhất định không”. Thế là ông Nhàn bị bắt cùng với sách vở ông đang đọc, bị giải về Ninh Bình, chịu đòn vọt, gông cùm. Vẫn kiên trì, ông bị điệu về Yên Hoà là bản quán và bị trảm quyết. Trước khi bị chém rơi đầu, ông xin mấy phút cầu nguyện. Xử xong, có hai người, ông xã làng Yên Duyên và anh Phú là sãi nhà thờ Bạch Liên, đến lấy kim chỉ khâu đầu ông Nhàn liền với thân xác, rồi đem về an táng tại Yên Duyên. Năm 1865, Đức Giám mục Gendreau Đông về làm án tử đạo, bốc xác ngài lên, thì xương sọ đã vỡ làm ba. Giáo dân lượm lại đặt vào trong một cái tiểu, rước về táng ở Đồng Cao; nhưng Đức Cha ra lệnh đem về táng bên cạnh nhà thờ Bạch Liên.

Truyện thứ ba: Cũng tại xứ Bạch Liên, năm Tự Đức thứ mười (1858), một thượng quan ác cảm với người Công giáo, đã cho dựng một trại (8 gian) để giam các tù nhân có đạo bị phân sáp và hành hạ họ đến mức độ nhiều tù nhân bị chết đói. Quan thượng Hưng muốn thanh toán nhà tù, đã cho lệnh quan quân đem rơm, rạ… đến rải chung quanh nhà tù, chương trình là thiêu đốt tất cả.

Tuy nhiên, trước khi ra tay tàn bạo, quan thượng Hưng làm sớ tâu vua và chờ lệnh. Lệnh vua là phải thả tất cả các tù nhân về nguyên quán, vì hồi đó đang có thương nghị giữa Triều đình nhà Nguyễn và người Pháp về việc trả lại tự do tôn giáo cho người theo đạo Thiên Chúa. Quan thượng Hưng mất mặt trước dân chúng, nhất là tại địa phương đã có một giáo dân, tên là Nguyễn Công Bình, bị phân sáp và bị chết đói rũ tù. Sự kiện này càng làm cho công chúng công phẫn. Người ta còn kể rằng, ở Quảng Nạp hạ thôn, cũng có một họ đạo mà nhà thờ bị phá huỷ vào đời Vua Minh Mạng. Tới đời quan thượng Hưng, đã cho làm nhà tù ở trên, dân chúng phải bỏ làng đi nơi khác.

2.Xứ Tôn Đạo

1/ Xứ Tôn Đạo hồi xưa thuộc xứ Phúc Nhạc và cha xứ lúc đó là Cha Thánh Khoan. Ngài năng xuống thăm Tôn Đạo và ngài đã thảo luận với quan viên trong làng, đề nghị mua đất và điền thổ để lập nhà xứ.

Tôn Đạo dâng 12 mẫu, làng Hiếu Nghĩa dâng 5 mẫu, làng Quy Hậu dâng 5 mẫu và Cha Thánh Khoan đã tậu thêm 6 mẫu. Việc ruộng đất thu xếp xong xuôi vào năm thứ mười đời Vua Minh Mạng (1830). Linh mục Thánh Khoan, chính xứ Phúc Nhạc, đã bị bắt tại Đông Biên cùng với 2 thầy giảng Baotixita Đinh Văn Thanh và Phêrô Lê Văn Hiếu, Cả ba cha con đều bị xử tại Ninh Bình vào năm thứ 20 đời Minh Mạng (1840).

2/ Tôn Đạo được thành lập vào năm thứ hai đời Thiệu Trị (1842) do quyết định của Đức Cha Retord Liêu, ranh giới từ Hàm Ân cho đến Kiến Thái, thuộc hai tổng Quy Hậu và Hướng Đạo.

3/ Các linh mục Việt Nam coi sóc:

Cha già Thành, chính xứ 5-6 năm; Cha già Đồ, phó xứ. Cả hai vị đã qua đời và táng ở Tôn Đạo.

Cha già Thanh về thay thế 5-6 năm với Cha Huê, Cha Châu làm phó xứ.

Cha Phú, chính xứ 10 năm. Năm 1860, đời Tự Đức, trong cuộc bách hại, Cha già Phú trốn ở nhà ông Sự, con ông cai Trạch ở làng Tôn Đạo. Ông cai Trạch bị bắt vì tội chứa chấp đạo trưởng. Muốn lập công để gỡ tội cho cha, ông Sự đem Cha Phú sang gửi tại Hoà Lạc, nhưng không ai muốn nhận. Sau cùng đem sang gửi nhà ông khán Vinh, tại Quy Hậu, rồi đi báo quan huyện Kim Sơn. Cha già Phú bị bắt cùng với ông khán Vinh về tội “oa gia”, chứa chấp đạo trưởng, bị giải về Ninh Bình và sau cùng bị xử tại đây.

Cha Thức, phó xứ Tôn Đạo thời Cha già Phú, cũng phải trốn tại nhà ông hương Rượu ở Tôn Đạo. Năm 1861, thời Tự Đức, cai Phác, người Quy Hậu, đem quân bắt Cha Thức nộp cho quan. Dân làng Tôn Đạo thu tiền đút lót cho quan. Quan đổi một chi tiết là Cha Thức bị bắt “ngoài đồng”. Tuy nhiên, Cha Thức vẫn bị giam cầm và sau đã chết rũ tù.

Cha già Sùng về chính xứ Tôn Đạo chừng 3 năm.

Cha già Sỹ, chính xứ thay Cha Sùng, chừng 3 năm.

Cha già Nhàn, chính xứ thay Cha Sỹ, được 15 năm.

Đời Đức Cha Puginier Phước (1868-1892) đã tách tổng Hướng Đạo ra một xứ khác biệt lập, lấy tên là xứ Hướng Đạo. Cha già Nhàn qua đời và táng trong nhà thờ vì chính ngài đã đứng xây cất.

Cha già Tính về làm chính xứ thay Cha già Nhàn, từ 1881 tới 1907; ngài qua đời và được an táng tại nhà Phương đình, trước nhà thờ Tôn Đạo. Các cha phó của Cha già Tính: Cha Thư, Cha Chấn, Cha Hiểu, Cha Chỉnh, Cha Hiệu, Cha Khoa, Cha Bản, Cha Hưng, Cha Đề và Cha Phẩm.

Sau khi Cha già Tính qua đi, Đức Cha bổ nhiệm Cha già Hào về làm chính xứ Tôn Đạo từ năm 1907 đến năm 1916. Ngài qua đời và được an táng tại đất thánh Tôn Đạo.

Cha già Huyền về thay Cha già Hào và có Cha Huy làm phó xứ.

Năm 1914, Đức Cha Marcou Thành phân ra hai phiên: Khiết Kỷ và Hoà Lạc; rồi 1917, khi về kinh lược, Đức Cha lại chia thành 3 xứ biệt lập: Tôn Đạo, Khiết Kỷ và Hoà Lạc. Tôn Đạo lúc bắt đầu có chừng 1.500 giáo dân, nhưng về sau tăng lên 3.000.

4/ Những linh mục xuất xứ từ xứ Tôn Đạo:

- Cha Trọng, hồi đó hoạt động tại Hà Nội.

- Cha Điều, quê ở Quy Hậu.

- Cha Thiện, hoạt động tại Phát Diệm.

- Đức Cha Phạm Ngọc Chi, Giám mục Bùi Chu; vào Nam, ngài làm Giám mục Quy Nhơn và Đà Nẵng.

5/ Tôn Đạo cũng trải qua một cuộc bách hại tôn giáo, đã có cảnh phân sáp, các nhà thờ bị triệt hạ. Nơi đây có lưu truyền câu chuyện tên Bát Biện, ở Hàm Ân, đã chứa hai cha Dòng Đa Minh là Cha chính Hiền và Cha Phêrô Tuần, có lẽ từ Bùi Chu sang. Hắn thấy hai cha có nhiều quý vật, nên đã lập mưu bằng cách nói dối là ở ngoài cửa biển có nhiều tầu khách và hắn tình nguyện chở hai cha ra để lên tầu về cố quốc. Hai cha dòng tin hắn nên đã xuống thuyền. Tên Bát Biện đã mật báo cho quan quân đón đường bắt hai cha vào ngày 18-5-1838. Về sau, hai Cha Hiền và Tuần bị xử tại pháp trường Nam Định.

3.Xứ Trì Chính

1/ Xứ Trì Chính được thành lập do Đức Cha Marcou Thành, gồm các họ Trì Chính, Vạc Giang (cũng gọi là Thuỷ Cơ) và Kim Đài. Còn Xuân Đài thuộc về xứ Phát Diệm.

2/ Lập xứ thời Thành Thái năm thứ 19 (1908) và trụ sở tại                 Trì Chính.

3/ Các linh mục coi sóc:

Linh Mục Thừa Sai

Linh Mục Việt Nam

Cố Chevemet Nghi

Cha Quế, chính xứ

Cố Soubeyre

Cha Nhàn

 

Cha Tiến, phó xứ

 

Cha Đắc, phó xứ


4/ Gồm các họ đạo:

Vạc Giang, Kim Đài là hai họ toàn tòng.

Trì Chính, Kiến Thái: gián tòng.

Ninh Mật, Yên Thổ, Mật Như: bổn đạo mới.

Dân số giáo hữu ban đầu là 1.700, về sau tăng đến 2.100, phần nhiều nghèo túng.

Các họ Trì Chính, Thuỷ Cơ, Yên Thổ thuộc tổng Tự Tân.

Họ Kiến Thái thuộc tổng Hướng Đạo.

Các họ Kim Đài, Xuân Đài thuộc tổng Tuy Lộc.

Họ Văn Hải thuộc huyện Kim Sơn.

5/ Xứ có một người được làm linh mục là Cha Thịnh.

4.Xứ Hảo Nho

Xứ Hảo Nho là xứ được thành lập đầu tiên tại Phát Diệm (3). Trong bản tường trình của Cha già Phẩm về 20 câu hỏi của Đức Cha Marcou Thành, có câu trả lời, có câu để trống (4). Cha già Phẩm khai xứ Hảo Nho được thành lập khoảng đời Vua Vĩnh Tộ (tức Vua Lê Thần Tông 1619-1629), ước độ 200 năm nay.

Từ khi theo đạo Công giáo, nhà xứ vẫn đặt tại Hảo Nho. Đời Tây Sơn, năm thứ hai thời Vua Cảnh Thịnh (1798), là thời cấm đạo, Cha Thánh Gioan Đạt là chính xứ đầu tiên, đã bị bắt và tử đạo. Sang thời các vua triều Nguyễn: Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, cuộc bách hại còn tiếp tục, dân chúng bị phân sáp, nhà thờ, nhà xứ bị phá huỷ. Cha Hạnh chịu tử đạo. Xuất xứ từ Hảo Nho, Chúa cho các linh mục:

Cha Hảo (đã qua đời).

Cha Tri, Cha Bá, Cha Nghị quê ở Tri Điền.

Cha Thuận, quê họ Quảng Công.

Không được biết chính xác danh sách các cha xứ Thừa Sai và Việt Nam, đến và ở vào thời gian nào. Chỉ nhớ sơ lược:

Linh Mục Thừa Sai

Cha Điền

Cố Barbier Cẩn

Cha Mẫn

Cố Nhân

Cha Duyên

Cố Rebuton

Cha Nghĩa

Cố Công

Cha Khánh

 

Cha Dũng

Linh Mục Việt Nam

Cha Kỳ

Cha Đạt

Cha Tư

Cha Đoàn

Cha Đức

Cha Quý

Cha Ban

Cha Thế

Cha Chỉnh

Cha Tiến

Cha Ân

Cha Khanh

Cha Đáng

Cha Châu

Cha Tình

Cha Tứ

Cha Năm

Cha Tâng

Cha Ngân

 

Xứ Hảo Nho bao gồm 9 họ:

Các họ toàn tòng: Hảo Nho, Tri Điền, Quảng Thành (Quảng Ngoại), Mai Lễ và Xóm Vàng.

Các họ gián tòng: Quảng Công (Quảng Nội), Trại Lưới, Trại Trấm và Nhân Phẩm.

5.Xứ Ninh Bình

Xứ Ninh Bình hồi xưa là một họ lẻ, một địa điểm tiện lợi cho dân chúng tập họp làm ăn từ khắp nơi với đường bộ, đường thuỷ và chừng 100 nhân danh. Họ tự động thành lập họ đạo, lấy tên là Ninh Hợp và sinh hoạt chung với xứ Yên Vân.

Năm 1897, Đức Cha Gendreau Đông uỷ thác cho Cố tràng Khánh (Ravier), Giám đốc Tiểu Chủng viện Phúc Nhạc, sứ mệnh tìm đất để làm nhà thờ và nhà xứ. Để xúc tiến công việc, Đức Cha già Đông còn sai Cố Soubeyre Dũng, lúc bấy giờ đang làm chính xứ Yên Vân, đến Ninh Bình để góp tay với Cố tràng Khánh. Cố Dũng trả tiền đất đai và thương lượng với ông Công sứ De Goy để đắp một con đường chạy thẳng từ cuối nhà thờ lên núi Non Nước. Năm 1899, ông De Goy còn dâng cho Cố Dũng căn nhà công đường quan án Ninh Bình; hồi xưa, quan hay ngồi ở đó xử án tử hình các thánh tử đạo. Theo Cố Dũng, phải dùng nhà này làm nhà xứ, nơi các cha đang ở bây giờ.

Đất đai làm nhà thờ, nhà xứ mua được rồi, Đức Cha già Đông sai Cố Fillon Long về xây nhà xứ, nhà thờ lớn; xong rồi, Đức Cha ký nghị định lập xứ Ninh Bình và bổ nhiệm Cha già Luận làm chính xứ Việt Nam đầu tiên, gồm 11 họ lấy ra từ 4 xứ:

Các họ Ninh Hợp, Hương Thịnh và Thiện Mỹ từ xứ Yên Vân.

Các họ Áng Sơn, Đại Áng, La Vân và La Phù từ xứ Lãng Vân.

Các họ Phú Ninh và Vĩnh Phúc từ xứ Kẻ Vinh.

Các họ Hào Phú và Đông Tân từ xứ Thiện Dưỡng.

Ngoài ra, Ninh Bình còn có nhà cô nhi (coi sóc trẻ con) và một nhà trường dạy tiếng Pháp; rồi năm 1904, Đức Cha Marcou Thành mời Đức Cha già Gendreau Đông về làm phép nhà thờ Ninh Bình cách trọng thể.

Năm 1908, Đức Cha Marcou Thành bổ nhiệm Cố Pléneau Kim về làm chính xứ Ninh Bình. Ninh Bình được nhiều ơn của Chúa, vì là đất đã thấm nhiều máu Các Thánh Tử Đạo, nhiều vị anh hùng đã tuyên xưng lòng trung thành với Chúa, với Giáo hội trên mảnh đất trước đây khô chồi này. Cố Pléneau Kim ý thức ân sủng đặc biệt này, nên năm 1909 đã tổ chức lễ Các Thánh Tử Đạo hết sức long trọng. Cố Kim cho tổ chức rước xương Thánh Linh mục Lôrensô Hưởng đi qua mảnh đất mà hồi xưa đã xử thánh nhân. Việc chuẩn bị sẵn sàng, các tín hữu tái diễn rất trang nghiêm thảm kịch hành quyết Thánh Hưởng. Sau đó, tiếp tục rước xương thánh vào nhà thờ mới Ninh Bình, nơi đây đã chật ních linh mục Việt – Pháp, giáo dân và nhiều lương dân và đầy đủ quan khách. Đức Cha Marcou Thành có ý chứng tỏ: theo đạo “Gia tô” là thờ Thiên Chúa và nhận hết mọi người là anh em, con một cha chung.

Cố Pléneau Kim còn lập nhà in tại Ninh Bình, phát hành nhiều sách kinh, sách giáo lý vì ở đây tiện đường chuyên chở, dễ dàng hơn trong việc phân phối sách đi các nơi.

6.Xứ Bình Sa

Từ ban đầu, làng Bình Sa là một làng nhỏ, thuộc về làng Phù Sa, tất cả còn là bãi bể mới bồi lên. Nhờ hai gia đình ông Cuông và ông Bài từ Nam Định tới chiếm đất đai, làm một trại nhỏ, để mỗi mùa màng, trâu bò có chỗ trú chân. Sau đó, nhiều người khác, cũng từ Nam Định, theo sang làm ăn. Nhưng rồi bắt đầu xẩy ra cãi cọ, tranh chấp đất đai; do đó không còn lành mạnh và an ninh, khiến cho dân chúng bỏ ra đi một phần lớn. Thấy thế, hai ông Cuông và Bài có sáng kiến chiêu mộ những người ra đi ở lại, rồi tổ chức thành làng và chia ruộng đất cho nhau để sinh sống.     

Năm 1860, Vua Tự Đức ra chỉ cấm đạo ráo riết. Vua cho lệnh lùng bắt các linh mục, theo chính sách: đánh chủ chăn, đoàn chiên sẽ bị tan rã. Tuy nhiên, chính sách này không đem lại nhiều kết quả, vì thế,Triều đình cho lệnh: lý trưởng phải kê khai sổ nhân đinh. Khi cơn bắt đạo đã lắng dịu, việc đạo được dễ dàng hơn, Cha Trần Lục bị đày từ Lạng Sơn được thả về đây. Cha tổ chức lại đời sống sầm uất đến mức độ nhiều người từ Hảo Nho cũng di chuyển về sinh cơ lập nghiệp, làm cho xứ Hảo Nho xuýt bị tan rã. Cha Thể tại Hảo Nho đứng ra điều đình và xin dân chúng ở lại Hảo Nho. Rồi Đức Cha Marcou Thành đổi Cha Trần Lục về Phát Diệm. Bình Sa là đất tân bồi, nay dân chúng lại thưa bớt dần vì dân từ Hảo Nho trở về nguyên quán; do đó, Bình Sa trở thành họ lẻ. Năm 1874, Bình Sa mới làm lại nhà thờ và sắm được một chuông Nam.

Về sau, dân chúng bàn nhau bán tất cả khu nhà thờ cũ, lại quyên góp được 1100 quan tiền, họ dựng hai ngôi nhà mới. Năm 1897, họ xây một nhà thờ bằng ngói và Phương đình nhỏ. Cha Thỉnh, phó xứ Hảo Nho, góp ý sơn son thiếp vàng bàn thờ và sắm được một cỗ kiệu. Hai Cha Chuẩn và Cha Đán giúp xây đất thánh, rồi xin Đức Cha Marcou Thành cho lập thành xứ.

Một giáo dân Bình Sa là ông Oánh dâng thêm một mẫu đất về phía Tây Nam, dựng thêm được hai ngôi nhà. Khi cho phép lập xứ, Đức Cha Thành còn cho thêm 10 mẫu ruộng và truyền cho ba họ Truy Lai, Hoài Lai và Lai Thành nhập vào xứ đạo Bình Sa.

Rồi đến lúc các linh mục Việt Nam được bổ nhiệm về làm chính xứ và Chúa cho luôn ba năm được mùa. Các ngài mua được ngôi chùa làng bên lương bán rẻ, đem về làm nhà phòng và Phương đình rộng rãi hơn; nhất là sắm các đồ thờ phượng, áo phụng vụ, bình đựng Mình Thánh và giếng rửa tội. Sau cùng, sửa sang đường đi chung quanh, làm thành đường kiệu cho nhà xứ mới.

7.Xứ Bình Hải(xem thêm trang 291)

Thành lập năm 1904, đời Đức Cha Marcou Thành bởi ba họ đạo cũ: Bình Hải (Yên Hải) thuộc xứ Phát Diệm, Quảng Phúc cũng thuộc Phát Diệm và Non Khê, thuộc Hảo Nho đời Vua Minh Mạng cấm đạo. Và từ năm 1911, thêm ba họ đạo khác là Hà Thanh, Ma Lao và Vĩnh Lộc. Cả ba họ này trước thuộc Hảo Nho.

Ngược dòng lịch sử, đầu tiên, sáu họ đạo trên đây thuộc xứ Phát Diệm nay thuộc về Hảo Nho. Vì xa xôi cách trở, dân chúng nghèo khó vất vả và người Công giáo còn ít, cho nên mỗi năm giáo dân chỉ thông công bốn lễ trọng.

Từ ngày về nhận Địa phận Phát Diệm, Đức Cha Marcou Thành thấy hoàn cảnh Bình Hải, sau mấy năm bách hại, còn nhiều người lương, ngàiđã sai Cố Rebuton Thông về làm chính xứ. Nhờ cha mẹ và bà con bên Pháp giúp đỡ, Cố Rebuton đã mua được đất đai và mua nhà thờ cũ Cửa Bạng đem về dựng làm nhà thờ Bình Hải, giá mua là 400 đồng bạc thời đó. Cố Rebuton Thông khuyên được dân Yên Sự, họ Giang Nại và Quảng Lừ trở lại Công giáo. Ngài sống thánh thiện và tiết kiệm. Vì ăn uống theo lối Á Đông không quen nên cố Rebuton mắc bệnh lị, phải đi Hà Nội chữa trị, nhưng không khỏi bệnh và ngài qua đời năm 1906.

Sau Cố Rebuton Thông, Cha Thịnh về thay thế mấy tháng. Rồi từ tháng 5 năm 1905, Cố chính Doumerque Dụ về Bình Hải. Năm 1908, ngài được Đức Cha bổ nhiệm giám đốc Chủng viện Phúc Nhạc. Cha Hồ đang ở Yên Vân, được bài sai về Bình Hải. Năm 1910, ngài đổi về chính xứ Hảo Nho.

Các linh mục Việt Nam: Cha Thịnh, Cha Hồ, Cha Bái. Các linh mục thừa sai: Cố Rebuton Thông, Cố chính Doumerque Dụ, Cố Soubeyre Dũng. Thời Cố Dũng và Cha Bái coi xứ đã được ông chánh Đệ dâng cho nhà xứ Bình Hải 5 sào thổ cư. Hai cha tổ chức sửa lại nhà thờ và xây nhà xứ. Công việc hoàn tất tốt đẹp năm 1912.

Từ 1908 tới 1918: ban đầu, Bình Hải được thành lập bởi 6 họ đạo liên kết với nhau. Đến thời các cha chính xứ thừa sai sau cùng là Cố Thông, Cố Dũng và Cha Bái, các ngài đã làm cho xứ Bình Hải tăng thêm được 10 họ bổn đạo mới là: Ma Lao, Hà Thanh, Yên Sư, Giang Nại, Quảng Từ, Khương Dụ, Bồ Vi, Yên Thổ (cũng là Tiên Hưng), Trung Đồng và Thọ Bình.

Hơn nữa, từ xứ Bình Hải, nói chính xác từ họ Non Khê, Chúa đã cho một người con xuất thân từ Non Khê làm linh mục, đó là Cha Toản. Cha Toản thuộc dòng dõi bên lương trở lại đạo, thụ phong linh mục và đi coi sóc xứ Cửa Bạng. Thời Minh Mạng bách hại Công giáo, họ Non Khê còn cống hiến cho Giáo hội một thánh tử đạo, đó là Thánh Thầy Giảng Gioan Baotixita Đinh Văn Thanh. Ngàibị xử trảm tại Ninh Bình ngày 28-014-1840 cùng với Thánh Linh mục Phaolô Phạm Khắc Khoan và Thánh ThầyGiảng Phêrô Nguyễn Văn Hiếu.

8.Xứ Khoan Dụ

Xứ Khoan Dụ thành lập đời Vua Tự Đức, do Đức Cha Puginier Phước, trụ sở đặt tại xã Khoan Dụ, nhưng vì hay bị mưa lụt, Đức Cha dạy di chuyển vào gần một ngọn đồi, gọi là đồi Vườn Cũ, thuộc thôn Bò, tức ngọn đồi của ông tổng Húc dâng cho Nhà chung dưới đời Đức Cha Puginier Phước.

Linh Mục Thừa Sai

Cố Tuấn

Cố Gendreau Đông (sau làm giám mục)

Cố Chevalet Chế

Cố Thuỷ

Cố Chevement Nghi

 

Linh Mục Việt Nam

Cha phó Chất

Cha chính xứ Lý

Cha phó Ngoạn

Cha chính xứ Khang

Cha phó Đề

Cha chính xứ Xuân

Cha phó Quý

Cha chính xứ Chí

Cha phó Thiện

Cha chính xứ Quảng

 

Cha chính xứ Khương

 

Cha chính xứ Thiệu

 

 

- Cha Khang và Cha Khương qua đời tại Đồng Chưa.

- Cha Lý, Cha Xuân và Cha Chí qua đời tại Khoan Dụ.

Xứ Khoan Dụ bao gồm 14 họ:

- Các họ toàn tòng: Rộc Trụ. Lạc Thổ, Lạc Tân, Đồng Yên, Đồng Bầu, Hoàng Đồng và Đồn Điền.

- Các họ gián tòng: Khoan Dụ, Đảng Tộc, Yên Đôi, Suối Bán, Suối Tép và Cổ Nghĩa.

- Họ Xích Thổ là bổn đạo mới.

- Vào thời cấm đạo, Đức Cha Retord Liêu về trốn tránh và qua đời tại Đồng Bầu. Trong mộ ngài còn giữ xương ống chân và một xương ống tay.

- Cha già Lý, chính xứ thứ nhất Khoan Dụ đã trải qua thời bách hại tôn giáo của Phong trào Văn Thân. Chỉ huy Văn Thân lúc bấy giờ là tú Quang, người xã Cổ Nghĩa, vây bắt được Cha già Lý đang lánh nạn tại huyện Yên Hoá vào năm 1874. Tú Quang đâm chết Cha Lý tại cầu Kiến Phong rồi giấu xác ngài tại đó. Năm sau, Quý Dậu 1875, hàng xứ Khoan Dụ mới tìm được xác ngài và mang về an táng tại nhà thờ Khoan Dụ bây giờ.

(Trên đây là lời khai của Cha Thiện, chính xứ Khoan Dụ).

9.Xứ Yên Bình

Đức Cha Marcou Thành cho phép thành lập xứ Yên Bình, dưới thời vua Thành Thái năm 1901. Trụ sở đặt ở giữa làng Yên Bình, nhưng vì nhà thờ quá chật hẹp, lại xa nhà xứ, nên năm 1907, Đức Cha Thành về kinh lược đã trao công tác xây nhà thờ lớn hơncho Cha già Luân.

Cha già Thịnh, chính xứ từ 1901-1907.

Cha già Luân, chính xứ từ 1907-1916, sinh quán tại Yên Bình.

Cha già Lộc, chính xứ từ 1916-1918.

Cả xứ Yên Bình gồm 4 họ, tất cả là gián tòng. Truy Lộc trước là một họ, nhưng năm 1908 chia làm hai: Cựu Truy Lộc và Tân Truy Lộc, nhưng vì sự giao thông giữa hai họ khó khăn, nên về sau đã chia hai họ biệt lập hẳn. Còn thêm một họ bổn đạo mới là Truy Lộc phố. Số dân là 858 nhân đinh. Lòng đạo dân chúng bình thường, đời sống nghèo túng.

Tất cả các họ thuộc về huyện Kim Sơn, tổng Truy Lộc.

10.Xứ An Ngải

An Ngải hồi xưa là họ lẻ của xứ Bạch Liên. Năm 1899, Đức Cha già Gendreau Đông cho lập xứ Sào Lâm, thì lại chỉ định An Ngải về Sào Lâm. Đến năm 1909, Đức Cha Marcou Thành chia An Ngải, cho thành xứ biệt lập, nhà xứ đặt ngay tại làng An Ngải, còn nhà thờ cũng mới làm, chưa bao giờ trùng tu lại.

Từ khi chia thành xứ, An Ngải đã tiếp nhận 4 linh mục Việt Nam làm chính xứ:

Cha già Hay, chính xứ từ 1909-1912.

Cha già Cửu, chính xứ từ 1912-1914.

Cha Trị, chính xứ từ 1914-1916 và qua đới tại đây.

Cha Quang, chính xứ từ 1916-1919.

Đầu tiên xứ An Ngải gồm 4 họ. Năm 1917, Đức Cha Marcou Thành về kinh lý, ngài chia đôi họ Khang Ninh, tức Khang Ninh và Phú Khê. Sau đó, họ Yên Thịnh, trước thuộc về Thiện Dưỡng, nay theo lệnh Đức Cha sẽ thuộc về An Ngải; thành ra An Ngải gồm 11 họ toàn tòng, trừ ra trong họ Đồng Bông có gia đình người lương. Tổng cộng số dân trước là 900 dân đinh, về sau được 1000.

Các họ An Ngải, Hưng Long, Đồng Bông, Quảng Cư, Đồng Bài, Ngọc Mãi thuộc về phủ Nho Quan, tổng Quỳnh Lưu. Còn An Ngải, Hưng Long, Đồng Bông, Ngọc Mãi thuộc về xã Lạc Thành. Họ Phú Khê thuộc về tổng Lậu Khê, xã Đoài Khê, huyện Yên Mô. Họ Vĩnh Khương, Khang Ninh, Khánh Ninh, Yên Thịnh thuộc tổng Đàm Khánh, huyện Yên Mô. Họ Khang Ninh là một thôn thuộc xã Vĩnh Khương.

An Ngải có tiếng độc khí, độc nước, người khỏe mạnh về đây cũng bị “ngã nước”!

11.Xứ Yên Vân (xem thêm trang 299)

Về nguồn gốc xứ Yên Vân, không ai có thể nhớ chính xác, nhưng theo lời của Linh mục Khoa (năm 1918) kê khai một truyền tụng: Yên Vân được truyền đạo từ thời các giáo sĩ Dòng Tên. Năm 1773, Toà Thánh bãi bỏ Dòng Tên và gửi các linh mục thừa sai đến, dân chúng không hài lòng và không chấp nhận. Trước hoàn cảnh đó, các cha thừa sai phải đi từng họ, xem xét dân tình. Đến Yên Vân (xưa gọi là Thông Xuân), dân chúng bằng lòng và các thừa sai đã ở lại đây, phỏng chừng vào khoảng 1774-1780, đang thời Chúa Nguyễn Ánh tranh hùng với nhàTây Sơn.

Không ai quyết đáp những thừa sai nào đã làm quản hạt Yên Vân, người ta “phong phanh” các vị sau đây :

Cố Thuỷ

Cố Barbier Cẩn

Cố Gendreau Đông

Cố Soubeyre Dũng

Cố Hanh

Cố Pilon Dũng

Cố Nghĩa

 

Linh Mục Việt Nam

chính và phó xứ

Cụ Đào (sau đổi vào Cửa Bạng)

Cụ Nguyện

Cụ Thái

Cụ Kỳ (sau tử đạo)

Cụ Điểm (qua đời 1871)

Cụ Hưởng (sau tử đạo)

Cụ Ninh (qua đời 1913)

Cụ Tình (đời Thiệu Trị)

Cụ Phong

Cụ Nhàn (sau qua đời tại Tôn Đạo)

Cụ Hiện (nguyên chính xứ Vân Lung)

Cụ Mai (sau đổi đi Bạch Bát)

Cụ Thi

 

Đương thời Cha Ninh, chính xứ, có hai họ Thiện Trào và họ Trầm Hương xin tòng giáo. Đến khi tách khỏi xứ Ninh Bình thì hai họ này chia về Ninh Bình, tuy nhiên thay vào đấy, toà gám mục thêm cho xứ Yên Vân các họ Yên Phú (Vạc) trước đây ăn chịu với Thiện Dưỡng.

Các họ đạo của Yên Vân thuộc 4 tổng: Yên Vân, Xuân Dương, Yên Phong, Yên Liêu, nhưng chia thành 8 xã khác biệt: Yên Vân, Yên Khê, La Bình, Phú Mỹ, Yên Liêu, Yên Phú, Yên Cống và Yên Xuyên thuộc hai phủ Yên Khánh và huyện Gia Khánh.

Thiên Chúa ban cho xứ Yên Vân được 9 linh mục:

Cha Thược (Yên Liêu)

Cha Bình (đã qua đời)

Cha Trình

(đã qua đời từ Phú Thuận)

Cha Thư Bình Thượng)

Cha Bằng

Địa phận Tây Hà Nội)

 

Cha Trúc(Đông Thịnh)

Cha Hội

Cha Đạm (Bình Thượng)

Cha Đàm(Bình Trung)

 

 

Từ khi lập xứ, Yên Vân đã trải qua nhiều giai đoạn bách hại dưới các đời Vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức: bắt bớ các linh mục, phân sáp giáo dân vào với bên lương, nhiều giáo dân bị khắc chữ “tả đạo” trên má.

Đời Cha già Mai làm chính xứ, khi quan quân về vây làng, thì phụ nữ kéo ra tìm cách cầm chân, để cho đàn ông tẩu thoát các đồ thờ và tìm lối thoát. Tại đây còn lưu truyền mấy câu chuyện: Hồi ấy, các giáo dân để quên một chén thánh, người bên lương lấy về đập phá làm đồ dùng… Về sau, cả nhà họ ở bị cháy sạch, mọi người thất nghiệp, đi ăn xin, chết đói! Một câu chuyện khác: ông xã Ba có lòng tốt chứa chấp những ai chạy trốn. Và chuyện ông quyền Nhàn và hai mẹ con bà lang Huy vào năm phân sáp, đã xuất tiền của nuôi những ai bị tù giam ở Ninh Bình. Trong tù có bố con ông Bảy (họ Bình Trung) đã phải giam lâu ngày, sau hết bị chôn sống cho đến cổ, rồi lý hình lấy những mảnh nứa sắc cưa cổ cho đến chết. Xác các vị này táng ở Phú Thuận.Người cha tên thánh Phanxicô, con tên thánh Gioan Baotixita. Hiện nay nhiều người đến mộ các ngài để cầu nguyện và được nhiều ơn Chúa ban. Tại họ Bình Trung, gia đình ông Phạm Hưng, sau làm chánh trương, cũng bị phân sáp vào bên lương và bị khắc “tả đạo” trên má, tuy nhiên cả gia đình vẫn trung kiên cho đến cùng.

12.Xứ Đồng Chưa

Xứ Đồng Chưa được Đức Cha Retord Liêu thành lập. Đồng Chưa xưa gọi là Dư Đồng. Nhà thờ phải làm ba lần. Lần thứ nhất bị Văn Thân đốt phá; lần thứ hai vì cũ nát phải hạ và lần thứ ba do Cha Vũ làm lại vào năm 1918.

Linh Mục Thừa Sai

Cố Hoan

Cố Tâm

Cố Tuấn

Cố Thuỷ

Cố Bourlet Độ

Cố Hiền

Cố Chevalay Chế

Cố Nhân

Cố Roger Báu

Cố Đạt

 

Linh Mục Việt Nam

Cha Nghi(Văn Thân giết)

Cha Tường

(chính xứ Giang Sơn)

Cha Hiển (Phó xứ)

Cha Thông

(qua đời ở Ngọc Cao)

Cha Trà(phó xứ)

Cha Thanh

(qua đời ở Giang Sơn)

Cha Mai

Cha Nghĩa

Cha Uyển

Cha Chân

 Cha Phúc

Cha Châu

 Cha Vũ

- Có 3 họ toàn tòng: Mỹ Thuỷ, Sơn Thuỷ và Liên Phương.

- Có 8 họ gián tòng: Tĩnh Khê chia đôi, một về xứ Phúc Lai và một về Lạc Tân.

    - Hai họ Văn Hà và Sơn Dược theo đạo thời Cố Tuấn, khi cố đổi đi xứ khác, họ bỏ đạo.

13.Xứ Hướng Đạo

Hướng Đạo vào những năm 1865-1868, đờiVua Tự Đức, đã trải qua những tháng ngày đau khổ, nếm mùi bách hại gắt gao, nhất là vì có quan thượng Hưng, con người tàn bạo, chuyên môn đi lùng bắt, các linh mục phải ẩn náu. Hồi đó, Hướng Đạo thuộc về xứ Tôn Đạo, đến năm 1868, Đức Cha Puginier Phước thấy Hướng Đạo đông giáo dân, cho phép tách khỏi Tôn Đạo như một phiên. Đến năm 1869, an bình trở lại, Đức Cha ưng thuận cho lập thành xứ riêng biệt. Tuy nhiên, nhà xứ Hướng Đạo ở Thượng khu không tiện cho dân chúng, năm 1878, Đức Cha Phước bổ nhiệm Cha Ngân làm chính xứ, nhưng lệnh cho ngài thu xếp đưa nhà thờ xuống miền Nam (Hạ khu). Rồi Đức Cha bổ nhiệm các cha chính xứ thừa sai:

Cố Hiền, Cố Soubeyre Dũng, Cố Chevement Nghi.

Linh mục chính và phó xứ Việt Nam:

Cha già Lý (4 năm)

Cha già Ngân (14 năm)

Cha già Ngọc (10 năm)

Cha già Cung (10 năm)

Cha già Phẩm (3 năm)

Cha già Quản (8 năm)

Cha già Nhàn (2 năm)

Cha già Nhạc (2 năm)

Cha Truy (2 năm)

Trong số các cha chính và phó xứ Việt Nam, có hai Cha Ngân và Ngọc qua đời và an táng tại Hướng Đạo.

Họ Ứng Luật, Chúa cho có 4 linh mục: Cha già Vũ, Cha Ngân, Cha Cận và Cha Nhượng.

Năm 1912, đời Cha già Phẩm làm chính xứ, đã lập cô nhi viện. Cũng đời Cha già Phẩm, ở họ Phúc Điền, xảy ra một sự kiện là nhóm ông chánh Nhất gồm chừng 20 người đến xin tòng giáo; nhưng về sau, ông chánh Nhất bị kiện về tội tham nhũng gian lận trong vụ Ân Đê; sau đó, ông bị cách chức và cả nhóm ngã lòng bỏ đạo.

Tuy nhiên may mắn thay, sau khi Vua Tự Đức đã tha đạo, Cha Trần Lục được bổ nhiệm chính xứ Phát Diệm, ngài đứng lên chiêu lập phân chia Hướng Đạo Đông Đoài thành hai giáp. Các công điền công thổ được chỉnh đốn rành mạch, thuế má phải chịu theo số nhân đinh và công bình, không còn ai dám tranh giành nhau, ai không tuân theo đều bị phạt 30 quan một cách nghiêm chỉnh… nghĩa là thanh bình trở lại, dân chúng giữ đạo tự do thoải mái.

Linh mục chính xứ Hướng Đạo kết thúc bản tường trình gửi về toà giám mục bằng một câu vắn tắt: “Hướng Đạo xứ ta là thiên đàng dưới đất!”

14.Xứ Khiết Kỷ

Xứ Khiết Kỷ trước đây thuộc về Tôn Đạo. Ngày 15-5-1918, Đức Cha Marcou Thành bổ nhiệm Cha Gioan Hoan, lúc bấy giờ đang làm phó cho Cha già Hào tại Tôn Đạo, về lập xứ mới Khiết Kỷ. Đầu tiên, Khiết Kỷ gồm những họ Duy Hoà, Khiết Kỷ Bắc, Khiết Kỷ Nam, Khiết Kỷ Phố và họ Hàm Ân. Cha Hoan đã chọn Khiết Kỷ Nam làm trụ sở.

Linh mục Hoan về sau đổi về xứ Mỹ Điện (Giáo phận Thanh Hoá) và Linh mục Phượng từ Dương Giao thuyên chuyển về Khiết Kỷ. Cha chính xứ mới lo lắng tậu ruộng đất, xây nhà thờ, nhà xứ mới. Các họ đạo thi đua cúng đất, mua chuông Tây, làm kiệu… Họ Khiết Kỷ Nam cúng đất nhiều nhất. Ông Bá Khánh ở Hàm Ân dâng nhà phòng, nhà rẫy; Khiết Kỷ Bắc cũng làm một nhà, do đó mới có đủ chỗ dung nạp. Trong khi đó, thừa lệnh Đức Cha, Cha già Hào, chính xứ Tôn Đạo, còn nhường cho Khiết Kỷ thêm 7 mẫu ruộng. Năm 1916, Đức Cha già Thành về kinh lý Khiết Kỷ, nhận thấy giáo dân Dục Đức và Hy Nhiên đến thông công đông lắm. Ngài truyền cho hai họ trên đây từ đó thuộc Khiết Kỷ.

Ban đầu, dân chúng tuân lệnh, nhưng đến năm 1917, dân chúng Duy Hoà lộn xộn phá vỡ sự đồng nhất Khiết Kỷ, đến mức độ có ba trường hợp ba người hấp hối, người ta đi rước linh mục từ Tôn Đạo, chứ không rước cha chính xứ Khiết Kỷ. Gương xấu ấy đến tai Đức Cha già Thành. Nhân cơ hội cha xứ Khiết Kỷ xin Đức Cha về làm phép Đàng Thánh Giá mới, Đức Cha sai Cố Nghi đại diện ngài về làm phép trọng thể. Và sau cùng, Đức Cha sai Cha già Luân về thay thế Cha già Phượng. Nhờ sự khôn ngoan của cha chính xứ mới, giáo dân Khiết Kỷ lấy lại sự đoàn kết, cũng nhờ vào lòng quảng đạidâng cúng của một số giáo dân.

15.Xứ Văn Hải

Nhờ dịp may đọc Tạp chí “Nghiên Cứu Lịch Sử” số 3 năm 1992 (5), chúng tôi tìm hiểu được quá khứ chính xác của làng Văn Hải và xứ đạo Văn Hảinhư sau đây.

1/Công cuộc khai hoang xã hội và thành lập ấp Văn Hải (1836)

Trong tạp chí “Nghiên Cứu Lịch Sử”, hai ông Nguyễn Cảnh Minh và Nguyễn Phú Lợi đã viết bài nghiên cứu với nhiều chi tiết về Văn Hải, phía Bắc giáp Tuy Định, Hoá Lộc, phía Tây giáp huyện Nga Sơn (Thanh Hoá) được ngăn cách bằng con sông Càn; phía Đông giáp sông Đáy và phía Nam giáp Biển Đông (Thái Bình Dương). Văn Hải là một xã giàu, tổng diện tích là 657.630 thước vuông; trong số đó 571.000 thước vuông là đất canh tác: gồm 475.150 thước vuông trồng lúa và 96.500 thước vuông trồng cói. Với dân số là 6.443 nhân danh, trong số đó có 4.841 người theo Thiên Chúa giáo. Dân số đây là dân nghèo túng từ Yên Mô, Yên Khánh, Tuy Lộc… tuôn về đây sinh sống, đánh cá, bắt cua, bẫy chim theo hai đường thuỷ: Sông Xẻ và Sông Nhường. Cả hai sông đều là thuỷ triều, ban chiều nước dâng lên, rồi về sáng nước xuống và chảy ra bể. Công cuộc cày cấy còn khó khăn trở ngại, người ta chưa thành công trong việc bài trừ và hạn chế nước mặn:

Địa dư dân ấp bây giờ,

Đồng chua nước mặn còn là lênh đênh

Nguồn địa lợi bấp bênh chân sóng (6)

Theo lịch sử, vào khoảng năm 1856, đứng ra chiêu mộ dân cư về lập ấp là hai ông Vũ Đắc Dụng và Phạm Văn Trù,là hai gia đình giàu có, theo Nho học và có thế lực trong Triều, đã dâng sớ vào Kinh đời Vua Tự Đức năm thứ chín (1856). Hai ông xin tất cả bãi đất bồi từ sông Càn sang đến phía Đông (sông Đáy) để chiêu mộ dân cư về lập ấp. Trong “Văn Hải sử diễn ca” còn ghi chép:

“Năm thứ chín đời Vua Tự Đức,

Có hai ông dòng tộc đại gia  

Người Yên Mô huyện đâu xa

Phạm Trù, Vũ Dụng vốn là tương thân,

Cùng đơn khẩn, chiêu dân lập ấp,

Trải năm năm công lập mới thành,

Phụng tuân chỉ chiếu rành rành

Ấp xưng Văn Hải hiện thành từ đây” (7)

Có tất cả ba loại dân: nguyên mộ, thứ mộ là những người đã có mặt từ đợt I, đợt II và tân mộ là những người sau cùng tới lập ấp tại Văn Hải. Trong đợt I và II có 10 gia đình. Trong số này:

- Gốc Kim Sơn có 4 gia đình: Nguyễn Đa Ngữ, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Xuân Giáp (Phát Diệm) và Phạm Ninh Đài (Lưu Phương).

- Gốc Yên Mô có 3 gia đình: Vũ Đắc, Vụ Tự và Vũ Phúc, con cháu của ông Vũ Khắc Dũng chiêu mộ.

- Gốc Bùi Chu có 3 gia đình: Phạm Trung Lưu, Phạm Tự và Hoàng Ninh Đại thuộc Giao Thuỷ.

Tuy nhiên, 50 gia đình tân mộ đến sau, là một lực lượng hùng hậu, vì trong số 50 có 42 gia đình xuất thân từ nhiều huyện của tỉnh Ninh Bình và điểm nổi bật là các lực lượng tân mộ này phần đông là đồng bào theo đạo Thiên Chúa, tới số tỷ lệ ¾, tức là 41 trên 50 người là Thiên Chúa giáo (8).

Vẫn theo bản điều trần trong “Nghiên Cứu Lịch Sử” nói trên, tổng số ruộng đất đã khai hoang tại Văn Hải, vào năm 1860 (thế kỷ XIX) là 1.891 mẫu 3 sào, ngoài ra còn 460 mẫu chưa tới mức sản xuất, được phân chia các loại: thổ cư, tư điền thế nghiệp, tư điền quân cấp…

Trong số 1.891 mẫu 3 sào (đã khai khẩn), quá một nửa (971 mẫu) dùng để bán cho các nhà thờ, nhà xứ Thiên Chúa giáo và tư nhân. Thí dụ nhà xứ Phát Diệm mua 417 mẫu 6 sào; nhà xứ Văn Hải mua 12 mẫu, ấp Phát Diệm mua 63 mẫu. Một số tư nhân gốc Phát Diệm như ông Lê Hữu Tình mua 47 mẫu, ông Phan Đức Điền mua 20 mẫu, ông Lê Khắc Chuẩn mua 72 mẫu, ông Lê Long mua 280 mẫu, ông Nguyễn An Chấp mua 50 mẫu, ông Nguyễn Như Bách mua 10 mẫu…

Các loại ruộng đất thấp, sở hữu tập thể ở Văn Hải, vào năm Thành Thái thứ 11 (1900) được chia cho 3 giáp:

- Giáp lương chỉ có 23 đinh.

- Giáp Hưng Nhân có 48 đinh (Thiên Chúa giáo).

- Giáp Tích Thiện có 48 đinh (Thiên Chúa giáo).

Mỗi giáp được ngăn cách bằng một con sông nhỏ chạy suốt theo chiều dài của mỗi giáp. Từ khi phân giáp (lương và giáo) dân chúng đã tiến hành xây đình, chùa, miếu; giáp lương xây miếu Văn Hải và rước Thần hoàng từ Phương Trì, Yên Mô về thờ làm Thần thành hoàng; còn giáp bên giáo khởi công xây nhà thờ Văn Hải năm 1904 và hoàn thành năm 1909.

Vẫn theo sổ “Phân Thành” và điền bạ ấp Văn Hải lập từ năm Thành Thái thứ 11 (1900) và như trên đã nói, toàn bộ ruộng đất khai phá được là 1.891 mẫu 3 sào, người ta đã trích ra 782 mẫu 5 sào (trong đó bao gồm 150 mẫu 5 sào thổ cư và thổ ương tư, và 140 mẫu 1 sào biểu điền) để phân chia cho từng đối tượng khai hoang như sau:

Tư điền thế nghiệp:Tất cả 637 mẫu 1 sào, loại này thuộc quyền sở hữu của những chiêu mộ, tức là của mấy gia đình từ Yên Mô và là những người đầu tiên đến khai hoang tại Văn Hải; phân chia một cách rất khác nhau và hết sức chênh lệch. Ngoài các loại ruộng thế nghiệp, thổ cư, thổ ương, họ còn được cả biểu điền. Thí dụ trường hợp ông Vũ Khắc Dũng (nguyên mộ) ngoài 50 mẫu thế nghiệp, thổ cư, thổ ương, còn được 30 mẫu biểu điền. Ông Phạm Quang Trù (nguyên mộ) được 100 mẫu, trong đó có 50 mẫu biểu điền. Người con cả của hai gia đình nói trên cũng được 70 mẫu biểu điền. Ông Nguyễn An Ngữ (thứ mộ) được chia 23 mẫu trong đó có 1 mẫu 5 sào thổ cư và 1 mẫu 5 sào thổ ương. Nhà xứ Văn Hải được biếu 14 mẫu.

Các gia đình thứ mộ (10 gia đình đến sau các nguyên mộ), mỗi người được từ 12 mẫu 5 sào đến 14 mẫu 5 sào (trong đó có 1 mẫu thổ cư, 1 mẫu thổ ương).

Các tân mộ và tòng mộ (50 gia đình đến sau các thứ mộ), mỗi người được 5 mẫu, bao gồm 2 mẫu thổ cư và thổ ương. Sau cùng đến các tòng mộ (gồm 7 gia đình) mỗi người được 2 mẫu, gồm 5 sào thổ cư và 5 sào thổ ương.

Một khi đã hoàn tất công việc phân chia, người ta được mua bán tư điền thế nghiệp cách tự do, tuỳ theo hoàn cảnh, có người ở lại Văn Hải, có người bán để đi lập nghiệp nơi khác.

Tư điền quân cấp:Theo số liệu ruộng đất ở Văn Hải thời đó, loại ruộng đất này chỉ có 145 mẫu 5 sào, chia đồng đều cho 69 nhân đinh vào thời buổi lập ấp (1856-1860), bình quân mỗi đinh được trên 2 mẫu và cứ sau 3 năm chia lại một lần, tuỳ theo số người đến sinh sống theo thời gian mỗi ngày một đông, cộng thêm số dân sở tại sinh sản thêm. Bởi vậy số tư điền quân cấp cho mỗi đinh cũng theo thời gian, đã bị giảm sút nghiêm trọng. Vào khoảng thời gian 1940, ở Văn Hải, mỗi suất đinh chỉ còn lại dưới 3 sào công điền.

Do điều kiện tự nhiên và địa hình thuận lợi, Thiên định cho vùng đất ven bờ biển mỗi năm các cửa sông Hồng bồi đắp cho từ 80 tới 100 thước Tây đất phù sa, tiến ra biển. Do đó, thời điểm lập ấp Văn Hải (1856-1860) nhân số ở đây vẫn tiếp tục công việc khuếch trương diện tích canh tác, ngưới ta tính cho tới năm Bảo Đại nguyên niên (1926) sổ điền huyện Kim Sơn đã ghi tổng số ruộng đất thực canh tại Văn Hải đã lên tới 2.803 mẫu.

2/Công cuộc thành lập xứ đạo Văn Hải

Giáo phận Phát Diệm được thành lập năm 1901, nhà thờ xứ Văn Hải được khởi công xây dựng vào năm 1904, có nghĩa Văn Hải là một trong các xứ đầu tiên của tân giáo phận. Thực ra, theo tài liệu “Bút Ký” của Linh mục Nguyễn Hữu Chí, cựu chính xứ Văn Hải (từ 1948): Văn Hải từ ban đầu thuộc về xứ Phát Diệm, tuy nhiên những công việc thiêng liêng như thánh lễ, thi hành các bí tích, vì hoàn cảnh quá xa xôi, sông ngòi ngăn trở nên phiền phức cho giáo dân; ngay từ đời Cha Lớn Khâm (Cha Trần Lục), nhiều lần các cha phó xứ Phát Diệm (như các Cha già Huệ, Cha già Đàm, Cha già Chuẩn) được gửi về thăm viếng và giúp giáo dân. Đức Giám mục Marcou Thành nhận giáo phận từ 1901, đã bổ nhiệm Cha già Trác, người đầu tiên về mở “phiên Văn Hải” được hơn một năm, ngài vừa mua cho hàng xứ “một quả chuông Tây”, thì ngã bệnh và được thuyên chuyển về chính xứ Kẻ Đại.

Đến thay thế, là Cha già Uyển mở thêm mấy họ Tuy Định, Tân Hoá và An Lộc. Văn Hải đã đủ điều kiện thành xứ đạo và công việc đầu tiên là xây nhà thờ mới thênh thang cao ráo, do đó cha tân chính xứ đã đổi thêm hai mẫu đất mạn Tây, liền nhà xứ. Rồi phân công tác trong buổi họp hàng xứ, đề nghị mỗi quan viên cấp trên đứng ra chịu 2 hoặc 1 cột cái; mỗi quan viên cấp dưới thì chịu một cột hiên, còn các giai hộ thì chịu xà, bẩy rui mè… tuỳ khả năng và sự chấp nhận từng người. Cha già Uyển còn khuyến khích 72 suất đinh, mỗi người liễm ra 3 sào, tổng cộng 21 mẫu, để có tiền mua vật liệu, gỗ lim mua từ Thanh Hoá, còn tre bương (trị chân móng nhà thờ mới) mua từ mạn ngược (Ninh Cường). Vừa khởi sự đổ chân móng nhà thờ, thì Cha già Uyển được lệnh đổi về chính xứ Đồng Chưa.

Cha già Phêrô Lê Gia Ân về làm chính xứ (1906-1922) tiếp tục xây cất thánh đường Văn Hải, hồi đó đã thành trị sở gồm các họ An Lộc, Tuy Định, Tân Hoá và Tân Mỹ với số 2000 giáo dân.

Ngoài số vật liệu Cha già Uyển đã cung cấp trước kia và tài chánh (21 mẫu ruộng đã liễm ra do 72 suất đinh), Đức Cha Marcou Thành cho mượn thêm 20 mẫu ruộng của nhà thờ Phát Diệm và vay Nông Khố ngân hàng số tiền 3.000 đồng. Thánh đường Văn Hải khởi sự trị chân móng năm 1906, xây cất năm 1909 và năm 1920 xây trần nhà thờ. Là một công trình vĩ đại trong hoàn cảnh thời xa xưa, xây toàn bằng gạch, dài 45 thước, rộng 15 thước, bên trong hai hàng cột cái và xà bằng gỗ lim, có tháp chuông kiểu Âu châu, tất cả theo hoạ đồ của Cố già Barbier Cẩn, lúc bấy giờ làm bí thư cho toà giám mục phác hoạ.

Bên trong thánh đường, cha chính xứ đã mua một đàn harmonium lớn để ca đoàn xử dụng thường xuyên. Trong “phòng mặc áo” (sacristie), ngài sắm nhiều đồ thờ phượng, màn chân cho bàn thờ, áo choàng nhiều màu cho các dịp lễ khác nhau, mặt nhật, các bình đựng bánh lễ… Còn chung quanh thánh đường, Cha già Ân cũng xây một đường kiệu bằng gạch đỏ thênh thang sạch sẽ.

Trong khu vực nhà xứ, từ đầu nhờ công ơn Cha già Chuẩn, dân chúng đã trích ra 4 mẫu trước kia để xây nhà thờ cũ, nhưng nay đã xây nhà thờ mới trên đất cao ráo, khang trang; thì dùng chỗ xây nhà xứ cho các linh mục và những người tuỳ tùng cư ngụ và sinh hoạt, tức là các nhà cần thiết: nhà cho các thầy giảng, nhà các chú, nhà cơm, nhà bếp, sửa lại bể đựng nước mưa đã xây từ đời Cha già Chuẩn.

Với hàng xứ, ngài mua sẵn hai mẫu ruộng làm của công, chi dùng cho các hội đoàn: Hội Santi, Hội Trái Tim Đức Mẹ, Hội Tiểu Nhi, Hội Quản Giáo, Hội Kèn, sau cùng sắm một cỗ kiệu “bát cống mộc”.

Năm 1908, Cha già Ân thành lập họ Đông Hải và năm 1909, lập họ Tây Hải. Cùng một năm, ngài xây nhà thờ và tháp họ An Lộc; rồi xây luôn nhà thờ và tháp họ Tân Hoá. Năm 1918, Cha già Ân lo liệu sửa sang “đất thánh”, dựng Cây Thánh Giá ở giữa và đã mời Đức Cha Marcou Thành về làm phép trọng thể.

Câu chuyện quan thầy nhà thờ chính xứ Văn Hải

Không thể kết thúc lịch sử xứ đạo Văn Hải mà không nói tới vị thánh quan thầy xứ Văn Hải. Thánh đường họ Văn Hải đã được xây dựng với biết bao nhiêu công trình, vất vả, khó khăn, hy sinh thiêng liêng và vật chất; sau cùng đã được Đức Cha phó De Cooman Hành của Phát Diệm làm phép long trọng. Lúc ban đầu, dân chúng đã nhận: “Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội” làm quan thầy; nhưng về sau(năm 1891, Thành Thái tam niên) xảy ra biến cố, có một nhóm manh tâm, do Phạm Khắc Bàng, người Phương Trì, cầm đầu. Nhóm này thấy điền địa Văn Hải mênh mông, trù phú, họ muốn chiếm đoạt, bằng cách cậy vào thần thế sẵn có trong Triều đình Huế, họ trưng chặn đuôi đồng và chiếm hữu tất cả những nơi đã tổ chức và tự họ đặt tên là làng Minh Hải. Dân làng Văn Hải hết sức xúc động và kinh ngạc. Họ chạy về Phát Diệm kêu cầu Cha Lớn Khâm (Cha Sáu); đồng thời, cầu khẩn Thánh Cả Giuse. Cha Trần Lục đem công việc lên trình bày ở Toà Kinh lược Hà Nội và đã được cơ quan hành chánh ưng y, từ Triều đình Huế có lệnh sức ra bãi bỏ công việc trưng ấp mới Minh Hải. Một số chức sắc Văn Hải theo Cha Trần Lục lên Hà Nội theo sát công việc, nhận thấy bàn tay Thánh Giuse che chở cầu bầu, họ mừng rỡ và khi trở về nguyên quán, họ dừng chân tại ngay tỉnh Hưng Yên, đặt một tượng Thánh Giuse bằng gỗ quý giá và rước về thờ trong ngôi thánh đường vừa xây cất xong. (9)

Câu chuyện “Thánh Giuse, quan thầy nhà thờ Văn Hải” vừa trình bày ở trên đi liền với đoạn lịch sử ly kỳ cũng ở làng Văn Hải. Chúng ta còn nhớ: những nguyên mộ, tức là những người đầu tiên chiêu mộ dân chúng về lập ấp tại Văn Hải, đều xuất thân từ Phương Trì, huyện Yên Mô, là các ông Vũ Khắc Dũng và Phạm Quang Trù. Ông Vũ Khắc Dũng là em ruột Vũ Phạm Khải, một nhà Nho giầu có ở Phương Trì. Còn Phạm Quang Trù, cùng quê với Vũ Khắc Dũng, cũng là một Nho sinh, còn có tên là Phạm Uẩn Sơn, con rể cụ Nguyễn Công Trứ, dinh điền sứ khai hoang hai huyện Tiền Hải (Thái Bình)và Kim Sơn (Ninh Bình) ngày xưa. Nhóm người chiêu mộ xuất từ Phương Trì là những gia đình trâm anh thế phiệt của địa phương; hơn nữa, họ còn là bậc học giả, Nho sĩ, có thế lực trong Triều đình Huế. Nếu chỉ đứng về phương diện khai khẩn cho dân chúng nghèo túng có chỗ cư ngụ và công ăn việc làm, thì họ phải liệt vào số ân nhân của Văn Hải. Nhưng, không may, sống vào thời loạn ly, họ còn đóng vai trò chính trị bè phái, nghĩa là tham gia và hoạt động mãnh liệt cho Phong trào Văn Thân mới phất cờ khởi nghĩa. Vì nặng thành kiến nên họ gán cho giáo dân Thiên Chúa giáo là theo Tây, làm tay sai đưa các nhà thừa sai vào Việt Nam truyền đạo, là những người bán nước, do đó họ cho nổi dậy thành một phong trào với khẩu hiệu “Bình Tây, Sát Tả” một cách công khai và thật ác liệt. Nhóm Nho sĩ này lợi dụng chỉ thị Vua Tự Đức bách hại dân Công giáo một cách triệt để, nhất là chỉ thị “phân sáp giáo dân vào các làng bên lương”. Nhóm Nho sĩ tại Phương Trì đã a dua Phong trào Văn Thân thẳng tay diệt trừ và khủng bố giáo dân. Do đó, công cuộc dâng sớ tâu vua và xin khẩn hoang số ruộng đất Văn Hải từ sông Càn tới sông Đáy của họ không ngoài dự tính cướp tay trên tài sản giáo dân miền duyên hải Bắc Việt. Về sau, các nhóm Văn Thân dần dần bị đánh bại.Nhóm Phương Trì bị thua và nhóm Văn Thân Văn Hải cũng tan rã. Riêng làng Côi Trì, bản doanh của quân Văn Thân bị triệt hạ, dân làng phải tìm cách di tản vào các thị xã chung quanh.

Giáo dân Văn Hải tin họ được sống lại cuộc sống bình yên là hồng ân Chúa ban cho, tuy nhiên đứng về mặt loài người, còn là công ơn của Cha Trần Lục. Người ta còn nhớ, năm 1866, Đức Giám mục Retord Liêu, sai Cha Sáu vào Kinh thành Huế, với hai nhiệm vụ:

Xin nhà vua cho phép lập lại làng Vĩnh Trị, một cơ sở cốt yếu của Giáo phận Tây Đàng Ngoài (Hà Nội), trong thời bách hại tôn giáo, đã bị xoá tên, dân cư Thiên Chúa giáo đã bị “phân sáp” vào các làng lương dân chung quanh. Nay nhờ uy tín Cha Sáu xin Triều đình cho tái lập cơ sở Vĩnh Trị và cho những giáo dân đã bị “phân sáp” được hồi cư về nguyên quán.

Giáo phận Hà Nội đã có chương trình phân chia: Miền Tây Bắc thành lập Giáo phận Đoài (Hưng Hoá năm 1895) và miền Nam thành lập Giáo phận Duyên Hải (Phát Diệm năm 1901). Phát Diệm hồi xưa đã được Trời cho mỗi năm từ 80 đến 100 thước đất phù sa bồi ra biển. Các giám mục Hà Nội và Phát Diệm đã sẵn sàng chương trình phân chia địa phận, đã nhìn xa nguồn lợi thiên nhiên này, nên uỷ thác Cha Trần Lục trong cuộc thăm viếng Kinh đô Huế, tâu xin với nhà vua cho các vị chủ chăn Giáo phận Phát Diệm được đặc quyền trưng thu số ruộng đất mới được bồi thêm mỗi năm miền duyên hải, để khai khẩn và dành cho giáo dân. Vì thế,thống kê số giáo dân Phát Diệm vẫn cao vào bậc nhất trong các giáo phận Việt Nam. Trên tổng số 500.000 dân cư Ninh Bình hồi đó, đã có 120.000 giáo dân; nghĩa là cứ 5 người thì có 1 người đạo Thiên Chúa. Thống kê dân số hiện nay, số tín hữu Công giáo là một phần mười trên hơn 75 triệu dân.

Ở đây, viết về hàng giáo sĩ Việt Pháp, Hội Các ThầyGiảng và cả các xứ đạo trong giáo phận, một phần chúng tôi viết theo tập “BútKý” của Linh mục Luca Hùng Sỹ (10), vì tại Việt Nam ngài may mắn được xử dụng một kho tàng quý báulà 3 cuốn “Thư Chung Đức Cha Thành” hồi xưa xuất bản tại Hồng Kông, và hiện còn được bảo toàn nguyên vẹn tại quê nhà. Trong 3 cuốn Thư Chung nói trên, Đức cố Giám mục Marcou Thành rất tỉ mỉ kể hết mọi sự kiện đã thi hành trong giáo phận và trong những năm ngài cai quản giáo phận...

Theo tập “Bút Ký” nói trên, tác giả liệt kê một số giáo xứ “cổ” đã được thành lập trước khi chia Giáo phận Phát Diệm ra khỏi Hà Nội.

16.Xứ Phát Diệm

Chúng tôi được đọc trên giấy trắng mực đen một tài liệu duy nhất về Phát Diệm bằng Pháp văn, nhưng đã phai màu (vàng và rách nát, như giấy Nho). Tài liệu không mang tên tác giả, nhưng chắc phải là tài liệu do tay một linh mục Pháp viết ra. Cách bố cục và trình bày hoàn toàn văn Pháp. Theo đó, Phát Diệm hình thành từ ngày lập huyện Kim Sơn, vì là xứ đạo đầu tiên cho cả huyện Kim Sơn và một phần huyện Yên Mô, tuy rất rộng, nhưng vẫn là xứ phụ thuộc về Hảo Nho, như xứ Phúc Nhạc đã được thành lập lâu năm về trước.

Được thành lập, sau thời gian bị phân sáp (nghĩa là sau khi đã bị bách hại, giáo dân đã bị phân sáp sát nhập vào các gia đình bên lương, điền thổ bị tịch thu…). Được hình thành dưới quyền chỉ huy của Cha Trần Lục. Lúc ban đầu là một nhà thờ xây cất vội vàng, vì nhu cầu giáo dân. Tuy không thể dung nạp cả dân số, nhưng nhằm lúc Cha Trần Lục mới được tha về, sánh với các nơi, là một nhà thờ bậc nhất, vì Đức Cha Theurel Chiêu đã về xức dầu bàn thờ khoảng 1862 hay 1863. Không phải xứ đạo chật hẹp như ngày nay, nhưng là xứ đạo chạy dài từ Hướng Đạo cho tới Hảo Nho, có nhiều chi nhánh cả trên huyện Yên Mô.

Sau khi các ấp làng được thành lập trong huyện Kim Sơn, Phát Diệm được kén chọn làm trung tâm xứ đạo. Trung tâm vì chẳng những Phát Diệm nằm giữa huyện Kim Sơn, mà còn vì Phát Diệm là một xứ đạo toàn tòng Công giáo. Có hai chi nhánh trong số dân về sinh sống tại Phát Diệm. Nhóm Ninh Bình ở về thượng khu Phát Diệm; nhóm thứ hai từ Nam Định thì ở trung khu Phát Diệm. Nhóm nào cũng muốn nhà xứ ở trong địa hạt của mình, nhưng về sau nhóm từ Nam Định thắng phiếu, và dâng cho nhà xứ 3 mẫu để sinh sống.

Cha xứ đầu tiên là Cha già Khanh, vì ngài đã cao niên, thiên hạ thường tặng ngài cái tên “cố Khanh”. Sau Cha Khanh là các cha khác: Cha già Thạc, Cha già Chuyên, Cha Nhị, rồi tới Cha Kỳ. Cha Kỳ thời danh không những vì ngài đã chịu bách hại vì đức tin, nhưng nhất là vì ngài rất có tài tránh né, nhiều mưu cơ trốn thoát những kẻ tìm cách bắt ngài. Tội một nỗi là ngài muốn trưng thu tất cả số ruộng đất, chạy từ Thanh Hoá đến Nam Định, nên làm đơn xin Vua Tự Đức, ký bằng tên thật là Lân, sợ người ta trong triều biết được thì sẽ mất, nên đổi tên và ký là Kỳ. Công việc thất bại vì trong Triều có ông Khởi, thân sinh của Tú Hạ, người xã Phương Trì, khám phá ra tông tích Linh mục Kỳ, và phi bác. Lập luận của linh mục là lấy tên sông Chính Đại làm ranh giới Ninh Bình với tỉnh Thanh Hoá là sai, chính ra phải là sông Càn. Rồi chính ông Khởi làm đơn khác, nhân danh mấy gia đình của mình từ Phương Trì, tranh chấp với Cha Kỳ. Thời đó Tự Đức không ưa gì người Công giáo, nên đã xử cho nhóm người thứ hai (Phương Trì) thắng thế. Người ta vẫn tiếp tục khám xét, để bắt quả tang Cụ Kỳ. Ngài bị ông đội Vân từ chối, không cho tá túc, ngài đi ra bờ kênh Lưu Phương giáp giới với Tự Tân, nhảy một bước từ bên này sông sang bên kia sông. Chính sự kiện này là bằng chứng quả tang hại ngài, vì ngoài Cụ Kỳ không ai có thể nhảy tài như thế trong cả vùng Phát Diệm.

Nhảy sang tới Tự Tân. Linh mục Kỳ xin tá túc nhà ông trùm Bản, có ý đợi tới đêm tối sẽ trốn đi nơi khác. Nhưng một nhóm dân lương giáo trông thấy cụ nhảy qua sông. Kéo tới bao vây nhà ông trùm Bản. Cha Kỳ bị bắt cùng với ông trùm Ngân và cả hai bị điệu về tỉnh lỵ Ninh Bình, rồi sẽ bị trảm quyết cả hai cha con ngay tại sân trước nhà thờ Ninh Bình. Cùng ngày hôm đó người ta đã phá bình địa cả nhà thờ và cơ sở nhà xứ không nguyên tại Tự Tân, mà cả một số gia đình Công giáo bên Ba Trại và Phu Vinh cũng bị nữa.

Linh mục Kỳ và ông trùm Ngân khuất đi, xứ Phát Diệm mới khai nguyên bị một nhóm bất nhân cướp phá. Bên Ba Trại có tên Bá Suý, còn ở Phu Vinh có tên Đội Tứ, hai tên này ra tay chiếm đoạt các ruộng nương và tài sản nhà xứ và của dân làng.

Trong thời đó, ở Phát Diệm Thượng gần đàng quan, cha xứ tiếp theo Cha Kỳ là Cha Dũng, đang trốn tại nhà ông Cao, hồi xưa đã một thời theo hầu hạ cha, và đã nhờ vả cha giúp tiền của để lập gia đình. Về sau không được như ý, hắn đi thương lượng với Bá Suý để bắt Cha Dũng, nộp cho quan tỉnh trưởng Ninh Bình, và để ngài chết đói rũ tù. May mà trước khi chết, Bá Suý ăn năn trở lại. Còn bên Phu Vinh, Đội Tứ bám vào thế lực của Lý Hạnh, ngày xưa có đạo và đã giúp việc trong “Nhà Đức Chúa Trời”. Hai tên này đem các tượng Thánh Giá ra rải trên các nẻo đường, và ép dân chúng bước qua. Lý Hạnh, trước khi lìa đời cũng xin trở lại, nhưng trời phạt chết vì bệnh phong cùi.

Còn Đội Tứ về sau đòi cưới người vợ lẽ là một nữ giáo dân. Cha Thể, kế tiếp Cha Dũng, không cho phép. Hắn trở nên ương ngạnh, bướng bỉnh, phá các cuộc rước kiệu, không cho đánh trống. Linh mục Thể và giáo dân phản ứng mạnh, nên Đội Tứ phải nhường bước. Linh mục người Pháp viết đoạn lịch sử Phát Diệm trong giai đoạn này, thêm rằng: Đội Tứ về cuối đời mắc bệnh điên rồ, gặp thấy ai cũng lạy. Nhiều khi ở nhà bắt vợ con ngồi trên giường, rồi quỳ xuống chắp tay lạy lia lịa.

Tới thời Vua Tự Đức tha đạo, Cha Trần Lục được uỷ nhiệm về coi sóc, ngài đã làm cho Phát Diệm trở nên cơ đồ xán lạn như ngày nay. Nhiều ngôi nhà thờ được xây dựng, và để cho dân chúng hăng say làm việc, ngài xuất khẩu những kinh hạt bằng thơ văn, mà nhiều người thời nay còn thuộc lòng và truyền khẩu cho nhau. Đấy là di sản quý giá. Để tỏ lòng tri ân ngài, giáo dân chúng đã học thuộc lòng những vần thơ ấy.

17.Xứ Vô Hốt

Thành lập xứ: Xứ Vô Hốt được thành lập đời Đức Cha già Gendreau Đông, thời vua Thành Thái năm thứ 13, tức là 1901. Trụ sở vẫn là Vô Hốt. Nhà thờ làm bằng gỗ tạp. Đã làm lại bốn lần.

Các linh mục coi sóc:

Thừa sai Pháp: Cố Tuấn (nhận xứ đầu tiên, 3 năm), Cố Chế, Cố Độ, Cố Nghị (12 năm).

Linh mục Việt Nam: Cha Vũ (5 năm), Cha Kính (phó xứ), Cha Long (phó xứ).

Gồm 19 họ:

Toàn tòng: An Tràng, Đồng Đinh, Ngọc Cao, Lạc Bình

Gián tòng: Vô Hốt, Châu Sơn, Cổ Định, Phú Nhiên, Nho Quan.

Vô Hốt: xã Vô Hốt, tổng Vô Hốt, huyện An Hoá.

Châu Sơn: xã Châu Sơn, tổng Tam Đồng, huyện Phụng Hoá.

Lục Bình: xã Lục Bình, tổng An Bình, huyện Lạc Thuỷ Châu.

Phú Nhiên: xã Phục Cổ, tổng Bất Một, huyện Yên Khánh.

Cổ Định: xã Phục Cổ, tổng Bất Một, huyện Yên Khánh.

Ngọc Cao: xã Phục Cổ, tổng Bất Một, huyện Yên Khánh.

An Tràng: xã Hoài Ân, tổng Vân Trình, huyện Gia Viễn.

Đồng Đinh: xã Hoài Ân, tổng Vân Trình, huyện Gia Viễn.

Nho Quan: ăn chịu Vô Hốt.

Có nhà trường dạy chữ Nho và Quốc ngữ, từ 1918.

Trong thời cấm đạo: ông Binh Hoè, ông Trần Văn Học, ông Phêrô Dược, ông Phêrô Lịch, bà Răm, đã bị đi phân sáp 2 tháng. Cũng thời cấm đạo, Văn Thân bắt dân làng dựng cây nêu, vàng mã, sắm hương đèn… Họ Vô Hốt, Châu Sơn, và Đồng Đinh phải giết gà, đồ xôi… rồi “mượn” người bên lương đến cúngvà ăn đồ cúng.

18.Xứ Cách Tâm

Trước khi cấm đạo, Cách Tâm được lập xứ, nhưng ở Xuân An, vì nhà thờ ở làng Năng An, nhà xứ ở Xuân Hồi, nên gọi là xứ Năng An do lệnh của Đức Cha Retord Liêu. Đầu tiên,Đức Cha Liêu uỷ thác Cha Tuấn phải lo liệu lập xứ. Sau khi Cha Tuấn qua đời, Đức Cha bổ nhiệm Cha Hảo thay thế. Từ khi lập xứ đến đời Tự Đức cấm đạo là 12 năm (1859).

Thật sự vị lập xứ là Đức Cha Charles Jeantet Khiêm (1858-1866), đời Vua Tự Đức (1847-1883). Trụ sở xứ vẫn ở Cách Tâm. Khi lập xứ rồi, Đức Cha Khiêm trao công việc cho Cha già Linh. Từ đó tới ngày nay, nhà thờ đã được làm lại 3 lần, vì nhà thờ hư nát, chật hẹp.

Các linh mục coi sóc:

- Thừa sai Pháp: Cố Hiền, cố Điển, cố Vạn, cố Nghị, cố Kim, cố Nghi, cố Báu.

- Linh mục Việt Nam: Cha già Linh (6 năm), Cha già Chuẩn (8 năm), Cha già Cảnh (8 năm), Cha già Yên (7 năm), Cha già Án (7 năm), Cha già Hiếu (3 năm).

Cáclinh mục Việt Nam làm phó xứ: Cha Năm, Cha Trực, Cha Thành, Cha Tri, Cha Chuẩn, Cha Lai, Cha Trà, Cha Bao, Cha An, Cha Yên, Cha Hoá, Cha Nghi, Cha Cung, Cha Chức, Cha Thiệu, Cha Đinh, Cha Cửu, Cha Ích, Cha Quý, Cha Trang, Cha Nhàn, Cha Cận, Cha Hội và Cha Thủ.

Xứ Cách Tâm gồm 14 họ:

- 6 họ toàn tòng: Thành Đức, Huệ Dịch, Xuân Hồi, Mông Hưu, Quân Triêm, Lưu Thanh.

- 8 họ gián tòng: Cách Tâm, Hàm Phu, Quyết Bình, Chất Thành, Cộng Nhuận, Chí Thanh và Chốm, Cống Thuỷ.

Số nhân danh: 5.152, lòng đạo đức bây giờ sốt sáng hơn nhiều, nhưng dân chúng nghèo túng hơn xưa.

Tổng Chất Thành, huyện Kim Sơn gồm hầu hết các họ.

Tổng Yên Vinh: Cống Thuỷ, phủ Yên Khánh.

Tổng Duyên Mậu: họ Thôn Trung.

Cách Tâm có Dòng Mến Thánh Giá.Đời Cha già Tuấn có nhà thương do Cha Hiệu sáng lập, được 3 năm và Cha Cung làm lại được 8 năm.

Trong xứ được 10 linh mục: Cha Tư, Cha Kim, Cha Tường, Cha Khâm, Cha Tính, Cha Nhạc, Cha Liễu, Cha Định, Cha Hoà, và Cha Thanh.

Trong thời cấm đạo có hai ông đầu mục họ Quyết Bình: ông Mạo và ông Phương đã bị bắt giam vì đạo và chết rũ tù tại Ninh Bình.

19.Xứ Dưỡng Điềm

Dưỡng Điềm được Đức Cha Theurel Chiêu thành lập, như xứ phụ của xứ Cách Tâm. Đến thời Đức Cha Puginier Phước thành lập như một xứ biệt lập vào đời Vua Tự Đức, năm thứ 12 (1852). Trụ sở vẫn là Dưỡng Điềm.

Các linh mục coi sóc: Cha già Tuấn, Cha già Linh, Cha già Năm, Cha già Cảnh bắt đầu sửa sang dần dần. Đầu tiên nhà xứ, nhà thờ nằm trên miếng đất 8 sào làm một vài nhà nho nhỏ.

Năm 1868, Đức Cha Puginier Phước bổ nhiệm Cha già Huy, từ Trình Xuyên đổi về, làm cha chính xứ thật sự. Từ khi lập xứ đến Cha già Huy, nhà thờ đã làm đi làm lại bốn lần. Mỗi khi một cha xứ mới về lại sửa sang thêm rộng rãi hơn, chu vi nhà thờ được hơn một mẫu.

Xứ Dưỡng Điềm gồm 10 họ: Dưỡng Điềm, Đạo Củ, Hồi Thuần, Di Linh, Đồng Nhàn, Tuân Hoá, Tổng Thị, Dục Đức, Hi Nhiên, Phanchicô. Năm 1915, Đức Cha Marcou Thành lấy 3 họ: Dục Đức, Hi Nhiên và Phanchicô đem về Khiết Kỷ.

Có một số linh mục thừa sai được đặt làm chính xứ (Parocô):Cố già Hiền, Cố chính Sơn, Cố già Nghi (theo nguyên văn,parocô là các linh mục thừa sai đóng vai các cha quản hạt: “đứng Parôcô những xứ Kim Sơn được độ năm sáu năm”). Người ta kể rằng: Cố Hiền rất chịu khó, đi từng làng khuyên bảo người ta, giúp đỡ những ai nghèo khổ, nhưng có vẻ như ép buộc người ta, những gia đình từ chối không đón tiếp, ngài tỏ ra không mấy hài lòng… Trong khi đó, dân làng bịquân Văn Thân quấy nhiễu. Để đánh tan những rắc rối đó, Cố Hiền dùng chiến thuật tâm lý. Ngài mời Cha già Chuẩn đi theo, rồi cho giáo dân chèo thuyền chở hai cha. Nếu bên kia, phía Bùi Chu, thì chèo thuyền từ Văn Giáo lên mãi Nam Định. Còn nếu bên phía Phát Diệm, thì chèo từ Như Sơn, Hiếu Thuận… lên mãi Ninh Bình… Cố Hiền ngậm một điếu xì gà to, có râu ria, trên thuyền cũng có 3-4 người. Dân chúng không biết chính xác, cứ thấy thuyền “ông cố Tây” … thì đồn thổi là có Tây về. Thế là chỉ trong vài tiếng đồng hồ, quân Văn Thân rút lui có trật tự. Người ta còn kể rằng: Cố Hiền rất được dân chúng mộ mến. Khi người qua đời, giáo dân hai xứ Cách Tâm và Dưỡng Điềm tranh nhau táng xác người.

Có nhiều linh mục Việt Nam đã phục vụ tại Dưỡng Điềm: Cha già Hảo (hơn 2 năm), Cha già Linh (3 năm), Cha già Năm (3 năm), Cha già Hào (gần 12 năm, từ 1888-1900), Cha già In (6 năm), Cha già Côn, Cha già Hưởng (chừng 6 tháng), Cha già Quy, Cha Hưng, Cha Cửu, Cha Nhân và Cha Trưởng.

Các họ: Dưỡng Điềm, Đạo Củ, Hi Nhiên: toàn tòng. Còn các họ khác gián tòng: năm 1910, họ Dưỡng Điềm, Đường Quan thành xứ riêng biệt. Các họ đạo trong xứ thuộc tổng Hồi Củ, huyện Kim Sơn.

Trong xứ có một nhà thương và một nhà tiểu nhi, Cha già In đã lập trước 1910. Cha già Côn đã di về sau nhà dẫy, để gần bờ sông sạch sẽ hơn.

Trong xứ được 3 linh mục: Cha Tịch, Cha Huy quê Dưỡng Điềm, Cha Ngoạn quê Hồi Thuần.

Xin kể chuyện Cha Lý bị bắt vào thời cấm đạo. Cha Lý, quê ở Yên Hải Ngoại, là con “thầy chùa”. Khi còn nhỏ, ngài đi xem một đám an táng Công giáo. Thấy người ta đưa xác vào nhà thờ, hát “lễ quy lăng” trang nghiêm sốt sáng. Chú Lý rất thích và được người ta giải thích cho, nếu đi đạo và học hành, sau làm linh mục, thì cũng được như thế.

Ơn Chúa tác động. Chú Lý theo đạo, dâng mình trong Nhà Đức Chúa Trời, học hành làm thầy giảng, sau tới chức linh mục. Thời bách hại, Cha Lý trốn ẩn ở Đạo Củ một thời gian, tại nhà ông tổng Kiều.

Về sau tổng Kiều muốn lập công với vua quan, ông đưa Cha Lý sang trốn bên nhà ông lý Bình là anh rể, rồi đi báo quan đem quân về bắt. Lý Bình, vì là oa gia (chứa chấp) cũng bị bắt, bị án đi đày. Làng Hi Nhiên bị vạ lây, nhiều người bán cửa nhà, ruộng nương, chạy chữa cho lý Bình.

Câu chuyện trên đây do Cha già Côn, chính xứ Dưỡng Điềm, đã nghe ông khán Trại, 70 tuổi, ở Dưỡng Điềm kể lại. Kết thúc, tổng Kiều về sau bị trời phạt, làm ăn sa sút đói khổ, con của ông là Đồ Mẫn phải án khởi nguỵ, đã bị nhà vua “chém đầu”.

20.Xứ Hoà Lạc

Hoà Lạc trước kia thuộc về Tôn Đạo. Đời Vua Duy Tân năm thứ bảy (1913), Đức Cha già Marcou Thành lấy 4 họ mạn Tây xứ Tôn Đạo, tức là của các họ Hoà Lạc, Chí Tĩnh, Phố Hậu, Thái Hoà để thành lập một xứ riêng: Hoà Lạc.

Đức Cha Marcou Thành uỷ quyền cho Cha Vinh công tác thu xếp vật liệu để lập nhà xứ. Năm 1917, Đức Cha về kinh lý, đã chính thức tuyên bố xứ Hoà Lạc biệt lập, và bổ nhiệm Cha Vinh làm chính xứ.

Hoà Lạc gồm 4 họ: Phố Hậu và Thái Hoà (cả hai họ toàn tòng), Hoà Lạc và Chí Tĩnh (là gián tòng). Cùng trong năm 1917, Đức Cha Thành lại chia họ Chí Tĩnh làm hai: Chí Tĩnh thượng thuộc về Tôn Đạo, còn Chí Tĩnh hạ thuộc về Hoà Lạc. Trái lại, họ Thái Hoà từ trước vẫn chung với họ Hoà Lạc, nhưng từ 1901, Cha già Tính xin Đức Cha Thành đứng ra riêng biệt một họ nhỏ, ngoài sông An Giang gọi là Thái Hoà, và Cha già Tính xin giao lại cho Cha Đán, và nhận “Đức Mẹ Vô Nhiễm” làm quan thầy.

Năm 1912, Cha già Vinh chuẩn bị làm nhà thờ Hoà Lạc mới, vì nhà thờ cũ quá nhỏ hẹp. Khi lập xứ, số giáo dân được 1669 người, tới sau lên 1784 nhân danh. Lòng đạo đức về sau (khi Đức Cha Thành đã nhận địa phận mới rồi) tấn tới rất nhiều về việc xưng tội, rước lễ…

Họ Chí Tĩnh, Chúa cho được 2 linh mục bản xứ: Cha Tiến và Cha Lai.

Năm 1847, Hoà Lạc bị dịch tả, đã rước Cha Cần về làm Lễ Bằng Yên và làm phép làng. Quan huyện Kim Sơn đã đồng ý cho phép, nhưng làng không xin phép Phó tổng Trí, là người bên lương ở làng Như Độ. Ông Độ phản ứng và xuyên tạc rằng: ở Hoà Lạc có cố Tây đang ở, nên xin quan cho lính về bắt. Một nhóm dân làng tổ chức kháng cự bằng võ lực, để cho cha xứ có thời giờ tẩu thoát. Lệnh từ tỉnh đưa về, là đòi bắt mấy ông kỳ mục trong làng: ông cai Khoa, ông khán Khuyên, ông binh Đĩnh, ông khán Hiếu, ông cai Năng, và giải về tỉnh Ninh Bình.

Ông cai Năng, thật sự không tham gia, đứng ra chịu tội để cho yên câu chuyện. Nhưng rồi bị xử trảm quyết chôn tại Hoà Lạc, còn mấy ông kia bị giam, nhưng sau được tha về, cha chính xứ Thức cũng bị bao vây, tuy nhiên giáo dân chỉ đường cho ngài trốn thoát được.

21.Xứ Lãng Vân

Có một câu chuyện được truyền tụng như sau: Năm 1648, đời Vua Lê Cảnh Hưng, Lãng Vân có anh binh Toán, đi lính, quen thân với mấy binh sĩ Công giáo có thói quen hay kêu tên cực trọng Chúa Giêsu, mỗi khi gặp sự khốn khó.

Một hôm, sau trận giao chiến, bên anh bị bại trận, quân giặc đuổi theo, anh binh Toán chạy không kịp ngã xuống đất, lính giặc tuốt gươm toan chém, nhưng anh binh Toán kêu tên cực trọng Chúa Giêsu, anh lính giặc liền ngừng tay lại, không đâm nữa.

Về sau, chiến tranh đã tàn, anh binh Toán thoát chết, được ơn Trên nên đã theo đạoCông giáo. Khi trở về, anh thuyết phục dân làng hạ đình chùa và tòng giáo từ đó cho tới ngày nay (1918).

Nhà thờ Lãng Vân đã đổi vị trí bốn lần, mỗi lần đổi không xa lắm, vì thời ấy dân chúng còn đang sợ cuộc bách hại đạo, nên không dám đi đâu xa.

Cha già Đại (đã ký tờ tường trình gửi Đức Cha) nói: “Lãng Vân phỏng thuộc về xứ Thần Phù, hay là Đống Mối”. Ngày xưa, người ta không biết Lãng Vân là xứ chính hay chỉ là họ lẻ. Thời Tự Đức, dân đạo bị bắt bớ gắt gao. Một số linh mục đã từngtới Lãng Vân, như Cha Dong, Cha Sùng, Cha Lân, và Cha Thánh Thư. Gọi là Cha Thánh Thư, vì thời Tự Đức, Cha Thư đã ẩn náu ở Lãng Vân chừng 2 tháng tại nhà ông Trịnh Đình Triệu và ngàiđã bị bắt ở họ Tâm Sơn, cũng thuộc về Lãng Vân.

Sau khi Cha Thư bị bắt, không còn cha nào qua lại trong vòng 20 năm trời. Dân chúng bỏ đạo hầu hết. Mãi cho tới khi lập lại Nhà chung Kẻ Sở, có khoảng 15 người rủ nhau ra Kẻ Sở học lại giáo lý. Người ta rước Cha Tựu từ Kẻ Sở về Lãng Vân mở đạo lại chừng 3 năm. Đức Cha Puginier Phước (1868-1892) cho phép mở hai xứ: An Lộc và xứ phụ ở Lãng Vân. Có Cha Tư và Cha Trinh thay nhau về hoạt động. Thời Văn Thân, một lần, hai cha đang ở Lãng Vân, Cha Tư sốt ruột không biết số phận An Lộc ra sao nên đã về thăm. Dọc đường, cha bị Văn Thân bắt và thủ tiêu. Họ còn kéo tới gây sóng gió tại Lãng Vân nữa. Cha Trinh phải trốn về Kẻ Sở.

Sau khi tình hình đã có phần dễ thở, hai linh mục khác là Cha Quy trở lại chính xứ Lãng Vân và Cha Đạt làm phó. Năm 1875, Đức Cha Puginier Phước bỏ xứ An Lộc, thành ra chỉ còn Lãng Vân. Chúa cho sự đạo sầm uất trở lại. Năm 1879, Cha Cần về làm chính xứ;các Cha Thắm, Cha Luân, Cha Trúc, Cha Hạnh thay nhau làm phó xứ.

Năm 1893, Cha Thiện làmchính xứ; Cha Mạnh làm phó xứ.

Năm 1896, Cha Hạnh làm chính xứ;các Cha Rì, Cha Uyên, Cha Đàm, Cha Truy, Cha Đại thay nhau làm phó xứ.

Năm 1913, Cha Đại làm chính xứ; các Cha Trưởng, Cha Tịch, Cha Thuận làm phó xứ.

Cũng từ 1879, có mấy linh mục thừa sai về làm chính xứ (parôcô): Cố Sang, cố Nghị, cố Tuấn, cố Tiến, cố Chế, cố Nghĩa, cố Nghị.

Lãng Vân gồm 12 họ. Có 2 họ lớn toàn tòng là Lãng Vân và Mưỡu Giáp. Hai họ bổn đạo mới là Cung Quế và Trà Lai. Trước có độ 1500, bây giờ ngót 3000. Lòng đạo đức của dân chúng rất cao; ngày xưa, Lễ Các Thánh chỉ 12 người dự lễ và chịu lễ, nhưng nay đã tới 500 người rước lễ.

Dân trong xứ thuộc về 3 tổng:

- Tổng Tri Hối: họ Lãng Vân, Trại Lãng, Tuỳ Hối, Đan Quế.

- Tổng Thanh Quyết: họ Mưỡi Giáp, Cung Quế, Thanh Giang, Lạc Cư, Trà Lai.

- Tổng Uy Viễn: họ Hoàng Quyến, Sơn Dương, Tam Sơn.

Trong thời cấm đạo, các nhà thờ phải triệt hạ tất cả. Năm Quý Dậu, Phong Trào Văn Thân tàn phá rất nhiều.

Cha già Đạt chính xứ đã làm bản tường trình này, ngàikết bằng một câu rất hiên ngang: “Họ Lãng Vân và họ Mưỡu Giáp cũng được mỗi họ mấy người phải đi phân sáp và thích tự vào má đời Vua Tự Đức… Sau hết xin Đức Cha thương làm phép chúc sự lành cho con. Tại Lãng Vân, ngày 1 Septembris 1918, Con mọn Đại ký”.

Kèm theo bản tường trình, Cha già Đại còn kể câu truyện sau đây (trên một trang giấy riêng biệt).

“Thân lạy Đức Cha (Marcou Thành),

Con xin trình một việc sau này: ngày 8 aprilis 1918, con được một quan tài đã mất nắp trên, ở ruộng mạ trong khu nhà xứ. Con bắt tát cạn, rồi mò trong săng ấy thì thấy chén calice và đĩa patena làm lễ, và 12 mụn xương. Chén và đĩa thì đen, gỉ và hư đi ít nhiều. Con tin thật trong quan tài ấy là xác thầy cả, cho nên con đã thu lấy và rửa sạch sẽ, phơi khô, rồi để vào hòm nhỏ trong nhà phòng.

Con hỏi các người từ 80 tuổi trở lên ở Lãng Vân thì đều nói rằng, đời ông cha lưu truyền: trong làng có xác Thánh, song le không biết đâu mà tìm. Lại truyền rằng: cụ già Sùng đã tìm mà không thấy, mà tính từ cụ (cha) già Sùng đến bây giờ được độ 80 năm.

Nay có một bà lão độ 80 tuổi ở Lãng Vân, tên là Ngan là người thật thà sốt sắng đạo đức, tự nhiên nhớ một câu vè (truyền ngôn) đã học với kẻ tiền nhân khi còn bé, thì con đã viết lấy để nộp Đức Cha, vè ấy kể tên thầy cả táng xác, đấy là Cha Thiệu…

Họ Lãng Vân quen bảo nhau rằng: nghề nghiệp làng ta vốn xưa nay len lỏi vào tổ hùm, mà nó không hề bắt ai, vì có xác Thánh ở trong làng gìn giữ”.

Dưới đây là nguyên văn câu vè:

Cất xác ở giữa nhà thờ

Quan viên bổn đạo đọc kinh lần hạt

Miệng lần hạt nước mắt chảy tuôn

Khi người còn sống nhiều nỗi nguồn cơn

Người về quê thật mất trông cậy nhờ

Cụ Thiệu trị sở chúng tôi

Cầu được xác Thánh ở nơi nhà thờ

Khi ấy ông Nhẫn chẳng cho

Khi toan rước cụ xuống đò chở đi

Liền gặp quân dữ một khi,

Võng người trở lại chẳng đi được nào

Trong lòng sợ hãi làm sao

Võng người trở lại mà vào Lãng Vân

Quan viên đâu đấy xa gần

Đồn rằng: ông Nhẫn khinh thân trọng tài

Họ Vó, họ Vát, Đài Vường

Đông Nhạc, Phúc Nhạc, Yên Vân xứ người

Xứ Thanh, Đán Thuỷ mọi nơi

Thần Phù, Đống Mồi là nơi xứ người

Bây giờ các việc đã rồi

Thầy Hoà về bắt làm nhà chính cung

Lập mồ làm lễ cho linh hồn người

Bỏ phiếu cho họ chúng tôi

Cầu được xác Thánh ở nơi nhà thờ.

22.Xứ Phúc Lai

Phúc Lai trước chỉ là một phiên, ăn chịu với xứ Đồng Chưa, rồi sau nhập vào xứ Sào Lâm. Mặc dù năm 1906, Đức Cha đã cho Cố Nghi, và Cha chính Dụ về tận nơi khuyên nhủ giáo dân làm đơn xin lập xứ, nhưng họ còn lừng khừng chưa chịu, vì xét thấy chưa đủ mọi điều kiện.

Không được việc, Cố Nghi đề nghị lập xứ ởhọ Từ Ân, ở đây đã có nhà thờ và nhà phòng cho cha chính xứ. Không may là khi cố đi vắng, người coi nhà thờ Từ Ân sơ ý để lứa bốc cháy trụi cả nhà xứ và nhà thờ.

Năm 1908, Đức Cha già Marcou Thành về kinh lý xứ Sào Lâm, xưa là Hoàng Rào, định cho lập xứ ở làng Chàng Vẽo, nhưng vì đã cháy nhà thờ, dân chúng đã bỏ nơi đó, còn ít người quá. May nhờ ông Tổng Ngọc có lòng tốt, tìm thêm đất đai và dâng cúng, cùng với Cha Khâm và Cha Bang cố gắng hơn 10 tháng trời mới làm lại được cơ đồ.

Thành sự rồi, Đức Cha bổ nhiệm Cha Hiệu về coi sóc đầu tiên, được chừng 5 năm, rồi trao lại cho Cha Cửu (được 4 năm), sau cùng Cha Hiền mới về được hơn một năm. Giáo dân lên tới 1269 nhân danh.

Xứ Phúc Lai được một linh mục bản xứ là Cha Viễn, đang ở xứ Láng.

Có câu chuyện truyền lại như sau: Cha Loan, ẩn núp trong nhà bà Tùng hơn một tháng. Sau đó bị bố ráp gắt gao, ngài chạy sang trại Đồng Giao, nhưng bị bắt giải về tỉnh Ninh Bình, rồi bị xử tử ở đó, đầu bị bêu 3 ngày.

Ông Phạm Văn Định (66 tuổi, người Phúc Lai) kể câu truyện: Một người bên lương, tên Mãng, cho con anh một mẫu ảnh Thánh Giá. Chú bé đem tượng Thánh Giá đặt trên một cái thớt, chặt ra chơi, đang khi cha mẹ ông Phạm Văn Định đến xin lại không được. Thình lình ảnh Thánh Giá chảy máu rất nhiều, rồi biến mất, trong khi chú bé (bên lương) “chết tươi”, xác nó biến ra đen, như than vậy.

Xứ Phúc Lai gồm các họ:

Phúc Lai, xã Phúc Lai, phủ Nho Quan.

Thành Vĩ, xã Sơn Dược, tổng Văn Trình, phủ Nho Quan.

Từ Ân, xã Từ Ân, tổng Văn Luận, phủ Nho Quan.

Đại Lồng (Mỹ Châu), xã Sơn Dược, tổng Văn Trình, phủ Nho Quan.

Ngọc Lễ, xã Quỳnh Lưu, tổng Văn Trình, phủ Nho Quan.

Đồi Khoai (Lão Sơn), xã Lão Sơn, tổng Tam Đồng, phủ Nho Quan.

Tĩnh Khê, xã Tĩnh Khê, huyện Gia Viễn.

Hữu Nghĩa, xã Lê Xá, tổng Ngọc Đồng, huyện Gia Viễn.

Bái Trước (nước và khí độc) không ai ở đó.

Trong thời cấm đạo, tại họ Ngọc Lễ có chừng 50 giáo dân bị phân sáp. Các nhà thờ họ Ngọc Lễ, Đồi Khoai, Tĩnh Khê, Hữu Nghĩađều bị phá huỷ bình địa đời hai Vua Minh Mạng và Tự Đức.

23.Xứ Như Sơn

Xứ Như Sơn được thành lập do Đức Cha già Marcou Thành, năm Vua Duy Tân nguyên niên. Nhà xứ, nhà thờ vẫn còn y nguyên một nơi, không đổi nơi nào khác, và nhà thờ làm có một lần, chứ chưa xây cất lại.

Các linh mục coi sóc:

- Thừa sai làm chính xứ (parochus):Cố Nghi, Cố Lễ và Cố Báu.

- Linh mục Việt Nam: Cha Vũ (4 năm), Cha Minh (2 năm), Cha Hạnh (1 năm rồi qua đời), Cha Thiết (4 năm), Cha Hội làm phó xứ.

Năm 1917, có xảy ra một việc là ông Vũ Văn Tư vu khống cho Cha Thiết đã đi mua súng đạn, đem về phát cho chánh phó xã và xúi giục dân chúng làm giặc. Công việc được đưa lên toà án tỉnh tra xét. Kết quả là rõ ràng Vũ Văn Tư khai gian, ông bị toà án kết án “khổ sai”, mãi cho tới nay cũng chưa được tha về.

Xứ Như Sơn gồm 6 họ: Như Sơn và Năng An, toàn tòng. Dũng Suý, Tín Thuận, Lập Hiền, Phụng Công, gián tòng. Duyên Khê, hiện nay đã nhập vào Tín Thuận.

Dân số giáo hữu: Như Sơn (435), Năng An (409), Dũng Suý (449), Tín Thuận (229), Phụng Công (89), Lập Hiền (288).

Trong xứ được một linh mục là Cha Bình. Và có nhà cô nhi do Cha Minh thành lập.

24.Xứ Hiếu Thuận

Hiếu Thuận, hồi xưa gọi là Trại Bò. Trong 2 cuốn sử Đàng Ngoài thời đó, Cha Đắc Lộ, năm 1627, kể lại từ Văn No (Văn Nho, Hảo Nho) đến Trại Bò, theo con đường thuỷ, từ Hảo Nho đi Thăng Long (Hà Nội thời ấy) (11).

Thời lập thành xứ Hiếu Thuận là thời Cha già Tuệ, rồi tới Cha già Uyển.

Từ năm 1919 trở đi, Cố Roger Bén về coi xứ, tới năm 1933. Từ 1933, Cha già Bang. Từ 1936, Cha già Đức. Rồi các Cha già Tăng, Cha già Khuyến (Đức Cha Giuse Nguyễn Thiện Khuyến), Cha Nhung, Cha Đàm, rồi 1957 Cha Thanh (Đức Cha Giuse Lê Quý Thanh);

Nhà thờ từ lâu do Cha già Tuệ để lại. Các Cha Đức và Cha Tăng đã xây nhà phòng.

25.Xứ Bình Hải (xem thêm trang 256)

Xứ Bình hải được thành lập do Đức Cha già Marcou Thành bằng cách gom 3 họ: Bình Hải, xưa gọi là Yên Hải, thuộc về Phát Diệm, Quảng Phúc, xưa cũng thuộc về Phát Diệm và Nội Khê, thời Vua Minh Mạng, thuộc về Hảo Nho. Trên đây là 3 họ bổn đạo cũ. Thêm vào 3 họ trên, Đức Cha Thành tách 3 họ nữa, trước thuộc về Hảo Nho, tức là 3 họ: Hà Thanh, Ma Lao và Vĩnh Lộc, từ năm 1911, đều thuộc về Bình Hải.

Sở dĩ thành lập xứ Bình Hải là vì các họ đạo trên hồi xưa, sau thời cấm đạo, họ thì về Phát Diệm, họ thì ăn gánh Hảo Nho, ở xa xôi các vị truyền đạokhông tới thăm luôn được. Đàng khác, dân chúng nghèo túng, làm ăn vất vả, do đó, lòng đạo sút kém, một năm giữ được bốn lễ trọng là quý rồi.

Chúng ta còn nhớ, khẩu hiệu của Đức Cha già Marcou Thành là “soi chiếu cho những người còn đang ngồi trong bóng tối tăm” (Illumimare sedentes in tenebris). Do đó, từ khi làm giám mục, ngài đã ôm ấp lý tưởng cứu vớt nhiều linh hồn về với Chúa. Ngài sai Cố Rebuton Thông, đang làm chính xứ Hảo Nho, phải đến tận nơi vùng Bình Hải để quan sát, rồi báo cáo cho Đức Cha. Từ năm 1904, Cố Thông đã học hỏi địa thế, rồi viết thư về Pháp quyên tiền xây cất. Nhà thờ Bình Hải là nhà thờ cũ tại Cửa Bạng, ngài mua lại với giá 400$.

Cố Thông rất sốt sắng và tằn tiện. Người ăn uống đồ Việt Nam, nên sau bị bệnh lị, đi chữa tại Hà Nội cũng không khỏi. Cố Thông qua đời tháng Giêng năm1906. Xác người táng ở Hà Nội.

Sau khi Cố Thông qua đời, Đức Cha Marcou Thành bổ nhiệm:

- Cha chính Dụ về coi bổn đạo mới Bình Hải năm 1906.

- Năm 1908, Cha chính Dụ về làm giám đốc Chủng viện Phúc Nhạc.

- Cha Hồ trước phó xứ Yên Vân, đổi về Bình Hải.

- Năm 1910, Cha Hồ về chính xứ Hảo Nho.

- Cha Bái, phó xứ Cửa Bạng về thay.

- Năm 1912, Đức Cha Marcou Thành cho Bình Hải biệt lập hẳn.

Đời cố Dũng về coi sóc Bình Hải, ông Chánh Đệ có lòng tốt, đã dâng mấy sào thổ cũ. Cố đã dùng để sửa sang và xây nhà thờ mới.Đến năm 1918, thì xong. Cố Dũng cũng khuyên được mấy họ theo đạo: họ Phương Nội, họ Yên Sư, họ Trung Đồng, Hưng Phú và họ Tiên Hưng. Đối với các họ bổn đạo mới, Cố Dũng đã lo xây cho mỗi họ có nhà giáo và ruộng điền nữa, nhất là mấy họ trở lại về sau, như các họ Thọ Bình, Khương Dụ và Hưng Hiền.

Tính tất cả xứ Bình Hải được 4 họ bổn đạo cũ, và 10 họ bổn đạo mới.

Trong xứ, ở họ Nội Khê, được một linh mục, dòng dõi không theo Công giáo, đó là Cha Đoàn. Ngài phục vụ ở Cửa Bạng và qua đời ở đó.

Thời Tự Đức bắt đạo gắt gao, có ông Giáp Xum bị đi phân sáp, bị bắt trói, song đút tiền nên được tha. Tại họ Nội Khê có thầy giảng Gioan Tẩy Giả Đinh Văn Thanh, giúp xứ Phúc Nhạc, bị bắt và bị xử trảm quyết cùng với Cha Thánh Khoan, chính xứ Phúc Nhạc.

26.Xứ Sào Lâm

Xứ Sào Lâm thành lập đời Đức Cha già Gendreau Đông, năm 1897. Trụ sở ở làng Rào, tên chữ là Sào Lâm. Nhà thờ chưa làm lại.

Ban đầu, xứ Rào, xứ Ngải, xứ Chàng là một phiên, thuộc về xứ Đồng Chưa. Nhưng từ khi Đức Cha già Marcou Thành về nhận Giáo phận Thanh (Phát Diệm), nghĩa là từ ngày 12-01-1909, Đức Cha Thành cho đứng ra một xứ riêng biệt.

Xứ gồm 6 họ: 5 họ toàn tòng, 1 họ (họ Mèn) gián tòng. Họ Sào Lâm và Trại Rào, trước là một họ, sau chia làm 2 họ.Họ Tây Ân chia một phần về xứ Rào, một phần về xứ Chàng. Nhân danh hồi lập xứ được 1300, bây giờ còn chừng 1130.

Sào Lâm và Trại Rào thuộc xã Văn Luận, tổng Văn Luận, phủ Nho Quan.

Trại Thứ thuộc xã Lai Các, tổng Văn Luận, phủ Nho Quan.

Sào Đồng thuộc xã Sào Đồng, tổng Tam Đồng, phủ Nho Quan.

Họ Mèn thuộc xã Bái Ân, tổng Văn Trình, huyện Gia Viễn.

Tây Ân thuộc xã Bái Ân, tổng Văn Trình, huyện Gia Viễn.

Đời hai Cha Tuấn và Cha Khâm có nhà thương, hai năm sau lại có trường học.

Thời cấm đạo, họ Sào Lâm có chừng 10 giáo dân bị bắt giam và chết rũ tù.

 

      III. CÁC XỨ ĐẠOTHEO 10 PHÚC TRÌNH TRẢ LỜI THƯ LUÂN LƯU CỦA ĐỨC CHA LÊ HỮU TỪ NĂM 1950

Từ trước tới nay, những gì gọi là lịch sử các xứ đạo trong giáo phận, như chúng tôi đã trình bày ở trên, là do một số tài liệu được bảo toàn từ 1918 về nửa phần phía Bắc của Giáo phận Phát Diệm.Đó là những xứ đạo ở về miền Thượng du Ninh Bình. Không lạ gì, vì thời xưa những xứ đạo ở miền Thượng du, tức là đuôi giáo phận Tây Đàng Ngoài (tức là Giáo phận Hà Nội) đã tới đó. Nửa phần phía NamGiáo phận Phát Diệm màgiáo xứ Phát Diệm là địa điểm trung tâm thì tất cả hồi đó còn đang là miền đất tân bồi, cho nên việc xây cất đã phải tốn hao rất nhiều công của.

Năm 1950, Đức Cha Lê Hữu Từ đã viết thư luân lưu số 73 hỏi về lịch sử các xứ đạo. Tiếc rằng, nay chỉ còn lưu trữ được 10 tờ phúc trình đã trả lời thư luân lưu của Đức Cha Lê. Trong số đó, có rất ít văn thư đã trả lời chính xác.

1.      Xứ Cồn Thoi

Cồn Thoi là tên cũ của xứ Kim Tùng (Kim viết tắt Kim Sơn, Tùng nghĩa là cây tùng, chỉ Đức Cha Tòng). Sở dĩ gọi như thế là vì hồi xưa Đức Giám mục Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòngđã xuất tiền của Nhà chung Phát Diệm, để xây đắp con đê Cồn Thoi dài 15 cây số. Ngài xin Triều đình Huế và Phủ Toàn quyền hồi đó để được phép “đấu thầu” tất cả ruộng đất miền duyên hải. Đó là một thứ “đồn điền”. Nhà chungcó kinh nghiệm, đã đứng ra tìm việc cho dân chúng các nơi tuôn về, hầu có kế sinh nhai. Người ta kể rằng: đã có dân của hơn 70 làngtừ khắp nơi tuôn về sinh sống ở đó. Các ngày Chúa nhật hay ngày lễ trọng, đám dân này không thể một sớm một chiều trở về các làng mạc của họ để dự lễ. Vì thế, họ xin lập nhà xứ và nhà thờ tại chỗ. Lúc ấy, đã có tại chỗ 2.500 giáo hữu.

Đức ChaLê Hữu Từ, kế vị Đức Cha Tòng, đã lấy hai họ từ Tân Khẩn và Như Tân để cùng 6 họ khác thuộc xứ cũ Tân Khẩn, là Cồn Thoi (tức Phúc Từ), Tân Tùng, Kim Tùng, Tùng Phát, Hợp Thành và Tùng Thiện, đểlàm thành xứ Cồn Thoi.

Các cha quản nhiệm:

Cha Laurenzo Trần Đức Chu là quản lý đầu tiên các đồn điền Nhà chung, kiêm chính xứ Cồn Thoi, từ 15-02-1948 đến 07-7-1948. Ngài đã dựng một nhà thờ tạm cho giáo dân, dài 24 thước, rộng 8 thước, lợp bổi.

Hồi đó, có Cha Nguyễn Đức Trần về hưu và giúp Cha Chu chừng 6 tháng.

Sau đó Cha Giuse Trần Hữu Nghị về thay.

2.      Xứ Tùng Thiện

Cha Giuse Trần Hữu Nghị xin Đức ChaLê Hữu Từ chia Tùng Thiện đứng biệt lập khỏi Cồn Thoi và ngài đứng mở xứ mới Cồn Thoi. Cha Phạm Ngọc Lan về giúp, và đứng xây nhà thờ Tùng Thiện, dài 30 thước, rộng 10 thước.

Cha Laurenzo Trần Đức Chu thay thế Cha Phạm Ngọc Lan, chính xứ Tùng Thiện. Tùng Thiện được thành lập ngày 07-10-1950, gồm 3 họ: Tân Thành, Tùng Thiện và Tân Trưng. Giáo dân được 598 người.

3.      Xứ Hoài Lai

Xứ Hoài Lai cách con sông và có đồn binh ở gần, khiến giáo dân gặp ngăn trởkhi lui tới nhà thờ. Do đó, Cha Nguyễn Đình Chuvà Cha Vũ Đức Hiệp đã cổ động và giúp kiến thiết, nên Đức Cha Lê Hữu Từ bằng lòng cho lập thành xứ ngày 12 tháng 8 năm 1951. Số giáo dân lên tới 1450 người. Đức Cha đã bổ nhiệm Cha Võ Hoàng Thuần làm chính xứ đầu tiên.

4.      Xứ Bình Hoà

Cây Thánh Giá tạc trên mồ Cha già Mỹ táng ở Bình Hoà, có ghi năm 1931 là năm thành lập nhà xứ Bình Hoà. Cha già Mỹ qua đi, Đức Cha đã sai Cha già Trần Ngọc Khiết (nghĩa phụ của tác giả Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ) về chính xứ 7 tháng.

Các Cha Minh, Cha già Chiểu cũng về, mỗi vị quản xứ chừng mấy tháng. Sau cùng là Cha già Ngoạn đã ở hơn 10 năm, từ trước 1941 tới 1951.

Xứ Bình Hoà, con của Phúc Nhạc, thành lập đời Cha Mỹ (1927-1931). Ngài ở tới khi qua đời.                                                                                                

Các cha về coi sóc: Cha già Nhân chừng 1 năm, Cha Minh (nghĩa tử Cha già Mỹ) nhận xứ năm 1932, Cha già Chiểu chừng 1 năm, Cha già Ngoạn từ 1936-1951.

Cha Minh có công phục vụ bổn đạo mới. Năm 1943, Cha Ngoạnxây nhà phòng hiện còn tới ngày nay.

5.      Xứ Tam Châu

Cũng là con của Phúc Nhạc. Đời Cha già Tịch, còn là phiên của Phúc Nhạc (1934-1937).

- Cha già Phượng I, năm 1937-1938.

- Cha Cúc, nhà xứ không còn gì, Đức Cha Tòng phải rút phiên.                                                                                                                                                      

- Cha già Liêm chính xứ Phúc Nhạc đã trao công việc nhà thờ cho Cha Trình làm, với sự hi sinh của giáo dân

- Cha Hiếu.

- Sau khi đã thành xứ, Cha Liêm II về coi sóc, năm 1946-1949.

- Sau cùng, Cha Lê Quý Thanh về hơn hai năm. Từ tháng 8  năm 1951, trao lại cho Ban Truyền giáo.

6.      Xứ Gia Lạc

Xứ Gia Lạc, con của Hiếu Thuận (Chợ Bò). Hiếu Thuận là một xứ rất cổ. Nhưng Gia Lạc thì mới thành lập đởi Đức Cha Marcou Thành.

Mới thành lập, nhưng xứ Gia Lạc trở nên thời danh vì có Cha già Trưởng ở đó cầu khấn rất thiêng. Ngài có một đức tin sống động, đức tin thực tế. Ngàicầu nguyện với Chúanhư là nói truyện với Chúa, được Chúa nhận lời ngàicầu xin cho nhiều giáo dân. Ngài là tấm gương xán lạn, chân thành cho bất cứ ai “tham dự” một lần Cha già Trưởng cầu nguyện.

Tất cả nhà cửa do Cha già Uyển đã làm, nhưng không còn gì, vì làm bằng những vật liệu quá thô sơ. Thời gian Cha già Luật về ở (1919-1929), nhà xứ nghèo túng. Cha già Hoà (1929-1931) làm được nhà phòng. Cha già Lâm (1931-1937) sửa lại cung thánh. Cha già Thi (1937-1944) xây tháp chuông. Cha Lý làm nhà phòng cho các thầy giảng (1946-1948). Cha Ngơi (1949-1951) xây tường luỹ chung quanh nhà xứ, nhà thờ. Xứ Gia Lạc còn gọi là Đống Mối.

7.      Xứ Phúc Nhạc

(Theo “Bút ký” của cha nguyên Giám đốc Chủng viện Phúc Nhạc Nguyễn Duy Phượng).

Trong phần trên, chúng tôi đã trình bày về giáo xứ Phúc Nhạc theo những hiểu biết khoảng năm 1918. Sau đây, chúng tôi thêm một vài chi tiết khác. Trong “Bút ký” củaCha nguyên Giám đốc Chủng viện Phúc Nhạc (Cha Nguyễn Duy Phượng), bà Tổng Tiệp, 95 tuổi, kể lại chuyện đào ao hồ Phúc Nhạc vào đời Cha già Thịnh chính xứ, đã không thành tựu vì hình như có sự chống đối của người bên lương. Về sau, Cha già Thịnh, là chỗ thân tình với Cụ Lớn Khâm (tức là Cha Trần Lục), đã đánh đòn chính trị là phao tin Cha Trần Lục, chính xứ Phát Diệm sẽ lên thăm Phúc Nhạc.

Lập tức, uy danh Cụ Lớn Khâm đã thay đổi thế cục. Anh em bên lương không còn chống đối, mà lại kêu gọi nhau đến đào ao nhà thờ. Cha Trần Lục có về thăm thực sự, và đã ban bố thói quen “rước lệ”, nghĩa là mỗi năm một lần dân làng rước các cha xứ ra đình làng một lần, để hai bên thông cảm, và từ đó chấm dứt vấn đề nghi kỵ đối lập nhau. “Rước lệ” hình như đã bị bãi bỏ sau ngày đảo chính, nghĩa là sau ngày quân đội Quốc gia nhảy dù tại Phát Diệm (16-8-1949).  Nhưng về sau, bên giáo lại yêu cầu giữ thói quen cũ.

Cha già Thịnh làm chính xứ 17 năm, nhưng mọi sự đều do Cha Hưởng, đứng làm nhà thờ trước khi chia giáo phận.

Sau đó, Cha già Chấnlà vị thế chân Cha Trần Lục ở Phát Diệm (năm 1898)đã đổi lên Phúc Nhạc vào năm 1902, hoán chuyển Cha Hưởng xuống Phát Diệm. Cha già Chấn ở Phúc Nhạc chừng 2 năm, bán hết lúa của nhà xứ, lấy tiền xây hang đá, và sơn lại nhà thờ.

- Cha già Tuấn (ở Rào) về Phúc Nhạc chừng một năm (1904-1905).

- Cha già Tuệ ở Hiếu Thuận đổi về Phúc Nhạc (1905-1908). Ngài thay hoành tải, tức là thay đòn trong nhà thờ bây giờ bằng gỗ tốt.

- Cha già Minh, chịu chức linh mục năm 1905, về sau được bổ nhiệm chính xứ Phúc Nhạc. Ngài thời danh vì thẳng tay bắt hết các đám đánh bạc, cả địa hạt Trại Bắc, đi lương cũng bị. Sau ngài đổi về Như Sơn (1908-1913). Ngài đã làm nhà thương ở bờ hồ, sau còn thêm trại thiếu nhi. Năm đói kém 1945, nhà xứ tiếp đón gần 2000 trẻ con bị bỏ rơi.

- Thay thế Cha Minh, Cố Pháp đã về Phúc Nhạc mấy tháng.

- Lâu hơn các vị khác là Cha già Đắc, chính xứ từ 1928-1938. Đời ngài sự đạo trở lại sốt sắng. Ngài hay mở các tuần cấm phòng. Và Cha già Thược thường được mời giảng các tuần cấm phòng.

- Sau cùng là Cha già Liêm, từ 1935-1951, ngài cũng có công xây đắp và sửa sang lại nhiều.

8.      Xứ Yên Liêu

Yên Liêu là con của xứ Yên Vân. Khoảng năm 1924, Đức Cha Marcou Thành muốn sai Cha Thuận về lập xứ tại Phú Thuận, nhưng vì Phú Thuận có bệnh phong, nên Đức Cha Marcou Thành truyền cho phải lùi vào Yên Liêu. Về sau có Cha Huân, trước ở Phúc Nhạc, lên Yên Liêumở trường học nhà xứ.

Sau cùng là Cha già Nhân, phó xứ Văn Hải, lên làm chính xứ Yên Liêuvà Cha Nguyên, chịu chức 1940, phó xứ Dưỡng Điềm 2 năm. Khi Cha Nguyên đổi về Yên Liêu, ngài đã ra tay xây lại tất cả.

9.      Xứ Nam Biên

Nam Biên trước thuộc về Hiếu Thuận, là công nghiệp của Cha già Lại. Cha Lại chịu chức linh mục năm 1921. Đầu tiên,ngài về phó xứ chừng 2 năm; rồi từ 1923-1949, ngài được bổ nhiệm chính xứ. Có thể quả quyết rằng: Cha già Lại là linh mục đã xây đắp tất cả cơ đồ, nhà thờ, nhà xứ, trong quãng thời gian lâu hơn hai chục năm. Đức Cha Lê Hữu Từthấy ngài đảm đang được công việc nên đã để ngài ở lại đây lâu hơn.

Tới năm 1949, Đức Cha trao Nam Biên cho hai cha tới sau. Đó là Cha Bảo và Cha Linh. Năm 1950, Cha già Lâm được sai về. Xứ Nam Biên có 8 họ, họ nào cũng có nhà thờ, nhà phòng.

10.  Xứ Yên Vân (xem thêm trang 261)

Đầu tiên, Cha già Ninh về coi xứ hơn 40 năm. Sau này, khoảng năm 1913, Cha già Hiệu, nghĩa phụ Cha già Kim, về thay thế. Cha già Hiệu nổi tiếng về đời sống khó nghèo.

Các linh mục chính xứ Yên Vân kế tiếp là:

Cha già Phong, phó xứ Yên Vân, rồi lên chính xứ.

Cha già Hiền, phó xứ Phúc Nhạc, lên thay.

Cha già Khoa về coi sóc, khoảng 1920-1921.

Từ năm 1923, Cha già Liêm về, sửa lại nhà phòng xứ Yên Vân.

Năm 1935, Cha già Chiểu về xây nhà thờ xứ và nhà thờ họ Đông Thịnh.

Sau cùng, Cha già Đức về xây tháp chuông.

Con đẻ của Yên Vân còn có 2 cơ sở:

Yên Cống (sát Yên Cư Hạ) được mở đạo từ lâu (1920), vẫn được cố Dũng ở lại, làm cho Yên Cống tiếp tục sống động.Sau này có Cha già Hiếu về ở cho tới năm 1951.

Phương Maicũng vẫn sống động. Khi Cha già Liêm còn ở Yên Vân, ngài lo sắm ruộng đất, nhà thờ nhà xứ (nhỏ). Đến khiđổi về làm chính xứ Phúc Nhạc, ngài vẫn giữ các cơ sở đó.

11.  Xứ Phúc Hải

Phúc Hải bởi xứ Hiếu Thuận chia ra. Người ta kể: Cha chính An (về sau là Cha chính Giáo phận Thanh Hoá) chịu chức linh mục năm 1911, cùng lớp với Cha già Hội, phó xứ Hiếu Thuận trong hai năm (1911-1913). Có nghĩa là lấy mấy năm Cha già Hội ở Hiếu Thuận làm đích, để định ngày thành lập chính xứ đạo Phúc Hải (1911-1913). Đang là thời Đại Chiến thứ Nhất, Cha già Hội đi lập xứ Phúc Hải năm 1915.

Cha già Đắc sau khi chịu chức linh mục năm 1918 thì đi làm phó xứ Trì Chính chừng 4 năm, rồi về ở Phúc Hải đến năm 1927. Sau đó, Cha già Đắc thế chân cố Pháp về làm chính xứ Phúc Nhạc (1927-1935).

Cha già Đắc đi khỏi Phúc Hải thì Cha già Thược về thay thế(1927-1931). Sau này, Cha già Nhượng về thay Cha Kính I (qua đời tại Phúc Hải). Tiếp nối là Cha Hương về xây nhà thờ, rồi đổi đi Thiện Dưỡng. Cuối cùng, Cha Nha về coi sóc xứ Phúc Hải.

Chú thích:

(1)Câu truyện 23 tờ phúc trình của các xứ đạo Phát Diệm, theo lệnh của Đức Cha Marcou Thành năm 1918 và 10 tờ phúc trình của các xứ đạo Phát Diệm theo lệnh Đức Cha Anselmô Lê Hữu Từ năm 1950 được lưu trữ tại Tòa Giám mục Phát Diệm. Có cả một chuyến đi lịch sử hi hữu. Các tài liệu được cuốn tròn trong một ống luồng (tre khô), đậy kín, đêm ngày treo ở đầu giường cha bí thư Toà Giám mục, hòng khi hữu sự. Cha bí thư có nhiệm vụ bảo toàn bằng mọi cách. Năm 1954, “ống hồ sơ” đã vào Nam, nằm yên một chỗ cho tới trước ngày 30-4-1975.

Biến cố tháng 4 năm 1975, có nhiều bấp bênh nguy hiểm. Do đó, “ống hồ sơ” được gửi sang Toà Thánh La Mã, cùng với 24 “két” hồ sơ của Toà Khâm Sứ Toà Thánh tại Việt Nam trong 19 năm (1957-1975) và 3 “két” hồ sơ của Hội đồng Giám mục Việt Nam, bằng máy bay một tháng trước ngày biến cố.

Một năm sau, tháng 7 năm 1976, khi chủ nhân, tức tá giả, đặt chân đến Thủ đô La Mã, nước Ý, “ống hồ sơ” được trả lại và sử dụng trong việc biên soạn “Lịch Sử Giáo Phận Phát Diệm” hôm nay.

(2)Theo Lịch Giáo Phận Phát Diệm, năm 1932.

(3) Xem lại Chương I ở trên, nơi đã minh chứng Cha Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) đã tới Hảo Nho năm 1627, xây “nhà thờ thứ nhất” tại Đàng Ngoài. Hồi bấy giờ, Toà Thánh chưa đặt giáo phận nào (Giáo phận Đàng Ngoài mãi tới 1659 mới thành lập). Sự kiện chưa có giám mục thành lập xứ đạo không trái giáo luật, vì giám mục vẫn có quyền công nhận sự kiện đã có trước.

(4) Minh chứng Thư Luân Lưu Đức Cha Marcou Thành đã đặt 20 câu hỏi.

(5) Tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử, số 3 (262), năm 1992.

(6)Ông đồ Nguyễn Văn Tốt: “Văn Hải xã dân ca”.

(7) Tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử, số 3 (262), năm 1992, trang 40: Phạm Quang Trừ, có tên là Phạm Vân Sơn, con rể cụ Nguyễn Công Trứ, người khai nguyên huyện Tiền Hải (Thái Bình) và Kim Sơn (Ninh Bình).

(8) Tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử, số 3 (262), năm 1992, trang 41. (9) Viết theo “Bút ký” (1952) của Linh mục Nguyễn Hữu Chí, nguyên chính xứ Văn Hải, gửi Toà Giám mục Phát Diệm, đời Đức Cha Lê Hữu Từ.

(10) Bút ký Linh mục Hùng Sỹ, “Trăm năm Phát Diệm”, trang 80-91.

(11) Xem Chương Nhất: Những Con Đường Thiên Định.

TGM Phát Diệm

(Có nhuận sắc)

CÁC TIN KHÁC
Lễ đêm Giáng Sinh tại Phát Diệm: Đêm Giáng Sinh là đêm đầy ánh sáng
Lễ đêm Giáng Sinh tại Phát Diệm: Đêm Giáng Sinh là đêm đầy ánh sáng
Lễ đêm Giáng Sinh tại Phát Diệm: Đêm Giáng Sinh là đêm đầy ánh sáng
Chi tiết >>
Chùm ảnh đêm hợp xướng thánh ca mừng Chúa Giáng Sinh tại Phát Diệm 2024
Chùm ảnh đêm hợp xướng thánh ca mừng Chúa Giáng Sinh tại Phát Diệm 2024
Chùm ảnh đêm hợp xướng thánh ca mừng Chúa Giáng Sinh tại Phát Diệm 2024
Chi tiết >>
Bầu khí chuẩn bị Giáng Sinh tại Phát Diệm 2024
Bầu khí chuẩn bị Giáng Sinh tại Phát Diệm 2024
Bầu khí chuẩn bị Giáng Sinh tại Phát Diệm 2024
Chi tiết >>
Thánh lễ ban bí tích thêm sức tại giáo xứ Bình Sa
Thánh lễ ban bí tích thêm sức tại giáo xứ Bình Sa
Sáng ngày 27/10, cộng đoàn giáo xứ Bình Sa tràn ngập niềm vui khi được đón Đức cha Phêrô Kiều Công Tùng về thăm mục vụ và dâng Thánh lễ ban bí tích thêm sức cho các em thiếu nhi trong giáo xứ.
Chi tiết >>
Hình ảnh Thánh lễ thêm sức tại giáo xứ Tri Điền
Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, Chúa Nhật ngày 6/10 vừa qua, cộng đoàn giáo xứ Tri Điền vui mừng chào đón Đức cha Phêrô –chủ chăn giáo phận về ban bí tích thêm sức cho các em thiếu nhi trong giáo xứ.
Chi tiết >>
Lễ Đức Mẹ Mân Côi - Bổn mạng giáo xứ chính tòa Phát Diệm
Lễ Đức Mẹ Mân Côi - Bổn mạng giáo xứ chính tòa Phát Diệm
Lễ Đức Mẹ Mân Côi - Bổn mạng giáo xứ chính tòa Phát Diệm
Chi tiết >>
Thánh lễ ban bí tích Thêm Sức giáo xứ Phát Vinh
Thánh lễ ban bí tích Thêm Sức giáo xứ Phát Vinh
Thánh lễ ban bí tích Thêm Sức giáo xứ Phát Vinh
Chi tiết >>
Giáo xứ Chính tòa Phát Diệm: hồng ân 61 em lãnh nhận bí tích Thêm sức
Giáo xứ Chính tòa Phát Diệm: hồng ân 61 em lãnh nhận bí tích Thêm sức
Giáo xứ Chính tòa Phát Diệm: hồng ân 61 em lãnh nhận bí tích Thêm sức
Chi tiết >>
Tòa Giám mục Phát Diệm
75 Phát Diệm Đông – Kim Sơn – Ninh Bình
ĐT: (+84) 229 3862 058 – Fax: (+84) 229 3862 724
Email: tgmpdiem@gmail.com
Ban Truyền thông Phát Diệm
Email: bttphatdiem@gmail.com
Kết nối với chúng tôi
Copyright © 2011-2024 Ban Truyền thông Phát Diệm